Sơ cấp cứu hôm nay

Sơ cứu dị vật đường thở

(Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Dấu hiệu nhận biết
Khi một người đang khỏe mạnh, đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, khó thở rất có thể do bị đường thở">dị vật đường thở. Vì vậy, khi thấy trẻ đột ngột khó thở cần nghĩ ngay đến trẻ bị ngạt do hóc đường thở.

Sơ cứu Nếu người bị nạn còn hồng hào, không khó thở, nên giữ ngồi yên và đưa đến cơ sở y tế để khám và gắp dị vật ra. Nếu bị tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu: nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành ngay các thủ thuật sau để tống xuất các dị vật ra khỏi đường thở.

Đối với trẻ dưới hai tuổi, dùng phương pháp vỗ ngực ấn lưng:
- Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái và giữ chặt đầu và cổ bằng bàn tay trái.
- Dùng gót tay phải vỗ năm cái thật mạnh vào lưng trẻ ở giữa khoảng hai bả vai.
- Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu thấy trẻ còn khó thở, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh năm cái ở vùng nửa dưới xương ức hoặc dưới đường nối hai vú.
- Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật cơ thể trẻ lại và tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực (khoảng 5 - 6 lần) cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

Đối với trẻ lớn và người lớn dùng thủ thuật Heimlich:
Trẻ còn tỉnh: Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ, nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức phía trên rốn. Ấn năm cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6 - 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở. Trẻ hôn mê: Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng hai chân cạnh đùi người bị nạn. Đặt gót lòng bàn tay vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất. Ấn năm cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại 6 - 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở. Nếu người bị nạn ngưng thở, phải bắt đầu thổi ngạt hai cái trước và xen kẽ thổi ngạt với việc làm thủ thuật Heimlich hay vỗ lưng ấn ngực cho tới khi bệnh nhân thở lại được. Sau khi lấy được dị vật, vẫn phải đưa người bị nạn đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Những điều cần lưu ý:
- Không vỗ lưng và ấn ngực khi người bị nạn vẫn còn hồng hào, có thể ho, thở hay khóc được.
- Không móc lấy vật lạ ra khi không nhìn thấy, vì sẽ làm cho dị vật rơi vào đường thở sâu hơn.
- Không để các vật nhỏ như khuy áo, đồng xu, hạt trái cây, hạt đậu… nơi trẻ chơi và ngủ.
- Không cho trẻ ăn đậu phộng, kẹo cứng hoặc thức ăn có xương hay trái cây có hạt.
- Không cho trẻ ăn, bú, uống Thu*c khi trẻ cười giỡn, khóc. Mangyte.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-so-cuu-di-vat-duong-tho-2362.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Việc sơ cứu cần tiến hành đúng cách, sau khi đã đánh giá tình huống và xác định kiểu ngạt thở của trẻ.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY