Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Sốt ở trẻ

Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?

sốt ở trẻ em là gì?

Sốt là nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Con bạn bị sốt nếu:

Nhiệt độ đo ở trực tràng, tai, hoặc động mạch thái dương trên 100,4 °F (38,0 °C).

Cảm thấy nóng khi chạm vào trẻ cho biết con bạn bị sốt. Kiểm tra sốt theo cách này là chính xác hơn chúng ta từng nghĩ. Tuy nhiên, khi bạn gọi bác sĩ, hãy sử dụng nhiệt kế để đo sốt.


Nhiệt độ trung bình của cơ thể khi đo ở miệng là 97,6 °F (36,5 °C). Nhiệt độ ở miệng có thể dao động từ mức thấp là 95,8 °F (35,5 °C) vào buổi sáng lên mức cao 99,4 °F (37,5 °C) vào buổi chiều. Thân nhiệt có thể tăng nhẹ (từ 38 đến 38,5 °C) khi tập thể dục, mặc quần áo dày, tắm nước nóng, hoặc thời tiết nóng. Đồ ăn và nước uống nóng cũng có thể làm tăng nhiệt độ ở miệng. Nếu bạn nghi ngờ những ảnh hưởng đến nhiệt độ của con bạn, hãy đo nhiệt độ của trẻ một lần nữa sau nửa giờ.


Nguyên nhân gây sốt ở trẻ em là gì?

Sốt là một triệu chứng, không phải là một bệnh. Đó là phản ứng bình thường của cơ thể với nhiễm trùng. Sốt giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hầu hết sốt (100-104 °F, hoặc 37,8-40 °C) ở trẻ em là hữu ích, không có hại. Đa số là do các bệnh do vi rút như cảm lạnh hoặc cúm. Một số là do vi khuẩn như viêm họng Streptococcus (Strep) hoặc nhiễm trùng bàng quang. Mọc răng không gây sốt.


sốt ở trẻ em sẽ kéo dài bao lâu?

Hầu hết sốt do vi rút kéo dài 2-3 ngày. Nói chung, mức độ sốt cao không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Con bạn có biểu hiện bệnh như thế nào, đó mới là điều quan trọng. Sốt không gây ra bất kỳ tác hại vĩnh viễn nào. Tổn thương não xảy ra chỉ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 108 °F (42 °C). May mắn thay, trường hợp sốt mà không uống Thu*c hạ sốt gì, được bộ phận điều chỉnh nhiệt của não bộ kiểm soát thân nhiệt dưới mức này.


Trong số tất cả trẻ em có sốt, chỉ có 4% bị co giật cơn ngắn. Loại co giật này nói chung là vô hại, nhưng khi trẻ co giật do sốt thì nên đến gặp bác sĩ. Nếu con bạn bị sốt cao mà không co giật, thì khả năng lần sau bị sốt cao co giật là không có.


Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt?

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Kem đá và nước uống lạnh là hữu ích. Cơ thể bị mất nước khi bị sốt vì thoát nhiều mồ hôi.


Mặc quần áo thoáng bởi vì phần lớn bị mất nhiệt qua da. Đừng trùm kín con bạn, vì sẽ gây sốt cao hơn. Khi trẻ cảm thấy lạnh hoặc run (ớn lạnh), đắp cho trẻ một tấm mền mỏng.


Khi sốt 100-102 °F thì chỉ cần xử trí như vậy thôi. Thu*c hạ sốt ít khi cần thiết. Sốt ở mức này thường không gây khó chịu cho trẻ, nhưng sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.


Hãy nhớ rằng sốt giúp trẻ chống lại nhiễm trùng. Chỉ uống Thu*c hạ sốt khi sốt làm trẻ khó chịu. Thường là khi sốt trên 102 °F (39 °C).


Thu*c hạ sốt bắt đầu có tác dụng trong khoảng 30 phút và 2 giờ sau khi dùng Thu*c, những loại Thu*c này sẽ làm giảm sốt 2 °F đến 3 °F (1 °C đến 1,5 °C). Thu*c không giảm nhiệt độ xuống mức bình thường trừ khi nhiệt độ trước khi dùng Thu*c không cao quá. Cần lặp lại liều Thu*c vì sốt sẽ tăng và giảm cho đến khi khỏi bệnh. Nếu con bạn đang ngủ, không đánh thức trẻ dậy để uống Thu*c.


: Trẻ em trên 3 tháng tuổi có thể uống acetaminophen (Tylenol). Liều lượng Thu*c cho đúng theo cân nặng của con bạn, uống Thu*c mỗi 4-6 giờ. Không bao giờ cho trẻ uống hơn 5 liều trong vòng 24 giờ.


: Ibuprofen (Advil, Motrin) được cho phép dùng ở trẻ trên 6 tháng tuổi. Một ưu điểm của ibuprofen so với acetaminophen là tác dụng kéo dài lâu hơn (6-8 giờ thay vì 4-6 giờ). Liều Thu*c uống đúng theo cân nặng của trẻ, uống Thu*c mỗi 6-8 giờ.


Ống nhỏ giọt kèm theo hộp Thu*c không nên sử dụng với các loại Thu*c khác.


Không sử dụng acetaminophen và ibuprofen cùng nhau trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Điều đó là không cần thiết và có thể gây nhầm lẫn.


    Các bác sĩ khuyên rằng trẻ em (dưới 21 tuổi) không được dùng aspirin để hạ sốt. Khi nhiễm vi rút, chẳng hạn như thủy đậu hoặc cúm, uống Aspirin có liên quan đến một căn bệnh nghiêm trọng được gọi là hội chứng Reye. Nếu nhà bạn có thiếu niên, cảnh báo về việc tránh dùng aspirin.
Dùng khăn lau thường là không cần thiết để hạ sốt. Không bao giờ lau con bạn mà không cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen trước. Chỉ dùng khăn lau cho trẻ khi bị sốt trên 104 °F (40 °C), và đã uống acetaminophen hoặc ibuprofen mà 30 phút sau vẫn chưa hạ sốt.


Nếu bạn lau cho trẻ, nên dùng nước ấm (85-90 °F hay 29-32 °C). Lau hiệu quả nhanh hơn nhiều so với ngâm, vì vậy cho con bạn ngồi trong 2 inch (5 cm) nước và tiếp tục lau ướt bề mặt da. Cách làm giảm nhiệt này là do sự bốc hơi nước. Nếu con của bạn run, hãy tăng nhiệt độ nước hoặc ngừng lau cho đến khi acetaminophen hoặc ibuprofen có hiệu lực. Đừng mong đợi nhiệt độ xuống dưới 101 °F (38,3 °C). Đừng thêm cồn vào nước; trẻ có thể hít vào và bị hôn mê.


Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?

Con bạn nhỏ hơn 3 tháng tuổi và bị sốt.

Con bạn 3-6 tháng tuổi (trừ trường hợp sốt là do tiêm chủng).



Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-sot-o-tre-19.html)

Chủ đề liên quan:

sốt sốt ở trẻ

Tin cùng nội dung

  • Kim ngân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ. Dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn, virut gây bệnh cấp tính sốt nóng, viêm khí phế quản, đau rát họng,
  • Em có người anh họ mắc ung thư máu. Gần đây em thường mệt mỏi, nhức tay chân, sốt nhẹ, hạch cổ to...
  • Mangyte -Sốt cao co giật ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do biểu hiện phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể mà gây ra như: viêm họng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi…
  • Sỏi mật là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nặng.
  • Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc lau mát để giảm nhiệt độ, nhưng không phải ai cũng biết lau mát đúng cách.
  • Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.