Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn chấn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới

MangYTe - Sở Y tế TP.HCM vừa có ban hành văn bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới đến các đơn vị y tế trên địa bàn.


Sở y tế tp.hcm cho biết, sau khi nhận được quyết định số 3416/qđ-byt ngày 14/7/2021 của bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị covid-19 do chủng corona mới (sars-cov-2) thay thế cho "hướng dẫn chẩn đoán và điều trị covid-19 do chủng virus corona mới (sars-cov-2)" ban hành kèm quyết định số 2008/qđ- syt ngày 26/4/2021 của bộ y tế, sở y tế lưu ý một số nội dung.

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp dự phòng lây nhiễm trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đề phòng lây nhiễm chéo cho nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng. tổ chức tập huấn cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm covid-19 cho tất cả nhân viên có liên quan trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức giám sát sự tuân thủ của nhân viên trong phòng chống dịch bệnh covid- 19 tại đơn vị. 

Sở Y tế cho biết, COVID-19 chưa có Thu*c đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Do vậy, phải chú ý bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ calo và các vitamin thiết yếu cho các người bệnh. 

Cụ thể là vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối S*nh l*, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường. Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải. Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng, độ bão hoà oxy máu (SpO2), tiến triển của tổn thương phổi trên phim X-quang đặc biệt trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh,

Điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 ở TP.HCM.

Các cơ sở y tế có điều kiện tiến hành xét nghiệm D-Dimer (xét nghiệm sinh hóa được dùng để chẩn đoán huyết khối trong máu), xét nghiệm Fibrinogen (thăm dò rối loạn đông máu)... và dựa vào lâm sàng để phân tầng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch và điều trị theo hướng dẫn.

Đối với trường hợp F0 tại các bệnh viện dã chiến không có điều kiện làm xét nghiệm nếu người bệnh được phân độ độ nặng từ mức vừa trở lên (sốt, ho, khó thở, thở nhanh >20 lần/phút) được chỉ định điều trị dự phòng rối loạn đông máu ngay như sau: Enoxaparin Img/kg/24h hoặc Heparin thông thường 5000 đơn vị tiêm dưới da/12 giờ 1 lần. Cụ thể Lovenox 40mg/0.4ml 1 ống tiêm dưới da mỗi 24 giờ. 

Đối với bệnh nhân lớn tuổi (70 tuổi trở lên) có thể cân nhắc giảm liều còn 3/4 ống (30mg) mỗi ngày. 

Trường hợp bệnh nhân thừa cân (60kg trở lên) có thể cân nhắc tăng liều đến 1,5 ống (60mg) mỗi ngày. Chú ý các chống chỉ định của Thu*c theo hướng dẫn sử dụng Thu*c.

Ngoài ra nên theo dõi số lượng tiểu cầu sau 2-3 ngày dùng và sau đó ít nhất 1 lần/1 tuần. ·

Những trường hợp F0 có tổn thương phổi trên X-quang hoặc có nhịp thở trên 20 lần/phút, nghe phổi có ral thì sử dụng ngay Enoxaparin liều điều trị 2mg/kg/24h kết hợp Dexamethasone 6mg/ngày và chuyển bệnh nhân đến ngay cơ sở cấp cứu hoặc hồi sức tích cực.

Các bệnh viện điều trị COVID-19, nhất là các bệnh viện dã chiến lưu ý lên kế hoạch dự trù cơ số Thu*c kháng đông (Enoxaparin hoặc Heparin) và Dexamethasone để điều trị cho bệnh nhân.

Người bệnh có thể xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nếu thỏa mãn 2 điều kiện. Thứ nhất là không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Thứ hai có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) bằng phương pháp real-time RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (CCt ≥ 30); thời gian lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24 giờ. · 

Trường hợp người bệnh có triệu chứng lâm sàng sẽ được xuất viện ở ngày thứ 14 hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng bệnh cho đến khi đáp ứng 2 điều kiện như nhóm 10 ngày. 

Sau khi về nhà, người bệnh tự theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày. Nếu cao hơn 38 độ trong 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào cần báo ngay cho cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu không thì không cần thiết lấy mẫu xét nghiệm sau khi về nhà. 

K.V

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/so-y-te-tphcm-huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-covid-19-do-chung-virus-corona-moi-20210716112840883.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong giai đoạn từ 2-4 tháng tuổi, trẻ được tiêm phòng nhiều loại vắc xin khác nhau để phòng trừ bệnh tật. Cũng trong độ tuổi này, ít ai biết rằng đây là thời kỳ cao điểm dễ xảy ra Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng có thể giảm đến 35% nguy cơ lây truyền bệnh tiêu chảy và phòng chống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp...
  • Hóa chất diệt muỗi phòng chống bệnh sốt xuất huyết được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều là những hóa chất đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
  • Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là Viện Nghiên cứu y - sinh học được hình thành ngay sau khi đất nước giành được độc lập đến nay đã được 70 năm.
  • Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
  • Bắt đầu vào tháng 9 là tháng nguy cơ cao đối với dịch tay chân miệng, tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệng trong 8 tháng đầu năm 2015 được ghi nhận đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng
  • Bộ Y tế đã phân công 15 bệnh viện thành lập các tổ y tế, mỗi tổ gồm 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và 1 xe cứu thương được trang bị đầy đủ cơ số Thu*c, trang thiết bị y tế... để phục vụ cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành 2/9/2015
  • Bộ Y tế chỉ đạo từ 15/8/2015 dừng khai báo y tế phòng chống Mers-CoV tại các cửa khẩu quốc tế đối với hành khách Hàn Quốc nhập cảnh vào nước ta
  • Hàng năm có hàng triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm. Vào theo biểu đồ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ, rau quả là nguyên nhân gây ra gần 1 nửa số ca NĐTP trong khi sữa và trứng chỉ gây ra 20% số vụ, thịt gia súc gia cầm gây ra 22%, cá và các loại sò ốc chỉ gây ngộ độc 6%.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY