Dáng đẹp hôm nay

Suýt mất mạng vì nuốt hàm răng giả

(MangYTe) - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa can thiệp thành công lấy một hàm răng giả dài khoảng 4cm có 2 móc nhọn bị cắm vào họng thanh quản do bệnh nhân tự nuốt.

Theo BS.CK2 Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, các bác sĩ khoa Nội soi vừa can thiệp thành công ca bệnh nói trên. Theo thông tin, bệnh nhân đã sử dụng hàm răng giả tháo lắp đã 20 năm, ít đi tái khám răng.

Bệnh nhân H.B.T (sinh năm 1973, ngụ xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ). Sau vệ sinh răng miệng không may hàm răng giả 7 chiếc rớt vào vùng họng thanh quản, bệnh nhân đau họng và ngực nhiều nên người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu vào lúc 5 giờ 40 phút ngày 12/3/2020.

Các bác sĩ đã tiến hành nội soi thám sát và thực hiện can thiệp lấy dị vật. Kết quả nội soi cho thấy cách cung răng #38cm có hàm răng giả 2 móc sắt cắm vào ngách xoang lê (chỗ nối giữa hầu họng và thực quản) do đó việc lấy dị vật khá khó khăn. Các bác sĩ đã dùng snare (dây thòng lọng) lấy dị vật thành công trong 30 phút. Kiểm tra thấy có vết rách ở ngách xoang lê phải.

Sau 2 giờ lấy dị vật, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, giảm đau họng. Hiện tại, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và điều trị tiếp tại Khoa Nội Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng

Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Quỳnh Mai - Trưởng Khoa Nội soi: Dị vật răng giả bị rớt vào đường tiêu hóa thường gặp, do sử dụng thời gian dài, răng giả không còn bám chắc vào khung răng nên dễ tuột trong quá trình sinh hoạt như: ăn, uống Thu*c, hắt hơi… hoặc có một số trường hợp không có thói quen tháo răng giả khi ngủ.

Khi nuốt răng giả, thông thường móc cài của răng giả sẽ bị mắc kẹt tại vùng hẹp của thực quản nằm gần ngực, nơi có nhiều mạch máu lớn. Bệnh nhân có thể ch*t bất kỳ lúc nào nếu móc sắt này chọc trúng mạch máu lớn gây chảy máu ồ ạt.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân nhập viện trễ, móc sắt có thể gây tổn thương, nhiễm trùng vùng giữa ngực. Bệnh nhân có thể ch*t do sốc nhiễm trùng. Khi bị răng giả rớt vào đường tiêu hóa, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, đến càng sớm thì kỹ thuật thực hiện lấy dị vật sẽ thuận lợi hơn.

Những trường hợp sử dụng răng giả tháo lắp cần được kiểm tra sau mỗi từ 2 - 3 năm để bác sĩ chỉnh lại hoặc thay mới theo sự tiến triển của xương hàm, không nên đeo hàm răng giả cả ngày, cần tháo hàm ra để vệ sinh sau khi ăn hoặc trước khi ngủ bằng kem đánh răng và bàn chải chuyên dụng.

Trường Tiến

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/suyt-mat-mang-vi-nuot-ham-rang-gia-4070870-c.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Khi bị mất răng, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi ăn nhiều loại thực phẩm hoặc phát âm không rõ ràng. Thậm chí, bạn có thể mất tự tin khi cười ở nơi công cộng. Hàm răng giả có thể giúp phục hồi các chức năng đó, ví dụ như ăn nhai, phát âm, và giúp mang lại cho bạn nụ cười đầy tự tin.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY