Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Sản phụ đột tử trên đường vào bệnh viện lúc đang mang thai 9 tháng, khi bác sĩ mổ bụng, ai cũng sốc với cảnh tượng trước mắt

Mặc dù công nghệ y học hiện nay đã tiến bộ hơn rất nhiều so với hàng chục năm trước nhưng vẫn còn rất nhiều nguy hiểm cho người phụ nữ khi mang thai và sinh con, nếu không cẩn thận, cả mẹ và con đều có thể gặp nguy hiểm.

Tiểu Lệ, 25 tuổi, ở Hàng Châu, Trung Quốc mới sinh con đầu lòng là con gái, nên mẹ chồng đã yêu cầu cô sinh con thứ hai càng sớm càng tốt, và mong muốn có một đứa cháu trai để ẵm. Tiểu Lệ tính cách rất mềm yếu, thường nghe lời mẹ chồng nên đã đồng ý với mong muốn của bà, bất kể là lần sinh đầu tiên của cô là sinh mổ.

Sản phụ đột tử sau 9 tháng mang thai, mẹ chồng đòi mổ bụng lấy đứa trẻ khiến bác sĩ sốc, cảnh báo việc sinh con quá dày - Ảnh 1.

Tiểu Lệ đã Tu vong khi đến bệnh viện.

Vì vậy, chưa đầy một năm, tiểu lệ đã mang thai đứa con thứ hai, sau 4 tháng siêu âm biết được thai nhi là con trai nên gia đình nhà chồng rất vui mừng. không ngờ, đến tháng thứ 9 của thai kỳ, tiểu lệ đột nhiên bị đau bụng dữ dội, khiến người nhà vô cùng lo lắng và đưa cô vào bệnh viện phụ sản hàng châu. vào đến bệnh viện, tiểu lệ đã tắt thở, 2 mẹ con tội nghiệp không còn nữa.

Người mẹ chồng không chấp nhận sự thật, cho rằng đứa trẻ đã 9 tháng tuổi, có thể còn cứu được nên bắt bác sĩ mổ bụng tiểu lệ để đưa đứa trẻ ra ngoài. lúc bác sĩ mổ bụng tiểu lệ, tất cả các bác sĩ đều sốc trước cảnh tượng diễn ra trước mắt.

Sản phụ đột tử sau 9 tháng mang thai, mẹ chồng đòi mổ bụng lấy đứa trẻ khiến bác sĩ sốc, cảnh báo việc sinh con quá dày - Ảnh 2.

Mổ cấp cứu, bác sĩ phát hiện tiểu lệ bị vỡ tử cung.

Hóa ra nguyên nhân khiến Tiểu Lệ đau đớn là do tử cung bị vỡ. Vì thời gian sinh mổ lần đầu chưa lâu, vết mổ ban đầu chưa hồi phục hoàn toàn. Kết quả khi thai nhi thứ 2 càng ngày càng lớn, dẫn đến nứt vỡ tử cung, đứa trẻ chui ra khoang bụng. Nếu Tiểu Lệ không vội sinh con thứ 2 sớm như vậy thì đã không xảy ra bi kịch.

Sau sinh bao lâu thì mới nên có con trở lại?

1. sản phụ sinh thường

Đối với những bà mẹ sinh thường, bác sĩ khuyến cáo nên đợi ít nhất 1 năm mới có thể mang thai trở lại, vì lúc này cơ thể người mẹ mới hồi phục sức khỏe.

2. sản phụ sinh mổ lấy thai

Còn đối với những mẹ sinh mổ, do khi sinh đã dùng dao kéo để rạch nhiều lớp bên trong và bên ngoài trên cơ thể nên thời gian hồi phục lâu hơn rất nhiều so với những sản phụ sinh thường. nói chung, ít nhất 2-3 năm mới có thai lại, nếu hồi phục tốt thì sau hai năm, nếu phục hồi chậm thì mất 3 năm.

Điều này cũng nhắc nhở phụ nữ sau khi sinh, khi chưa hồi phục sức khỏe tốt thì phải chú ý Tr*nh th*i, nếu không sẽ có thai ngoài ý muốn, gây hại rất lớn tới sức khỏe, thậm chí mất mạng.

Những "di chứng" nào có thể để lại cho những người phụ nữ đã từng sinh mổ?

1. Phục hồi sức khỏe kém

So với một ca đẻ thường, một ca mổ lấy thai đau đớn hơn. Hơn nữa, ai đã từng sinh mổ đều biết rằng sinh mổ không đơn giản là dùng dao rạch một lớp da bên ngoài là xong, mà có rất nhiều lớp từ trong ra ngoài, vì vậy rất khó để phục hồi hoàn toàn. Ngay cả khi vết thương trên bề mặt đã lành thì bên trong vẫn còn tổn thương.

Mang thai 9 tháng, sản phụ đột tử trên đường vào bệnh viện, khi bác sĩ mổ bụng, ai cũng sốc trước cảnh tượng trước mắt - Ảnh 4.

2. Để lại sẹo

Phụ nữ sinh mổ nhìn chung thường có sẹo ở bụng, rất khó xóa sau khi mổ. Đối với phụ nữ sinh ra đã yêu cái đẹp, việc sống chung với vết sẹo xấu xí như vậy quả thực là một thử thách.

Sau khi mổ lấy thai cần lưu ý những gì?

1. sản phụ sau khi mổ lấy thai bị đau nhưng không thể nằm yên trên giường, điều này không tốt cho sự hồi phục của cơ thể. bác sĩ khuyến cáo, trong vòng 24 giờ sau sinh, các mẹ nên ra khỏi giường và đi lại để thúc đẩy quá trình hồi phục sau mổ, tống khí ra ngoài càng sớm càng tốt, đồng thời ngăn ngừa tình trạng dính ruột và huyết khối có thể gây tắc mạch ở các bộ phận khác.

2. Sau khi sinh các bà mẹ phải giữ ấm. Không chỉ sau khi sinh, mà cả trong thời gian ở cữ cũng không được chạm vào nước lạnh, phòng ngừa bị cảm lạnh, tránh những nguy hại cho sức khỏe về sau.

3. sản phụ sinh mổ cần thay băng vệ sinh thường xuyên sau khi sinh để giữ vệ sinh cá nhân.

4. Sau sinh không được ăn ngay sẽ không tốt cho người mẹ. Nếu bạn muốn ăn, hãy đợi ít nhất 6 giờ sau khi đứa trẻ được sinh ra, nên ăn cháo, cháo có thể giúp tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy quá trình thải độc và bổ sung nước.

5. Trong vòng 2 tháng sau khi sinh, nghiêm cấm quan hệ vợ chồng, điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của sản phụ.

Mang thai 9 tháng, sản phụ đột tử trên đường vào bệnh viện, khi bác sĩ mổ bụng, ai cũng sốc trước cảnh tượng trước mắt - Ảnh 5.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/san-phu-dot-tu-tren-duong-vao-benh-vien-luc-dang-mang-thai-9-thang-khi-bac-si-mo-bung-ai-cung-soc-voi-canh-tuong-truoc-mat-20201217145800407.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY