Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Rối loạn kinh nguyệt năm 18 tuổi, phải đi xin trứng để làm IVF: Căn bệnh chị em đừng thờ ơ

(Tổ Quốc) - Bị rối loạn kinh nguyệt từ năm 18 tuổi, kết hôn ở tuổi 25 nhưng mãi tới năm 30 tuổi chị Tình mới có đứa con đầu lòng nhờ đi xin trứng để làm thụ tinh ống nghiệm.

Rối loạn kinh nguyệt khi mới bước sang tuổi 18

Chị Trương Thị Tình (sinh năm 1990, ở Tam Điệp, Ninh Bình), chia sẻ 2 năm trước, sau 5 năm kết hôn, cảm xúc về đầu tiên khi đi xét nghiệm beta (xét nghiệm để biết phụ nữ có mang thai hay không) của chị rất khó tả và xúc động. 9 tháng sau đó, lần đầu tiên được bế con trên tay cũng là cảm giác chị không bao giờ có thể quên được.

Để có được ‘trái ngọt’ như vậy, chị Tình đã trải qua những năm tháng vô cùng khổ cực, có những lúc dường như muốn bỏ cuộc vì không thể vực dậy tinh thần cho chính mình.

Chị kể vốn dĩ chị là người có kinh nguyệt hoàn toàn bình thường. 18 tuổi chị bắt đầu đi làm công nhân. 6 tháng sau đó, chị đột ngột bị sụt cân không rõ nguyên nhân. từ một cô gái 44kg, chị giảm xuống còn 37,5kg.

Rồi từ đó, chị bị rối loạn nội tiết, kinh nguyệt thưa dần, cứ 2 tháng, 3 tháng, thậm chí 6 tháng, chị mới có kinh 1 lần. chị thường xuyên phải đi khám và uống thu*c mới ra kinh. kinh nguyệt của chị phụ thuộc hoàn toàn vào thu*c, không có thu*c thì không có kinh.

Ròng rã suốt 2 năm, từ năm 21 tuổi đến năm 23 tuổi, cứ hết 1 đợt Thu*c khoảng 3 tháng tôi lại đi khám và lấy Thu*c 1 lần. Nhưng bệnh không cải thiện. Bẵng đi một thời gian, tôi không uống Thu*c nữa.

quan niệm 'có bệnh thì vái tứ phương', cứ ai mách gì tôi đều uống với hy vọng sẽ khỏi bệnh. nhưng uống thu*c các kiểu tình trạng vẫn cứ vậy. cũng chỉ uống thu*c mới ra kinh, dừng thì không có. kinh nguyệt màu rất xấu, chị tình chia sẻ.

Hành trình 'tìm' con gian nan

Năm 25 tuổi, chị Tình kết hôn. 2 vợ chồng lại đi khám rất nhiều bệnh viện lớn chuyên về hiếm muộn tại Hà Nội. Bác sĩ kết luận chị bị đa nang buồng trứng, Amh chỉ 0,6 (chỉ số giúp đánh giá sức khỏe sinh sản của phụ nữ), kích trứng 3 lần cao nhất chỉ được 13mm, không đủ điều kiện làm thụ tinh ống nghiệm.

chi phí cho những lần đi khám vô cùng tốn kém, mà không được gì khiến tôi rất buồn và suy sụp. sau khi khám, tôi được bác sĩ chỉ định xin trứng làm ivf (thụ tinh ống nghiệm). nhưng vì không chấp nhận sự thật đó, vợ chồng tôi lại đi khám những viện khác, nhưng viện nào cũng chỉ 1 kết luận ‘xin trứng làm ivf’, chị tình tâm sự.

Cuối cùng, chị Tình cũng phải tin vào hiện thực, quyết định làm IVF. Trong vòng 1,5 năm, chị chuyển phôi 3 lần và 2 lần đầu tiên không thành công.

Thời gian đó, tôi rất mệt mỏi, nhất là khi đã xin được trứng để làm IVF rồi nhưng chuyển phôi lại không thành công. Thực sự lúc đó tôi không còn hy vọng và muốn bỏ cuộc, chị Tình rùng mình nghĩ lại khoảng thời gian đó.

Mong muốn có con và ước nguyện làm mẹ thúc giục, chị Tình quyết định chuyển phôi lần thứ 3 vào ngày 11/4/2019.

May mắn đã mỉm cười, trong ca chuyển phôi hôm đó có 6 người thì 2 người đậu thai, trong đó có tôi. Cảm xúc như vỡ òa vì cuối cùng, sau bao nỗ lực, tôi đã hoàn thành được tâm nguyện, chị Tình xúc động chia sẻ.

Sau 5 năm tìm con, chị Tình đã có một bé gái xinh xắn, đáng yêu.

Hiện bé gái nhà chị đã hơn 2 tuổi, thông minh và rất đáng yêu. Tháng 8 năm nay, chị Tình sẽ chuyển phôi lần tiếp theo. Khoảng thời gian trước đó, chị đã tìm hiểu về sức khoẻ, về dinh dưỡng, về lối sống lành mạnh như ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ngủ trước 23h, vận động tập thể thao.

Để giúp cơ thể khỏe mạnh, chị Tình đã thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện thể dục thể thao, ngủ nghỉ đúng giờ. Chị cũng ý thức việc giữ cân nặng ở mức độ vừa phải.

Sau từng ấy năm, tôi may mắn có chồng bên cạnh, luôn yêu thương và động viên mình, dù nhiều lần tôi bảo chồng ly hôn đi để tìm hạnh phúc mới, nhưng anh vẫn bên cạnh. Ngoài ra, bố mẹ 2 bên cũng luôn động viên và chăm sóc cho tôi rất tốt. Qua bao nhiêu khó khăn, cuối cùng ước mơ được làm mẹ của tôi đã thành sự thật. Chỉ cần đừng từ bỏ, ắt bạn sẽ thành công!, chị Tình xúc động nói.

Buồng trứng đa nang là hội chứng biểu hiện ở sự mất cân bằng hormone trong cơ thể nữ giới. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của vô sinh ở nữ.

Một số triệu chứng của buồng trứng đa nang bao gồm:

- rối loạn kinh nguyệt, bao gồm mất kinh trong khoảng thời gian dài, lượng máu quá nhiều hoặc quá ít.

- Béo phì.

- Nổi nhiều mụn trứng cá.

- Sự phát triển quá mức của lông trên cơ thể, đặc biệt trên mặt, bụng hoặc đùi.

- Hình ảnh siêu âm buồng trứng có nhiều nang nhỏ.

Buồng trứng đa nang không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới mà còn có thể gây ra rối loạn chuyển hóa; gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc tăng sinh nội mạc tử cung...

Căn bệnh nhiều người mắc, tỷ lệ ở nữ cao gấp 7 lần nam: Dấu hiệu ban đầu rất dễ bị bỏ qua

Mộc Trà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/roi-loan-kinh-nguyet-nam-18-tuoi-phai-di-xin-trung-de-lam-ivf-can-benh-chi-em-dung-tho-o-82022234181733647.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY