12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tại sao tỷ lệ đột quỵ cao ở bệnh nhân COVID-19?

Đột quỵ là một trường hợp cấp cứu y tế, trong đó việc cung cấp máu đến một phần não bị gián đoạn hoặc suy giảm, khiến mô não không nhận được oxy và chất dinh dưỡng. Tế bào não bắt đầu chết trong vài phút.

Đột quỵ là một trường hợp khẩn cấp và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức vì nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và một số trường hợp gây tử vong.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra tỷ lệ đột quỵ cao ở bệnh nhân COVID-19. Theo các chuyên gia, COVID-19 là một bệnh nhiễm virus dẫn đến tăng hoạt động viêm và trạng thái đông máu trong cơ thể, từ đó dẫn đến tỷ lệ đột quỵ cao hơn.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra tỷ lệ đột quỵ cao ở bệnh nhân COVID-19.

Thông thường, đột quỵ xảy ra trong giai đoạn đầu của nhiễm virus. Do đó, việc quản lý bệnh nhân trở nên khó khăn. Những bệnh nhân này cần được điều trị riêng trong phòng cách ly, họ cần được chăm sóc nhiều hơn do bị thay đổi trạng thái tinh thần.

Ở những bệnh nhân mắc COVID -19, nguy cơ xảy ra đột quỵ cao hơn và hậu quả để lại cũng nặng nề hơn so với những người không bị nhiễm COVID-19.

Có một lầm tưởng phổ biến rằng đột quỵ chỉ ảnh hưởng đến dân số già, trong khi thực tế là đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi bất kể tuổi tác hay giới tính. Trên thực tế, 75% trường hợp đột quỵ xảy ra ở những người dưới 65 tuổi. Những người trẻ tuổi cũng dễ bị đột quỵ.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của đột quỵ, ngay cả khi chúng dường như đến rồi biến mất hoặc chúng biến mất hoàn toàn. Hãy suy nghĩ nhanh chóng và thực hiện những điều sau:

Kiểm tra mặt: Yêu cầu người đó mỉm cười xem một bên mặt có bị xệ không?

Kiểm tra cánh tay: Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên. Một cánh tay có rơi tự do xuống phía dưới không? Hay là một cánh tay không thể vươn lên?

Kiểm tra lời nói: Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản. Lời nói của anh ấy hoặc cô ấy có nói ngọng hay kỳ lạ không?

Ở những bệnh nhân mắc COVID -19, kết quả xảy ra đột quỵ hơi kém hơn một chút so với những người không có COVID-19.

Một triệu chứng quan trọng khác là nhức đầu và nôn mửa. Nếu bạn quan sát thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy gọi cấp cứu y tế ngay lập tức.

Có một số yếu tố có thể gây đột quỵ ở người trẻ tuổi như hút thuốc, uống rượu quá nhiều, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim, sử dụng thuốc tránh thai và yếu tố được bổ sung gần đây nhất là nhiễm COVID-19.

Những thay đổi lối sống là rất cần thiết để kiểm soát hoặc ngăn ngừa đột quỵ. Mọi người nên tập thể dục thường xuyên, ăn thức ăn lành mạnh và kiểm tra các bệnh về lối sống như tiểu đường, huyết áp cao và mức cholesterol bất thường.

Một số yếu tố lối sống đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ đột quỵ bao gồm tiêu thụ ít muối, tránh hút thuốc, hạn chế uống rượu, tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30-45 phút tập thể dục cường độ trung bình 5-6 ngày một tuần), duy trì trọng lượng cơ thể bình thường, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng.

Xem thêm:

7 nguyên nhân khó ngờ có thể gây ra mỡ bụng và cách bạn có thể giảm béo

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tai-sao-ty-le-dot-quy-cao-o-benh-nhan-covid-19-32829/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY