Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Sắn dây - vị Thuốc trị cảm ngày hè Y học cổ truyền

Đông y cho rằng: củ sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế và bàng quang, với công năng giải nhiệt, giải cơ (trong các chứng như cổ gáy bị cứng do cảm nắng, huyết áp cao).
Cây sắn dây (Pueraria thomsoni) thuộc họ đậu (Fabacveae), còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (cách gọi của người Thái) và khau cát (Tày), Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ phình ra phát triển thành củ dài, to.

Cảm mạo, sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi: cát căn 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g; cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa cảm mạo: sốt phiền khát cứng đau gáy, dùng bài: Sài cát giải cơ thang: sài hồ 4g, cát căn 8 - 12g, khương hoạt, bạch chỉ, hoàng cầm, bạch thược mỗi thứ 4 - 8g, cam thảo 2g, cát cánh 4 - 8g, thạch cao 16g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả sắc nước uống.

Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu, kinh sợ khóc thét: cát căn 30g giã nát, gạo tẻ 50g. Cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.

Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe: bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20g, đậu ván (sao)12g, giã dập, sắc nước uống trong ngày.

trị cảm nắng đau đầu (khô mũi, tiểu vàng): lấy bột sắn dây hòa trong ly nước pha thêm chanh, đường uống. Ngày uống 3 - 4 lần.

Cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu: cát căn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15 - 20g, sắc nước uống trong ngày.

Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.

Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng, độc: củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500 ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.

Ngộ độc rượu (uống quá nhiều rượu khiến tỳ vị thương tổn, khạc hoặc nôn ra máu, người phát sốt, tiểu tiện đỏ): hoa sắn dây 30g, hoàng liên 4g, hoạt thạch 30g (thủy phi), bột cam thảo 15g; tán thành bột mịn, trộn với nước, hoàn thành viên, mỗi lần uống 3g, chiêu Thuốc bằng nước mát. Thủy phi là thêm nước vào vị Thuốc cùng tán, hoặc tán xong cho vào nước khuấy lên để bột Thuốc lắng xuống; thường áp dụng khi bào chế hoạt

thạch, chu sa, thanh đại. Hoặc lấy hoa sắn dây khô 20 - 40g nấu lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày.

Thanh nhiệt và bồi bổ dùng chè bông cau: lấy đậu xanh cà vỡ, ngâm trong nước có chút muối ăn chừng 2 giờ; cho vào nồi khi nước đang sôi cho đến khi đậu xanh mềm, lấy bột sắn dây đã hòa tan trong nước vừa đổ vừa khuấy đều tay và cho tiếp đường cùng hương liệu vào để sôi thêm 2 phút nữa đến khi thấy chè trắng đục sánh là được. Mang ra ăn ngày 1 lần.

Làm ra mồ hôi, hạ nhiệt (dùng trong bệnh ngoại cảm, sốt cao, đau gáy, sưng gáy): chọn 1 trong các cách dưới:

- Giải độc (làm cho sởi mọc hoàn toàn) dùng phương cát căn thang, gồm: cát căn 8g, thược dược 4g, ma hoàng 5g, sinh khương 5g, quế chi 4g, cam thảo 4g, đại táo 5g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Sinh tân chỉ khát dùng trong bệnh có sốt cao kèm theo khát nhiều, bụng cồn cào, đại tiện bí kết, đau thượng vị dùng củ sắn dây tươi 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi 40g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị viêm họng, viêm thanh quản cấp: lấy dây cây sắn dây đốt tồn tính, tán bột uống chiêu với nước trắng. Ngày 2 lần.

Chữa kiết lỵ do nhiệt: lấy một ít bột sắn dây cùng đường hòa tan trong nước, sau cho lên bếp khuấy chín đặc, mang ra ăn. Ngày 1 - 2 lần. Hay cát căn 30g, rau má 20g, giã nát vắt nước cốt uống trong ngày.

Chữa chứng nhiệt tả (viêm ruột cấp, lị trực khuẩn) dùng bài: cát căn hoàng cầm hoàng liên thang: cát căn 12 - 20g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 8g, cam thảo 4g sắc nước uống.

Trị ngực nóng, thổ huyết: lấy củ sắn dây tươi giã nát vắt lấy nước cốt chừng 500ml chia ra uống 2 - 3 lần.

- Thăng ma 6 - 10g, cát căn 8 - 16g, thược dược 8 -12g, chích thảo 2 - 4g, sắc nước uống ngày 1 thang. Hoặc dùng bài:

- Cát căn 12g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 8g, thuyền thoái 4g, liên kiều 12g, uất kim 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g sắc nước uống.

Trị chứng đái tháo đường: kết hợp với Thuốc tư âm thanh nhiệt, dùng bài: cát căn 16 - 20g, mạch môn 12 - 16g, sa sâm 12g, ngũ vị tử 6 - 8g, khổ qua 12g, thạch hộc 12g, đơn bì 12g, thỏ ty tử 12g, cam thảo 3g sắc nước uống.

Chữa huyết áp cao giai đoạn 1: dùng bài Lục vị hoàn hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia cát căn 20g, có tác dụng giảm bớt triệu chứng hoa mắt, ù tai, chân tay tê dại, ổn định huyết áp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-san-day-vi-thuoc-tri-cam-ngay-he-y-hoc-co-truyen-15221.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày càng có nhiều người, ngay cả ở độ tuổi thanh niên hoàn toàn bất ngờ khi đến viện khám mới phát hiện đã suy thận nặng, bởi trước đó bị huyết áp cao kéo dài mà không hay biết.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.