Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sự ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khoẻ

Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.

Sức khoẻ tâm lý tốt là gì?

Người có trạng thái tâm lý tốt thường nhận thức rõ về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Họ học đươc cách đối phó với những căng thẳng và khó khăn như là một phần bình thường của cuộc sống. Họ cảm thấy thoải mái về bản thân mình và có những mối quan hệ lành mạnh.

Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và làm bạn cảm thấy buồn bã, lo lắng, căng thẳng, ví dụ như:

    Bị đuổi việc
Những thay đổi tốt đôi khi cũng làm bạn căng thẳng không kém những thay đổi xấu.

Tâm lý ảnh hưởng đền sức khoẻ của bạn như thế nào?

Cơ thể phản ứng tuỳ theo những hành động, cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần. Khi bạn buồn bã, căng thẳng hay lo lắng, cơ thể bạn sẽ tìm cách báo hiệu là có gì đó bất ổn đang xảy ra. Ví dụ sau một sự kiện căng thẳng như có người thân qua đời, bạn thường dễ bị cao huyết áp hay đau dạ dày (bao tử). Những triệu chứng sau đây cho thấy trạng thái tâm lý của bạn không cân bằng:

    Đau lưng
Trạng thái tâm lý kém có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị cảm lạnh và nhiễm trùng trong những giai đoạn tâm lý không ổn định. Ngoài ra, khi bạn đang căng thẳng, lo lắng và buồn chán, bạn thường không để ý chăm sóc tốt cho sức khoẻ của bản thân. Bạn không muốn tập thể thao, ăn uống đủ chất hay uống Thu*c mà bác sĩ cho. Việc nghiện Thu*c lá, rượu hay ma tuý cũng có thể là biểu hiện của trạng thái tâm lý không khỏe mạnh.

Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ để giải quyết những vấn đề về tâm lý?

Bạn có thể không thoải mái khi nói chuyện với bác sĩ về những cảm xúc hay những vấn đề riêng tư của mình. Nhưng bạn nên nhớ rằng, bác sĩ không thể nào biết đươc bạn có đang căng thẳng, lo lắng hay buồn chán chỉ bằng cách nhìn bạn. Nếu bạn đang có những cảm xúc đó, bạn nên thành thật trao đổi với bác sĩ của mình.

Đầu tiên, bác sĩ cần chắc chắn rằng những triệu chứng của bạn không do những bênh lý khác gây ra. Sau đó, bạn và bác sĩ sẽ thảo luận về nguyên nhân tâm lý của những triệu chứng đó. Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp chữa trị những triệu chứng và giúp bạn cải thiện sức khoẻ tâm lý.

Nếu những cảm xúc tiêu cực không thuyên giảm mà ngày càng nặng nề hơn và khiến bạn không thể tận hưởng cuộc sống, bạn cần nói ngay với bác sĩ. Có thể bạn đang bị trầm cảm nặng. Bệnh trầm cảm có thể điều trị bằng Thu*c hoặctư vấn tâm lý hay cả hai.

Làm cách nào để cải thiện trạng thái tâm lý không ổn định?

Đầu tiên, cố gắng nhận biết cảm xúc của mình và tại sao bạn có những cảm xúc đó. Phân loại nguyên nhân của những sự căng thẳng, buồn chán hay lo lắng trong cuộc sống có thể giúp bạn quản lý tốt hơn sức khoẻ cảm xúc của mình. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích:

Thể hiện cảm xúc bằng những cách phù hợp : nếu những cảm xúc căng thẳng, buồn chán và lo lắng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bạn, việc bạn tìm cách giữ chúng trong lòng có thể làm bạn cảm thấy tệ hơn. Hãy để người thân biết có chuyện đang quấy rầy bạn. Tuy nhiên, gia đình hay bạn bè có thể không biết cách để giúp bạn đối mặt với những cảm xúc này môt cách đúng đắn. Vào những lúc như vậy, hãy xin lời khuyên và sự giúp đỡ từ những người đứng ngoài sự việc như bác sĩ, chuyên viên tư vấn hay cố vấn tôn giáo.

Cân bằng cuộc sống : đừng để những vấn đề về học hành, công việc hay gia đình ám ảnh và dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Điều này không có nghĩa là bạn phải giả bộ vui vẻ khi bạn đang cảm thấy căng thẳng, lo lắng hay buồn chán. Việc đối phó với những cảm xúc tiêu cực là quan trọng, nhưng bạn cũng nên tập trung vào những mặt tích cực của cuộc sống. Bạn có thể viết nhật ký để ghi lại những việc làm cho bạn thấy an lành và hạnh phúc. Nghiên cứu cho thấy một cách nhìn mọi việc theo hướng tích cực có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của bạn. Bạn cũng cần tìm cách buông xả những thứ trong cuộc sống làm cho bạn căng thẳng và kiệt sức. Dành thời gian để làm những việc bạn yêu thích.

Tập tính kiên cường : những người có bản lĩnh kiên cường có thể đương đầu với căng thẳng một cách hiệu quả và lành mạnh. Có nhiều cách để học và củng cố bản lĩnh như mở rộng các mối quan hệ xã hội, suy nghĩ tích cực về bản thân, chấp nhận thay đổi và có cái nhìn khách quan về mọi việc.

Trấn tĩnh đầu óc và cơ thể : những phương pháp thư giãn như thiền rất hữu ích trong việc cân bằng cảm xúc. Thiền là môt dạng suy nghĩ có định hướng. Có nhiều cách để thực hành thiền như tập thể thao hay hít thở sâu. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cần hướng dẫn về những phương pháp thư giãn.

Chăm sóc bản thân : để có sức khoẻ tâm lý tốt, bạn cần chăm sóc tốt cơ thể bằng cách thường xuyên ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể thao để để giải toả căng thẳng. Tránh việc an uống quá độ hay nghiện rượu và chất kích thích.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-su-anh-huong-cua-cam-xuc-den-suc-khoe-105.html)

Chủ đề liên quan:

ảnh hưởng cảm xúc sức khoẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Bạn gái em sinh ra đã thiếu 1 quả thận. BS cho em hỏi, 1 quả thận có ảnh hưởng đến sinh sản không ạ?
  • Em nghe nói nhiều về bệnh ung thư cổ tử cung và muốn đi làm Pap smear để kiểm tra. Nhưng em còn con gái, nếu làm xét nghiệm đó thì có ảnh hưởng gì đến màng trinh không ạ? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Em gái V.K.)
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY