Quy chế bệnh viện hôm nay

Quy chế công tác khoa nhi

Các thành viên của khoa đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội; khỉ mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp dù nhẹ cũng phải tự giác không tiếp xúc với bệnh nhi.

Quy định chung

Thực hiện quy chế công tác khoa nội.

Một số công tác đặc thù của khoa nhi:

Khoa nhi là khoa lâm sàng điều trị các bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi.

Khoa được bố trí theo đơn nguyên, thiết kế riêng phù hợp với sinh lí bệnh và tâm sinh lí của từng lứa tuổi.

Có chế độ ăn thích hợp với bệnh lí và lứa tuổi của trẻ em.

Quy định cụ thể

Tại buồng khám bệnh chuyên khoa nhi của khoa khám bệnh

Các thành viên của buồng khám bệnh chuyên khoa nhi phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh.

Một số công tác đặc thù khi khám bệnh chuyên khoa nhi:

Trưởng khoa có trách nhiệm:

Bảo đảm các điều kiện, phương tiện phục vụ khám bệnh: Dụng cụ khám bệnh phù hợp với lứa tuổi bệnh nhi; có tranh ảnh, đồ chơi cho trẻ em ngồi chờ.

Có đầy đủ dụng cụ vệ sinh sẵn sàng phục vụ bệnh nhi tại chỗ.

Có cơ sở thoáng mát, đủ điện, nước, môi trường sạch sẽ không có mùi hô khai.

Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:

Khi khám bệnh phải dựa vào cha mẹ, người nuôi dưỡng bệnh nhi, khai thác kĩ tiền sử bệnh.

Sử dụng các dụng cụ khám phù hợp với lứa tuổi bệnh nhi.

Kết hợp khám các chuyên khoa có liên quan và các phương tiện xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng.

Tại khoa điều trị

Các thành viên của khoa đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội; khỉ mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp dù nhẹ cũng phải tự giác không tiếp xúc với bệnh nhi.

Một số công tác đặc thù của khoa nhi:

Trưởng khoa nhi có trách nhiệm:

Sắp xếp bệnh nhi vào từng buồng bệnh theo loại bệnh, nếu có điều kiện theo nhóm tuổi; trẻ sinh, trẻ dưới 3 tuổi và trẻ trên 3 tuổi.

Bố trí buồng cách li cho trẻ mắc bệnh truyền nhiễm.

Buồng cấp cứu riêng, dụng cụ cấp cứu phù hợp với lứa tuổi.

Có phác đồ cấp cứu và bảng chỉ số tổng hợp theo dõi chỉ số sinh tồn, các diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng cụ thể từng bệnh.

Bố trí nơi pha sữa, nước dinh dưỡng cho bệnh nhi.

Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

Theo dõi sát sao các diễn biến lâm sàng, ghi đầy đủ các triệu chứng điển hình.

Xử lí kịp thời các diễn biến nặng như: Sốt cao, co giật, mất nước, rối loạn điện giải, ngạt thở tím tái.

Tiến hành thủ thuật tại buồng riêng, tránh gây cho trẻ sợ hãi.

Bảo đảm buồng điều trị có đồ chơi, tranh ảnh cho bệnh nhi.

Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:

Thực hiện đúng y lệnh.

Cho bệnh nhi ăn theo chế độ bệnh lí và lứa tuổi.

Giành thời gian hàng ngày tuyên truyền giáo dục các bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, cách chăm sóc bảo vệ sức khoẻ trẻ em và đề phòng bệnh tật.

Hộ lí có trách nhiệm:

Lau chùi buồng bệnh hàng ngày, bảo đảm sạch sẽ, hàng tuần phải được khử khuẩn.

Chuẩn bị, đầy đủ dụng cụ vệ sinh: Bô, khăn thấm; bảo đảm môi trường sạch sẽ không có mùi hôi khai.

Chuẩn bị đầy đủ nước sinh hoạt, nước nóng cho bệnh nhi.

Giải thích nhắc nhở người nhà ở lại chăm sóc bệnh nhi phải mặc quần áo của bệnh viện và thực hiện đúng nội quy của khoa.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-khoa-nhi/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY