Quy chế bệnh viện hôm nay

Quy chế công tác khoa tâm thần

Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh

Quy định chung

Thực hiện quy chế công tác khoa nội.

Một số công tác đặc thù của khoa tâm thần:

Khám bệnh, chữa bệnh và tạo điều kiện cho người bệnh tâm thần tái thích ứng xã hội.

Chỉ đạo quản lý người bệnh tâm thần trong khu vực dân cư.

Thực hiện giám định sức khoẻ và giám định pháp y tâm thần.

Khoa điều trị ở khu vực riêng biệt có nhiều buồng nhỏ, bảo đảm yên tình, cảnh quan sạch đẹp.

Quy định cụ thể

Tổ chức buồng bệnh đặc thù

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khoa hoạt động và bố trí các buồng đặc thù:

Buồng trách nghiệm tâm lí.

Buồng điều trị tâm lí.

Buồng phục hồi chức năng.

Buồng chữa bệnh bảng lao động.

Buồng người bệnh chờ giám định pháp y.

Buồng thực hiện các kĩ thuật đặc biệt.

Tại buồng khám bệnh chuyên khoa tâm thần của khoa khám bệnh

Các thành viên của buồng khám bệnh tâm thần phải đặc biệt chú ý thực hiện đầy đủ quy chế công tác khoa khám bệnh.

Một số công tác đặc thù khi khám chuyên khoa tâm thần:

Bác sĩ chuyên khoa khám bệnh có trách nhiệm:

Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định chuyên khoa, mỗi lần khám lại phải ghi kết quả điều trị, nhận xét của bác sĩ, những ý kiến của người bệnh hoặc gia đình người bệnh.

Hướng dẫn gia đình người bệnh hoặc y tế cơ sở: Lĩnh, bảo quản và hàng ngày cho người bệnh uống Thu*c đối với Thu*c độc bảng A - B, Thu*c gây nghiện theo chỉ định.

Tại khoa điều trị

Các thành viên trong khoa phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội.

Một số công tác đặc thù của khoa tâm thần:

Trưởng khi tâm thần có trách nhiệm:

Tổ chức khoa điều trị gồm các buồng nhỏ cho người bệnh theo bệnh lí và có buồng sinh hoạt giải trí cho người bệnh đã qua giai đoạn cấp tính.

Phải quản lí, theo dõi chặt chẽ và cách li với môi trường bên ngoài đối với những người bệnh chờ giám định pháp y tâm thần.

Bảo đảm điều kiện làm việc của buồng điều trị:

Giường thấp và có thiết bị giữ người bệnh khỏi ngã

 Ánhh sáng vừa phải, màu sắc êm dịu.

Cửa ra vào, cửa sổ chắc chắn, nhẹ nhàng không gây cho người bệnh cảm giác bị giam giữ.

Buồng điều trị "sốc" điện phải xa các buồng người bệnh, bảo đảm kín, ấm.

Buồng điều trị giấc ngủ bảo đảm ánh sáng vừa phải, nền sàn, bàn ghế, đồ dùng phải bảo đảm yêu cầu giảm tiếng động.

Buồng chữa bệnh bằng tâm lí bảo đảm yên lĩnh, trang trí màu sác êm dịu, có bàn ghế ngồi thoải mái.

Buồng thực hiện các kĩ thuật đặc biệt phải kín đáo, có đủ phương tiện cấp cứu.

Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh, công an và các cơ quan có trách nhiệm.

Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

Thăm khám, kiểm tra người bệnh cấp tính ít nhất hai lần trong một ngày.

Tổ chức duyệt toàn bộ hồ sơ bệnh án hàng tuần để thống nhất chẩn đoán và rút kinh nghiệm điều trị.

Theo dõi sát những diễn biến lâm sàng kết hợp các xét nghiệm cơ bản và chuyên sâu.

Giám định sức khoẻ tâm thần, giám định pháp y tâm thần phải thận trọng, khách quan, chính xác và bảo đảm tính pháp lí.

Theo dõi chăm sóc đặc biệt đối với người bệnh trầm cảm có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Điều trị bắt buộc đối với những đối tượng quy định.

Chỉ định các kĩ thuật đặc biệt phải bảo đảm an toàn phải giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh hiểu và kí vào giấy cam đoan.

Báo cáo ngay với trưởng khoa xin ý kiến giải quyết khi người bệnh có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc liên quan đến pháp y.

Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:

Chăm sóc người bệnh theo quy chế công tác khoa thần kinh.

Tổ chức sinh hoạt văn hoá xã hội cho người bệnh tạo điều kiện để người bệnh dễ dàng tái thích ứng hội nhập xã hội.

Các thành viên trong khoa phải đề cao y đức, tận tuỵ và kiên trì giúp đỡ người bệnh mau lành, tái thích ứng xã hội.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-khoa-tam-than/)

Tin cùng nội dung

  • Nhóm các nhà khoa học ở Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu nhận dạng dấu hiệu để phát hiện tâm thần ở trẻ em.
  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11-15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
  • Những nghiên cứu mới của y học đã làm sáng tỏ các vấn đề giúp bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể khỏi bệnh.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY