Bạn nên biết hôm nay

Sống tốt dù suy tim

Suy tim mới nghe là một danh từ rất đáng sợ cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, trên phương diện y học nó không thực sự là vậy.
suy tim mới nghe là một danh từ rất đáng sợ cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, trên phương diện y học nó không thực sự là vậy. Nó không có nghĩa là tim của chúng ta đã ngừng đập hoặc rằng có thể sẽ dẫn đến cái ch*t nhanh chóng. Nó là tất cả các hậu quả mà quả tim của bạn không thể cung cấp ôxy theo nhu cầu cơ thể bạn. Nhưng suy tim không phải là tình trạng mất hy vọng. Có nhiều phương cách điều trị giúp quả tim của bạn tốt lên.

suy tim có thể xảy ra và tồi đi mà không có bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải hiểu về suy tim và làm thế nào để khống chế các triệu chứng của nó. Điều đó có thể giúp chúng ta sống khỏe với suy tim. Các dấu hiệu thường gặp của suy tim

Phù: Khi tim bị suy sẽ co bóp không đủ lực. Điều này dẫn đến máu bơm ra ngoài không đủ trong mỗi nhịp đập của quả tim. Nó làm ứ trệ máu ở các tĩnh mạch và làm thoát dịch ra ngoài vào các mô gây ra triệu chứng phù. Phù có thể xuất hiện ở bàn chân, mắt cá, cẳng chân, tay cũng như ở các cơ quan khác như ổ bụng. Nó khiến người bệnh tăng cân.

Khó thở: Triệu chứng thường gặp của suy tim là khó thở. Nó có thể gây ra do dịch ở trong phổi hoặc do chức năng tim quá kém. Khó thở thường xuất hiện khi bạn có các hoạt động thể lực. Nhưng nó cũng có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng xảy ra đột ngột về đêm và làm bạn phải ngồi dậy vì khó thở. Một số trường hợp cần kê cao gối hơn bình thường có thể sẽ giúp dễ thở hơn.

Mệt: Một dấu hiệu khác của suy tim là mệt. Bệnh nhân cảm thấy mệt vì mô và các cơ quan không có đủ ôxy và dinh dưỡng. Có thể thấy buồn ngủ sau ăn, cảm thấy yếu ở chân khi đi bộ và cảm thấy khó thở khi hoạt động.

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu như: ho ra đờm có thể lẫn máu; chóng mặt, choáng váng, nhầm lẫn, khó suy nghĩ; ăn không ngon miệng.

Thay đổi lối sống là cách đầu tiên nên làm

Hạn chế muối

Muối nhiều sẽ làm cho giữ nước. Nếu dịch nhiều hơn trong mạch máu sẽ làm cho quả tim phải hoạt động nhiều hơn. Dịch này cũng góp phần gây nên khó thở và phù. Người suy tim nên hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể. Giới hạn muối này phụ thuộc vào tình trạng của bạn. Hầu hết chúng ta ăn muối nhiều hơn nhu cầu của cơ thể chúng ta. Với người suy tim, lượng muối nên được hạn chế ở dưới 2.000mg mỗi ngày. Một thìa cà phê chứa 2.300mg muối, nên chúng ta cố gắng hạn chế lượng thức ăn có nhiều muối.

Cải thiện giấc ngủ

Bệnh nhân suy tim khi thức dậy thường rất mệt mỏi. Điều này xảy ra có thể là do nằm không được gối cao đầu làm cho khó thở hoặc có thể do ho gây nên. Hoặc một số Thu*c có thể làm cho bệnh nhân suy tim phải thức dậy về đêm như lợi tiểu. Bệnh nhân suy tim cũng có thể có triệu chứng của ngừng thở lúc ngủ.

Để cải thiện giấc ngủ về đêm, chúng ta nên tránh các giấc ngủ ngắn và những bữa ăn no trước khi đi ngủ. Nếu cần thiết, dùng gối cao để nâng đầu bạn khi đi ngủ. Thậm chí có thể kê lên bằng 2 hoặc 3 gối. Với Thu*c lợi tiểu, chúng ta nên dùng vào sáng sớm tránh dùng lợi tiểu về đêm trước khi đi ngủ.

Duy trì các hoạt động thể dục

Trước đây, chúng ta có một quan niệm sai lầm là suy tim nên được nghỉ ngơi. Thậm chí, một số thầy Thu*c cũng có quan niệm như vậy. Nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy quan niệm này là sai lầm. Các hoạt động thể dục có thể giúp cho suy tim cải thiện tốt hơn. Nó giúp chúng ta giữ được thân hình và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần phải trao đổi với bác sĩ về mức độ hoạt động của bạn. Tốt nhất chúng ta nên làm nghiệm pháp gắng sức trước khi chúng ta bắt đầu các hoạt động.

Các hoạt động như đi bộ, bơi hoặc đi xe đạp được khuyến khích nên làm. Tránh các hoạt động làm cho bạn khó thở hoặc những hoạt động nặng đòi hỏi phải mất nhiều năng lượng. Không nên tập tạ hay tập thể hình, bê vác nặng nên tránh. Những hoạt động này có thể làm cho bạn khó thở. Khi tập thể dục, bạn nên dừng lại và nghỉ ngơi khi có khó thở, đau ngực, choáng váng.

Không nên hoạt động ngay sau bữa ăn, khi thời tiết nóng hoặc có độ ẩm cao, khi quá lạnh hoặc khi chúng ta cảm thấy không được khỏe.

Theo dõi cân nặng

Khi bị suy tim, rất quan trọng khi cân vào buổi sáng. Khi cân xong nên ghi lại kết quả. Nếu cân nặng tăng lên trong vài ngày (1-2kg/ngày hoặc 3-4kg trong 1 tuần) có thể là dấu hiệu đang bị giữ nước. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ làm người bệnh khó thở và phù. Lúc này nên đến khám bác sĩ ngay.

Dùng Thu*c như thế nào khi suy tim?

Mục đích của Thu*c điều trị suy tim là làm cho người suy tim sống lâu hơn và khỏe hơn. Các Thu*c có thể giúp cho bệnh nhân bớt khó thở, đỡ mệt và phù; đồng thời cũng giúp cải thiện các hoạt động hàng ngày. Thu*c cũng có thể làm chậm tiến triển của bệnh, thậm chí cả khi bệnh nhân chưa hề có dấu hiệu hoặc triệu chứng suy tim. Khi uống Thu*c phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc cách dùng. Các Thu*c được dùng nhiều trong điều trị cho suy tim bao gồm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, chẹn bêta, lợi tiểu, digitalis.

Các điều trị khác

Trong một số trường hợp suy tim rất nặng, một số phương pháp được áp dụng để cải thiện triệu chứng và tiên lượng như sử dụng máy tạo nhịp tim và ghép tim. Tại nước ta có một số ít bệnh nhân đã được thay tim nhưng kinh phí và điều trị sau ghép tim vẫn còn là vấn đề lớn cho bệnh nhân.

TS.BS. Phạm Như Hùng (Viện Tim mạch Việt Nam)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-song-tot-du-suy-tim-4778.html)
Từ khóa: suy tim

Chủ đề liên quan:

suy tim

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay, nhờ những nhóm Thuốc mới đã làm thay đổi hoàn toàn cách điều trị cho bệnh nhân suy tim có loạn năng tâm thu.
  • Ngày 7/7/2015, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn Thuốc entresto (salcubitril/valsattan) cho điều trị suy tim.
  • Levodopa là Thuốc cơ bản trong điều trị Parkinson. Tuy nhiên, cần thận trọng khi lựa chọn các biệt dược của Levodopa.
  • Chế độ dinh dưỡng ở trẻ mắc các bệnh lý mạn tính đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp duy trì chức năng sống ở trẻ,
  • Thuật ngữ bệnh cơ tim chu sinh được các nhà lâm sàng tim mạch dùng cho những trường hợp suy tim có liên quan đến thai sản.
  • Suy tim xảy ra khi cơ tim không còn đủ sức để đảm bảo nhu cầu của cơ thể về ôxy ngoại biên nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân.
  • Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể về mặt ôxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Suy tim là một trong những lý do phổ biến nhất, khiến nhiều người trên 65 tuổi phải vào bệnh viện. Kênh Mạng Y Tế xin cung cấp thông tin cơ bản về suy tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY