Sốt hôm nay

Tăng cường kiểm soát, phòng chống sốt xuất huyết

(MangYTe) Trong 5 tháng đầu năm, Hà Nội đã ghi nhận 155 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Các ca mắc sốt xuất huyết xảy ra tại 105 xã, phường của 24 quận, huyện; chưa có trường hợp Tu vong, số mắc giảm 55,5% so với cùng kỳ của năm 2019. Tuy nhiên thời gian tới với khí hậu nắng nóng, mưa nhiều, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và lây truyền bệnh… bởi vậy Hà Nội tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm tăng cường kiểm soát, phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả.

“Vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng dụng cụ”

Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố hà nội đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết tại nhiều quận huyện trên địa bàn. trong đó, có hai ổ dịch sốt xuất huyết có nguy cơ gia tăng nhanh là xã khánh hà (huyện thường tín) và xã thanh thùy (huyện thanh oai).

Tìm diệt bọ gậy tại các chậu cây cảnh còn đọng nước tại một nhà dân trên địa bàn phường Phương Liệt (Ảnh: Thanh Thủy).

Theo phó giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hà nội khổng minh tuấn: hiện đang là mùa dịch sốt xuất huyết, các ca mắc sốt xuất huyết rải đều trên tất cả các quận, huyện, trong đó trọng tâm là khu nội thành, khu đông dân cư.bên cạnh đó, các khu vực cơ sở hạ tầng chưa phát triển, huyện ngoại thành giáp ranh như hoài đức, thanh oai, thanh trì, thường tín thường xuyên là khu vực nguy cơ cao, số ca sốt xuất huyết tăng liên tục hàng năm do điều kiện đô thị hóa khiến muỗi truyền nhiễm phát triển.

Trước tình hình đó, ủy ban nhân dân thành phố hà nội đã triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn trong năm 2020, với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc và Tu vong do căn bệnh nguy hiểm này, khống chế kịp thời không để xảy ra dịch bệnh quy mô lớn, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội. đồng thời, tiếp tục triển khai tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng ngày asean phòng chống sốt xuất huyết (15/6); tổ chức đợt chiến dịch diệt bọ gậy tại các xã, phường; phun hóa chất tại các khu vực nguy cơ cao, xử lý quyết liệt, triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện.

Thực hiện kế hoạch của thành phố và sở y tế hà nội, vừa qua, phường phương liệt, quận thanh xuân đã phối hợp với trung tâm y tế quận thanh xuân triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy phòng chống bệnh sốt xuất huyết lần 1 năm 2020. được biết, phương liệt là một trong những phường trọng điểm của quận về dịch sốt xuất huyết trong năm 2019, phường có địa bàn phức tạp, dân cư đông đúc và đa dạng, phức tạp, tốc độ đô thị hóa cao. trên địa bàn phường có nhiều khu vực nhà trọ, nhiều công trình xây dựng, có một số cơ quan đơn vị có diện tích rộng... đây là điều kiện thuận lợi để cho bệnh dịch lây lan.

Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy phòng chống bệnh sốt xuất huyết phường phương liệt đợt 1 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 28- 30/5 với tổng số hộ trong khu vực triển khai chiến dịch là 6.276 hộ, thuộc 23 tổ dân phố trên địa bàn phường. để phối hợp, hỗ trợ chuyên môn cho phường phương liệt, trung tâm y tế quận đã cử 40 cán bộ đội diệt bọ gậy chuyên nghiệp của trung tâm, cùng với 128 cộng tác viên là tổ trưởng, tổ phó, các ban ngành đoàn thể của phường chia thành các nhóm cùng triển khai chiến dịch. với phương châm “vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng dụng cụ”, các nhóm đã đến từng hộ gia đình, phát tờ rơi kết hợp tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết, hướng dẫn người dân cách phát hiện và xử lý ổ bọ gậy; thu gom rác, phế liệu, phế thải để tập trung đến nơi thu gom, vận chuyển; lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến.

Trong chiến dịch, các lực lượng tham gia đã sử dụng 128 chiếc đèn pin soi tìm bọ gậy; 20 lọ Thu*c diệt bọ gậy abate; thả hơn 1.000 con cá vào các dụng cụ chứa nước không có nắp. trong khi đến các khu dân cư, cán bộ y tế của trung tâm đồng thời rà soát phát hiện sớm người bị ốm, sốt nghi sốt xuất huyết để đưa đến cơ sở y tế điều trị kịp thời, sau đó tiến hành điều tra, xử lý đúng quy định không để dịch lây lan. chiến dịch đã vận động được đông đảo người dân giữ sạch vệ sinh môi trường, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân để họ chủ động phòng, chống sốt xuất huyết, giảm thiểu nguy cơ xảy ra dịch trên địa bàn phường trong năm 2020.

Đáp ứng đủ mọi yêu cầu trong công tác phòng chống dịch

Theo giám đốc sở y tế hà nội nguyễn khắc hiền, sốt xuất huyết là dịch bệnh lưu hành thường xuyên trên địa bàn thành phố, trung bình hằng năm ghi nhận khoảng 5.000 trường hợp mắc bệnh. công tác kiểm tra, giám sát cho thấy, các yếu tố nguy cơ để bệnh sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch vẫn luôn tồn tại. cụ thể, như tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ... thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều như hiện nay cũng là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.

Sốt xuất huyết do 4 chủng của virus Dengue gây ra, do muỗi vằn Aedes egypti đốt và truyền virus từ người bệnh sang người lành. Chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Triệu chứng là các nốt ban đỏ trên da, kèm thân nhiệt tăng cao. Biến chứng sốt xuất huyết có thể làm ch*t người vì gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, dẫn đến sốc hoặc gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau. Diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy, ngủ màn tránh muỗi đốt là các biện pháp chủ yếu phòng sốt xuất huyết hiệu quả nhất hiện nay.

Tính đến cuối tháng 5, toàn Thành phố đã thực hiện được 101 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết. Trong đó đã có 364.720 lượt hộ gia đình được kiểm tra, tuyên truyền hướng dẫn diệt bọ gậy (đạt 98,2%); 2.841 khu vực công cộng, cơ quan, nhà trường, công trường xây dựng được kiểm tra (đạt 96,4%). Chiến dịch phun hóa chất chủ động đã được thực hiện tại các xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao với tổng số lượt hộ được phun Thu*c sát trùng là 12.384 hộ, được khoanh vùng trong khu vực nguy cơ đạt 84,8%; 17 công trường xây dựng, 133 cơ quan, xí nghiệp, trường học được phun hóa chất sát trùng...

Giám đốc sở y tế hà nội cho biết, thành phố sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, bảo đảm trên 90% hộ gia đình được phun hóa chất sát trùng và phấn đấu 100% hộ gia đình được vệ sinh môi trường diệt bọ gậy. đồng thời thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, đặc biệt là giám sát phát hiện sớm các ca bệnh tại cộng đồng, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để nhằm khống chế ổ dịch ngay khi mới xuất hiện những bệnh nhân đầu tiên và đẩy mạnh công tác tuyên truyền để từng người dân biết về bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Cục y tế dự phòng, bộ y tế khuyến cáo, để phòng bệnh sốt xuất huyết, tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt bằng cách: ðậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy. thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần. thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như: chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá,... dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.

Ngoài ra, người dân phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Minh Khuê

Mạng Y Tế
Nguồn: Lao động thủ đô (http://laodongthudo.vn/tang-cuong-kiem-soat-phong-chong-sot-xuat-huyet-109016.html)

Tin cùng nội dung

  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Các nhà khoa học cho biết gần đây, tỉ lệ vô sinh nam giới chiếm tới 40% tổng các ca vô sinh.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Không sử dụng các Thu*c nhuận tràng để điều trị táo bón. Việc sử dụng các Thu*c này có thể gây suy yếu ruột và khiến cơ thể phụ thuộc vào Thu*c
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY