Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Tập thở để phòng bệnh hô hấp

Hô hấp là bệnh rất thường gặp. Để phòng bệnh, chúng ta có thể áp dụng một số bài tập thở đơn giản để tăng sức đề kháng cho hệ hô hấp.
Kiểm tra hệ hô hấp qua hơi thở - Ảnh: Thanh Tùng  Môi trường ô nhiễm, thời tiết thất thường là những nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, khả năng miễn dịch của cơ thể yếu cũng là yếu tố dễ nhiễm bệnh.  Bệnh đường hô hấp biểu hiện với các triệu chứng: sốt, ho (ho khan, ho có đờm, ho từng cơn, ho liên tục), đau đầu, sổ mũi... Nếu không chữa trị dứt điểm, bệnh sẽ dẫn đến viêm mũi, viêm xoang; nặng hơn khi viêm họng lan xuống thanh quản gây viêm thanh, khí, phế quản, hoặc viêm phổi, suy hô hấp (khó thở, nhịp thở tăng, tím tái ở môi và các đầu chi); sốt li bì; mê sảng.

Theo BS Phạm Quang Thanh Long (khoa Phục hồi chức năng, BV Đại học Y Dược TPHCM), để phòng tránh các bệnh đường hô hấp, chúng ta có thể áp dụng một số bài tập thở đơn giản để tăng sức đề kháng cho hệ hô hấp và lưu thông tốt nhịp thở, các bài tập xoáy vào 3 vùng: ngực trên, các xương sườn thấp và cơ hoành. 3 bài tập thở chính đó là thở chu môi, thở sâu, và thở cơ hoành.

Với bài tập thở chu môi, trước hết hãy thư giãn cơ vai và cơ cổ. Sau đó, ta thở chậm bằng mũi với 2-3 nhịp và chu môi như huýt sáo. Bước tiếp theo hãy thở ra nhẹ nhàng bằng miệng kéo dài nhưng không cần phải cố đẩy hết khí ra khỏi phổi. Nên duy trì thở chu môi cho đến khi không còn cảm thấy bị ngắn hơi trong khi thở nữa.  Với bài tập thở sâu, ta có thể nằm hoặc đứng, khuỷu tay khép nhẹ ra sau, hít thật sâu, giữ hơi và đếm đến 5, sau đó thở ra chậm và hoàn toàn.

Còn bài tập thở cơ hoành rất quan trọng, bởi cơ hoành là tấm cơ phẳng ngăn cách ngực và bụng, đóng vai trò chính trong hô hấp. Trước tiên, nằm ngửa, gập nhẹ đầu gối, có thể lót gối bên dưới. Tiếp tục với động tác chống nạnh dưới xương sườn. Khi hít sâu vào, cảm nhận tay được nâng lên trong khi vùng ngực vẫn cố giữ yên. Hít vào đếm đến 3, thở ra đếm đến 6. Bước cuối hãy chu môi nhẹ sẽ giúp thở ra chậm hơn.

Mỗi động tác cần thực hiện 10 lần, tăng lên 12 lần và bắt đầu tập luyện trong khi đi bộ, thậm chí leo cầu thang; nên được thực hiện 3-4 lần/ngày.  Chúng ta có thể đứng trước gương để kiểm soát tư thế của mình. Hiện nay, tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngày càng nhiều, nếu bệnh nhân không hoạt động, hệ cơ bắp sẽ ngày càng suy yếu, dần dần họ sẽ không thể sinh hoạt bình thường được.  Cũng theo BS Long, nếu được hướng dẫn tập luyện đúng cách, bắt đầu với những bài tập thở và sau đó tập thể lực dưới sự giám sát của nhân viên y tế, bệnh nhân sẽ dần thích nghi với tình trạng thiếu ô-xy của cơ thể, cũng như cải thiện hiệu quả làm việc của hệ hô hấp.  Bài tập này còn có thể áp dụng cho những bệnh nhân sau mổ vùng bụng, ngực hay bệnh nhân nằm bất động thời gian dài. Nếu tập thường xuyên, các bài tập sẽ đem lại tác dụng khả quan.

Theo Hà Minh - Thanh Niên

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tap-tho-de-phong-benh-ho-hap-n11653.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau đầu đã trở thành căn bệnh thành thị có tỉ lệ bùng phát cao trong những ngày nắng nóng.
  • Đau đầu kinh niên là chứng bệnh thường gặp với các nhân viên văn phòng, đôi khi tạo áp lực cho bạn và khiến bạn mất tập trung.
  • Nếu hiểu rõ những yếu tố khiến mình bị đau đầu, bạn có thể ngăn chặn trước khi nó xảy ra.
  • Kính gửi Mangyte, Qua phương tiện thông tin và nhiều bạn bè tôi được biết BV Hòa Hảo thật hoàn hảo khi khám và chữa bệnh.
  • Bác sĩ ơi, cháu hay bị đau đầu, đau lắm. Giờ cháu muốn khám ở BV Hòa Hảo thì khám lệ phí là bao nhiêu ạ? Cháu sợ không đủ tiền. Cháu cảm ơn bác sĩ! (Huy - nguyen...93@gmail.com)
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng Thu*c giảm đau. Tuy nhiên một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy hiểm hoặc nghiêm trọng. Đừng bỏ qua đau đầu không giải thích được hoặc đau đầu tiến triển nặng dần theo thời gian.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY