Tâm lý học và lâm sàng hôm nay

Rối loạn cảm xúc theo mùa: dấu hiệu tâm lý bất thường và biểu hiện lâm sàng

Chỉ có số ít những người có các triệu chứng trầm trọng, kéo dài qua cả mùa đông mới được chẩn đoán là SAD

Mãi đến giữa những năm 1980, rối loạn cảm xúc theo mùa ( SAD - seasonal affective disorder) mới được nhìn nhận là một rối loạn riêng biệt. (Rosenthal và cs. 1984). DSM-IV-TR (APA 2000) đã mô tả rối loạn này với những đặc điểm sau:

Mối quan hệ thời gian có tính quy luật giữa sự khởi phát một pha trầm cảm và một khoảng thời gian cụ thể trong năm.

Bệnh hoàn toàn thuyên giảm trong những khoảng thời gian nhất định của năm.

Trong 2 năm trước đó phải có 2 pha trầm cảm chủ yếu (đảm bảo những tiêu chí nói trên) diễn ra.

Số lượng các pha trầm cảm theo mùa nhiều hơn số lượng các pha trầm cảm không theo mùa.

Các đặc điểm của SAD có vẻ hoàn toàn khác với trầm cảm chủ yếu và bao gồm tăng cảm giác ngon miệng thèm ăn các chất bột, tăng cân, ngủ nhiều, cũng như các triệu chứng trầm cảm khác. Đặc thù của các cơn mùa đông là bắt đầu vào tháng 11 và diễn ra trong khoảng 5 tháng. Những người bị SAD sẽ thuận lợi hơn nếu họ sống ở những vùng thấp với mùa đông ngắn hơn. Những triệu chứng của họ sẽ xấu hơn nếu họ dời đi theo hướng ngược lại (Rosenthal và cs. 1984).

Chỉ có số ít những người có các triệu chứng trầm trọng, kéo dài qua cả mùa đông mới được chẩn đoán là SAD. Còn những người mà sự thay đổi về hoạt động và trọng lượng theo mùa ít không lớn thì vẫn trong cộng đồng. Terman (1988) đã nhận định rằng vào những tháng mùa đông, 50% dân số nói chung giảm năng lượng, 47% tăng cân, trong khi 31% giảm các hoạt động xã hội; 25% trong số những thay đổi đó kéo theo những vấn đề cá nhân. Wick và cs. (1992) cho thấy 3% trong nhóm nghiên cứu thuần tập người Đức bộc lộ hoặc là rối loạn cảm xúc theo mùa, hoặc là dạng ‘cận hội chứng’ SAD 2 lần trong 2 năm liền nhau. Tỉ lệ SAD ở Scotland vào khoảng 3,5% (Eagles và cs. 1999).

Nguyên nhân của rối loạn cảm xúc theo mùa

Những giải thích về SAD hầu như chỉ có tính chất sinh học.

Yếu tố di truyền

Mặc dù gần đây người ta rất quan tâm đến SAD, song vẫn có rất ít nghiên cứu khảo sát vai trò của yếu tố di truyền trong nguyên nhân của SAD. Tuy nhiên, Madden và cs. (1996) đã nghiên cứu sự trùng hợp đối với SAD trên một mẫu lớn những cặp sinh đôi cùng trứng và khác trứng. Họ cũng tiến hành đo lường một số lượng lớn những biến số môi trường và xác định sự quan trọng tương đối của di truyền và các biến số môi trường. Nhóm nghiên cứu này kết luận rằng khoảng 29% khác biệt trong nguy cơ bị SAD có thể quy cho yếu tố di truyền.

Giả thuyết về melatonin

Melatonin có liên quan đến SAD. Đó là một loại hoc mon được giải phóng vào buổi tối, từ tuyến tùng (pineal gland) nằm ở dưới vỏ não, sau đó xuất hiện ở não giữa và phần dưới đồi. Nó kiểm soát giấc ngủ và việc ăn uống. ở động vật có vú sống hoang dã, sự giải phóng melatonin ban đêm dài hơn sẽ làm giảm hoạt động của chúng, làm chúng chậm chạp và chuẩn bị cho chúng quá trình nghỉ đông hoặc trú đông. Theo thuyết trầm cảm liên quan đến melatonin, nó cũng có hiệu ứng tương tự ở con người, mặc dù đa số chúng ta có khả năng vượt qua tác động của nó và giải quyết những vấn đề của mình. Song, một số cá nhân tỏ ra đặc biệt nhạy cảm với sự tăng melatonin vào những tháng mùa đông và thể hiện chậm chạp rõ rệt, điều thể hiện khá rõ nét trong các triệu chứng của SAD (Blehar & Rosenthal, 1989). Trong những trường hợp ngược lại của SAD, một số cá nhân dường như bị sự giảm melatonin ảnh hưởng đến vào mùa hè và trải qua những giai đoạn khí sắc hưng phấn và vui vẻ. Chứng cứ về vai trò của melatonin phần nào đó còn gây nhiều mâu thuẫn. Trong khi một số nghiên cứu đã tìm ra được mối liên quan giữa lượng melatonin và sự khởi phát cũng như mức độ nghiêm trọng của SAD, dù không phải luôn luôn là thế, song vai trò của nó trong nguyên nhân gây ra SAD vẫn chưa được hiểu hoàn toàn.

Giả thuyết về hoạt động hàng ngày

Để thêm vào giả thuyết về melatonin, Lewy và cs. (1998) đã đưa ra giả thuyết rằng ngoài việc lượng melatonin đóng vai trò quyết định đối với khí sắc, thì thời điểm mà nó giảm sút đi mới là quan trọng đối với sự khởi phát và duy trì SAD. Trong giả thuyết về sinh hoạt thường ngày của họ, họ cho rằng trầm cảm bình thường có thể do tình trạng thiếu ngủ được gây ra bởi sự phá vỡ vòng tuần hoàn ngủ-thức hàng ngày. Đối với SAD, theo nhóm nghiên cứu này, những thay đổi về thời gian của lúc bình minh và hoàng hôn trong quá trình chuyển từ mùa đông hè sang mùa đông đã làm thay đổi thời gian mà melatonin được giải phóng, dẫn tới sự thay đổi nhịp điệu giấc ngủ hàng ngày, kéo nó ra khỏi sự liên kết với các nhịp điệu sinh học khác. Mục đích của liệu pháp là phải thiết lập lại các pha của vòng tuần hoàn ngủ-thức như trong mùa hè. Theo Lewy, có thể làm được điều này bằng cách phơi mình trong ánh sáng vào buổi sớm, điều này giúp cá nhân duy trì được tuần hoàn thức-ngủ của mùa hè và duy trì được lượng melatonin cho đến cuối ngày. Điều này, cùng với việc ngủ sớm hơn vào buổi tối, tỏ ra là một phương pháp điều trị SAD có hiệu quả. Công việc của chính nhóm nghiên cứu này đã ủng hộ giả thuyết của họ, khi họ tìm ra rằng liệu pháp ánh sáng vào buổi sớm có hiệu quả cao hơn nếu chúng ta làm được điều đó vào buổi tối: tác dụng có thể giữ được miễn là cá nhân duy trì thời gian ngủ và thức của họ như trong mùa hè (Lewy và cs. 1998).

Giả thuyết về serotonin

Giả thuyết cuối cùng được đưa ra là ít nhất cũng có một vài cơ chế tiềm ẩn trong SAD không phải là đặc biệt đối với hội chứng này, và có lẽ chính chúng lại là một dạng khác của trầm cảm mà thôi. Có rất nhiều yếu tố để có thể coi serotonin là nguyên nhân của SAD. Serotonin liên quan đến sự kiểm soát chế độ ăn uống và giấc ngủ, và nó là tiền chất của melatonin. Lượng serotonin thay đổi theo mùa, và việc làm giảm lượng serotonin bằng cách loại bỏ một tiền chất đối với serotonin, chất trytophan, trong chế độ ăn, dẫn đến các triệu chứng trầm cảm trong suốt mùa hè ở những người có biểu hiện điển hình SAD trong mùa đông (Neumeister và cs. 1997). Một chứng cứ rõ ràng hơn về vai trò của serotonin được thấy từ điều trị thử nghiệm bằng SSRIs. Cả sertraline và fluoxetine đều đã tỏ ra có tác dụng ở mức độ vừa phải trong điều trị SAD. Tuy nhiên, nhìn chung những phương pháp này không hiệu quả bằng liệu pháp ánh sáng (Partonen và Lonnqvist 1998), cho thấy rằng dù cho lượng serotonin có thể là một nguyên nhân ngầm ẩn của SAD, nó cũng không hoàn toàn thuyết phục.

Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa

Phương pháp điều trị SAD đã được thừa nhận là điều trị bằng ánh sáng trắng (“bright light” treatment), phương pháp khắc phục sự giảm lượng melatonin. Đặc trưng của phương pháp này là cá nhân phơi mình trong ánh sáng nhân tạo mạnh, dao động từ 2.500 luxơ trong 2 giờ đến 10.000 luxơ trong nửa giờ mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuần. Để tiện so sánh, cần biết rằng thông thường, ánh sáng trong nhà chỉ ở mức 100 luxơ hoặc ít hơn. ánh sáng ở ngoài có thể từ 2000 luxơ hoặc ít hơn trong ngày mưa mùa đông và 10.000 luxơ dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Những can thiệp này tỏ ra có hiệu quả. Trong siêu phân tích những nghiên cứu có liên quan, Terman và cs. (1989), đã báo cáo về một sự cải thiện đáng kể trong 67% người bị SAD nhẹ và 40% người rối loạn vừa và nặng, được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng: kết quả còn tốt rõ rệt hơn so với những người trị liệu bằng placebo. Gần đây hơn, Sumaya và cs. (2001) đ đã tiến hành một thử nghiệm: các bệnh nhân trầm cảm được đặt vào 3 hoàn cảnh một cách ngẫu nhiên: nhóm thứ nhất được điều trị bằng một “liều” ánh sáng 10.000 luxơ 30 phút mỗi ngày trong 1 tuần; nhóm thứ hai nhận một lượng ánh sáng 300 luxơ không có tác dụng trị liệu (ánh sáng ở đây chỉ là một loại placebo) trong cùng khoảng thời gian đó và nhóm thứ 3 không được trị liệu. Sau thực nghiệm, 50% trong số những người nhận được trị liệu tích cực không lặp lại những triệu chứng trầm cảm nữa. Mức độ trầm cảm không thay đổi đối với 2 nhóm còn lại. Tuy nhiên, có thể phải cân nhắc đến đáp ứng placebo đối với liệu pháp ánh sáng, đôi khi nó tương đương với liệu pháp điều trị tích cực. Wileman và đồng nghiệp năm 2001 đã chia ngẫu nhiên bệnh nhân SAD vào các điều kiện trị liệu tích cực (4 tuần với ánh sáng 10.000 luxơ) và điều trị placebo (4 tuần với ánh sáng 300 luxơ).

Ngay sau điều trị, 30% những người được điều trị tích cực và 33% những người trong nhóm được dùng placebo không còn trầm cảm nữa; 63% trong nhóm thứ nhất và 57% thuộc nhóm còn lại có biểu hiện cải thiện rõ rệt. Tuy thế, liệu pháp ánh sáng vẫn được coi là liệu pháp hàng đầu trong điều trị SAD.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/tamlyyhoc/roi-loan-cam-xuc-theo-mua-hanh-vi-di-thuong/)

Tin cùng nội dung

  • Ho ban đêm do rất nhiều nguyên nhân: do các bệnh về đường hô hấp, bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, cũng có khi là do nhiễm giun còn gọi hội chứng ho ngang.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY