Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Rùng mình nghe bác sĩ chia sẻ về những ca phẫu thuật sinh con đáng sợ nhất

Có khi nào bạn tự hỏi liệu những trường hợp sinh nở nào sẽ làm khó bác sĩ sản khoa khiến họ cũng phải sợ hãi?

Phụ nữ mang thai và sinh con không những phải chịu nhiều vất vả mà còn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn sự nguy hiểm. Thế nhưng, đồng nghĩa với điều đó là gì? Có lẽ chính là sự vất vả của đội ngũ y bác sĩ đang phải "căng mình" để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Nếu bạn còn chưa hiểu hết các vấn đề có thể xảy ra khi tiến hành một cuộc phẫu thuật trong quá trình sinh nở thì hãy đọc ngay bài viết này.

Dưới đây là một bài viết được bác sĩ Lacy Windham - Đại Học Tennessee Health Science Center (Mỹ) được đăng tải trên mạng xã hội Quora.

"Nói về những điều đáng sợ nhất trong các ca phẫu thuật sinh sản, tôi nghĩ tới 2 điều.

Thứ đáng sợ nhất mà tôi phải đối mặt trong sự nghiệp của mình đó chính là những ca mổ lấy thai ở những bệnh nhân bị nhau cài răng lược (NCRL).

Thông thường trong các ca sinh mổ, nhau thai có thể được loại bỏ dễ dàng sau khi lấy em bé ra.

Nhưng đối với trường hợp NCRL, nhau thai đã bám chặt vào lớp cơ của tử cung. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nhau thai có thể phát triển vượt ra ngoài tử cung và thậm chí là xâm lấn cả bàng quang.

Tỷ lệ mắc hội chứng này của bệnh nhân tăng lên sau mỗi lần sinh mổ và đặc biệt dễ xảy ra khi nhau thai che cổ tử cung.

Bác sĩ nói gì về những ca phẫu thuật? - Ảnh 2.

Vì sao NCRL lại đáng sợ như vậy? Nó gây ra vấn đề gì?

Chảy máu. Rất rất nhiều máu.

Lượng máu bị mất trung bình từ 3000 đến 5000cc. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị NCRL cần được truyền hơn 10 đơn vị máu.

Thông thường, đối với những trường hợp này, phẫu thuật cắt bỏ tử cung được các bác sĩ khuyến nghị. Nhưng thật không dễ dàng để thực hiện điều này trong khi những tia máu cứ liên tục bắn vào người bạn.

Rùng mình nghe bác sĩ chia sẻ về những ca phẫu thuật sinh con - Ảnh 3.

Việc bị mất quá nhiều máu có nguy cơ gây ra tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch - một chuỗi các sự kiện dẫn đến việc chảy máu mất kiểm soát. Khi điều này xảy ra, bệnh nhân khó có thể phục hồi ngay cả khi có truyền cho họ toàn bộ ngân hàng máu.

Tỷ lệ Tu vong đối với người mẹ bị NCRL là khoảng 7%.

kịch bản tốt nhất để xử lý ncrl là đi khám thai để biết trước về nó, lên kế hoạch sinh nở với hai bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, ngân hàng máu và bác sĩ tiết niệu (nếu cần).

Điều thứ 2 mà tôi thực sự hy vọng mình sẽ không bao giờ phải thực hiện đó là thủ thuật Zavanelli.

trong một số ca sinh nở qua đường *m đ*o, đầu của em bé đã chui ra ngoài nhưng phần thân vẫn bị kẹt lại phía trong. đây được gọi là chứng sinh khó do kẹt vai và được coi là một trường hợp vô cùng nguy hiểm trong quá trình sinh nở, cần được xử lý một cách khéo léo và kịp thời.

Rùng mình nghe bác sĩ chia sẻ về những ca phẫu thuật sinh con - Ảnh 4.

Chúng tôi cố gắng giải quyết tình trạng này thông qua một loạt các động tác khác nhau. Đồng hồ đang tích tắc trôi đi trong khi em bé thì không thể cứ bị kẹt mãi ở đó. Vì vậy, thời gian xử lý càng lâu thì em bé càng có nguy cơ bị tổn thương thần kinh hoặc Tu vong.

Khoảng thời gian dài nhất mà tôi từng trải qua là khoảng 4 phút. Cuối cùng tôi đã đưa được em bé ra bằng cách đưa tay vào trong tử cung và kéo phần cánh tay sau ra ngoài. Quãng thời gian 4 phút đó thật dài, giống như cả 40 năm cuộc đời vậy.

Nhưng nếu tất cả các biện pháp can thiệp đều không có hiệu quả, thì nỗ lực cuối cùng của các bác sĩ sẽ là thủ thuật Zavanelli.

Khi thực hiện thủ thuật này, các bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành đẩy ngược phần đầu của em bé trở lại để tiến hành mổ lấy thai. Tuy nhiên, điều này cũng dễ khiến em bé bị gãy xương sống hoặc Tu vong".

Rùng mình nghe bác sĩ chia sẻ về những ca phẫu thuật sinh con - Ảnh 5.

Ngay phía dưới bài đăng, có rất nhiều người bày tỏ sự thán phục trước những nỗ lực của các y bác sĩ sản phụ khoa. Theo đó, cũng có nhiều cho biết nhờ bài viết này của Bác sĩ Lacy Windham đã giúp họ hiểu rõ hơn về những ca phẫu thuật "khó nhằn" trong quá trình sinh nở.

- "Nhiều bài báo y học trên Wikipedia được viết bởi các nhà khoa học và bác sĩ cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy nhưng những thuật ngữ chuyên môn của họ thật không dễ dàng để những người đọc như tôi hiểu được. Đây là một bài viết rất bổ ích và là một hình thức bài viết mà tôi mong ước được đọc nhiều hơn nữa. Ngắn gọn, rõ ràng, nhưng sử dụng thuật ngữ chính xác."

- "Cảm ơn bài viết của bạn. Năm nay tôi 41 tuổi và tôi chính là đứa trẻ được sinh ra trong trường hợp đẻ khó do kẹt vai mà bạn vừa nhắc đến bên trên. Phần vai của tôi không thể chui qua được. Tệ hơn nữa, đó là năm 1978 và tôi được sinh ra tại một trung tâm y tế ở vùng nông thôn.

Tôi đã bắt đầu thở ngay khi phần đầu chui ra bên ngoài, và điều đó càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Một bác sĩ có kỹ thuật tốt thật sự rất quan trọng và tôi đánh giá cao những gì bạn làm để giữ lại sự an toàn cho phụ nữ và trẻ sơ sinh. Cảm ơn bạn!"

- "tôi rất thích ý kiến của bạn. con gái tôi vừa sinh con đầu lòng vào tháng 10 năm ngoái. con bé đã làm tất cả các xét nghiệm và khám theo định kỳ trước khi sinh, nhưng các bác sĩ lại không phát hiện ra con gái tôi bị nhau cài răng lược. điều đó chỉ được phát hiện trong quá trình sinh nở qua đường *m đ*o. rất may hai mẹ con đều ổn, nhưng tôi vẫn không khỏi băn khoăn về việc chăm sóc và thăm khám sức khỏe cho sản phụ trước khi sinh có thể tốt hơn hay không."

- "Tôi rất biết ơn vì tôi đã sống sót sau hai lần sinh nở."

Quả thực, hành trình mang thai luôn tiềm ẩn nhiều bất trắc, khiến người mẹ phải lâm vào những tình huống khó khăn bất ngờ. Để trải qua hành trình 9 tháng 10 ngày an toàn và vượt cạn mẹ tròn con vuông cần rất nhiều yếu tố, mà trong đó không thể không nói đến sự nỗ lực và căng thẳng của các bác sĩ phẫu thuật.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/rung-minh-nghe-bac-si-chia-se-ve-nhung-ca-phau-thuat-sinh-con-dang-so-nhat-20210420120707492.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Phụ nữ được tạo hóa ban cho thiên chức làm mẹ và cũng đồng nghĩa họ trải qua chuyện sinh đẻ mà cho dù bằng ngôn ngữ nào cũng khó mô tả được cho phái mạnh hiểu việc đó đã diễn ra khó khăn như thế nào.
  • Sinh giúp là sự hỗ trợ giúp sức cho sản phụ sinh trong giai đoạn sổ thai, bởi nhiều nguyên nhân mà trong giai đoạn này sản phụ rặn sinh không chuyển hoặc vì sức khỏe của người mẹ có bệnh lý đi kèm.
  • Mỗi năm nước ta có khoảng 500-700 trường hợp có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Chi phí một lần này là khoảng 2.000-3.000 USD
  • Buồng trứng đa nang ngoài việc gây nên rối loạn kinh nguyệt hoặc tình trạng “nam tính hóa còn là nguyên nhân gây vô sinh vì tuy số lượng trứng phát triển rất nhiều nhưng không mấy trứng có thể phát triển hoàn chỉnh để phóng noãn được như với người bình thường.
  • Các nhà khoa học Phòng Thí nghiệm Perception, Đại học St. Andrews (Anh) đã chụp ảnh 59 khuôn mặt phụ nữ tuổi từ 18-25 và phân tích hàm lượng hormon giới tính của họ.
  • Chị em phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào có thể gặp những khối u lạ ở “núi đôi”, trong đó nhiều loại u cục tuy hay gặp nhưng chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, phải có hiểu biết thì chị em mới không lo lắng vì sợ những “kẻ lạ mặt” đó mang tên ung thư.
  • Không ai nói rằng chuyện sinh nở dễ dàng cả. Bạn có thể sẽ đối mặt với nhiều bất ngờ xảy đến dù cho có chuẩn bị kĩ càng thế nào đi nữa.
  • Khi các men tiêu hóa, mật được tích tụ trong gan của bà mẹ mang thai thẩm thấu vào máu có thể dẫn đến chứng ứ mật thai kì.
  • Nhiều chị em phụ nữ đi vá màng trinh, trong đó có những câu chuyện cười ra nước mắt.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY