Quy chế bệnh viện hôm nay

Quy chế công tác khoa phụ sản

Theo dõi sát sản phụ, ghi đầy đủ các diễn biến vào hồ sơ bệnh án, khi có dấu hiệu cấp cứu về sản phụ và thai nhi phải xử lí kịp thời.

Quy định chung

Khoa phụ - sản là khoa 1âm sàng có nhiệm vụ đỡ đẻ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ sơ sinh và khám bệnh chữa bệnh phụ khoa.

Khoa được bố trí liên hoàn, hợp lí để bảo đảm công tác chuyên môn.

Trang thiết bị y tế phải đồng bộ, đúng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện.

Chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên khoa và tham gia tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, dân số kế hoạch hoá gia đình.

Quy định cụ thể

Tại buồng khám bệnh chuyên khoa phụ sản của khoa khám bệnh

Các thành viên trong buồng khám bệnh đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh, quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Một số công tác đặc thù khi khám chuyên khoa phụ sản:

Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm: bố trí các buồng khám theo hạng bệnh viện:

Buồng khám thai.

Buồng khám phụ khoa.

Buồng thủ thuật.

Nơi cọ rửa và cất dụng cụ vệ sinh.

Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:

Khám thai phải khai thác kĩ quá trình thai nghén, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng và làm hồ sơ bệnh án sản khoa.

Khám bệnh phụ khoa phải khai thác kĩ tiền sử bệnh kết hợp với các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng và làm hồ sơ bệnh án phụ khoa.

Căn cứ vào kết quả khám bệnh cho người bệnh được điều trị nội trú hoặc ngoại trú theo quy định.

Nữ hộ sinh thực hiện:

Khám thai, phát hiện thai bất thường phải mời ngay bác sĩ sản khoa đến khám lại và giải quyết kịp thời.

Tại khoa điều trị và buồng thủ thuật

Các thành viên trong khoa điều trị và buồng thủ thuật đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Phẫu thuật viên phụ- sản phải bảo đám tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuât-gây mê hồi sức.

Một số công tác đặc thù của khoa điều trị phụ sản:

Trưởng khoa phụ -sản có trách nhiệm:

Bố trí khoa gồm 2 bộ phận:

Bộ phận sản khoa: Buồng chờ đẻ, buồng đẻ thường, buồng đẻ khó, buồng đẻ nhiễm khuẩn, buồng làm Thu*c, buồng sản phụ, buồng trẻ sơ sinh bệnh lí, nơi tắm trẻ sơ sinh, nơi pha sữa.

 Bộ phận phụ khoa: Buồng khám bệnh, buồng thủ thuật.

Bảo đảm sản phụ được vệ sinh cá nhân, mặc áo, váy của bệnh viện.

Bảo đảm có đủ nước sạch và nước nóng cho sản phụ tắm rửa.

Bác sĩ sản phụ có trách nhiệm:

Theo dõi sát sản phụ, ghi đầy đủ các diễn biến vào hồ sơ bệnh án, khi có dấu hiệu cấp cứu về sản phụ và thai nhi phải xử lí kịp thời.

Thực hiện đỡ đẻ khó, khi cần phải can thiệp phẫu thuật thực hiên quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hơi sức.

Phẫu thuật viên có trách nhiệm:

Thực hiên phẫu thuật, thủ thuật theo sự phân công của trưởng khoa.

Tạo mọi điều kiện thuận tiện, thoải mái cho người phụ nữ được thực hiện các kĩ thuật khám chữa bệnh chuyên khoa.

Nữ hộ sinh thực hiện:

Thực hiện đỡ đẻ thường.

Đánh số sản phụ và trẻ sơ sinh, ghi phiếu theo dõi, tránh nhầm lẫn.

Sau khi đỡ đẻ phải kiểm tra ngay trẻ sơ sinh: Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ sản khoa để xử lí kịp thời và chuyển đến buồng nuôi dưỡng riêng.

Tuyên truyền, hướng dẫn về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ-trẻ sơ sinh và kế hoạch hoá gia đình.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-khoa-phu-san/)

Tin cùng nội dung

  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Từ tháng 2/2014, Viện Huyết học và truyền máu (HHTM) TƯ và BV Phụ sản Hà Nội chính thức khởi động chương trình hợp tác “làm giàu” ngân hàng TBG cuống rốn.
  • Mangyte có thể cung cấp bảng giá điều trị hiếm muộn chi tiết của BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn? Càng chi tiết càng tốt ạ. Chân thành cảm ơn! (Phan Thị Linh - Long An)
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY