Cây thuốc quanh ta hôm nay

Thảo dược giảm đau và ho do viêm họng

Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
Sát khuẩn, giảm đau rát họng

- Pha muối biển với nước lọc ấm, thử độ mặn như khi nấu canh dùng để súc họng mỗi giờ một lần có tác dụng sát khuẩn và giảm đau rát họng rất tốt.

- Pha loãng nước ép củ cải với nước theo tỉ lệ 1:1 để làm nước súc họng hằng ngày có tác dụng giảm đau, khàn tiếng.

- Lá chua me đất 50g, muối 2g. Rửa sạch lá, nhai với muối rồi nuốt từ từ.

- Lá bạc hà 2 - 3 lá, rửa sạch rồi nhai dập, ngậm nuốt nước từ từ vài lần trong ngày.

- Lá húng chanh 30g, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần.

- Lá rẻ quạt 1 lá, muối 2g. Rửa sạch lá, nhai dập, ngậm với vài hạt muối, khi nào nóng họng thì nhả ra, ngày ngậm 1 - 2 lần, có thể nuốt nước.

Chữa ho do viêm họng

- Hoa đu đủ đực 15g, củ mạch môn, xạ can, lá húng chanh, mỗi vị 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần.

- La hán 1 quả, rửa sạch, thái vụn, hãm với nước sôi, uống thay nước trong ngày.

- Húng chanh tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ; đường phèn 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng mút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần. Dùng 3 - 5 ngày. Đối với trẻ em khó uống Thu*c có thể lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 - 3 lần trong ngày.

- Rễ đậu chiều 8g, sài đất 20g, lá hoặc rễ rẻ quạt 8g, nghệ 8g. Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, mỗi lần uống 1 chén, mỗi giờ uống 1 lần cho hết.

- Cỏ nhọ nồi, bồ công anh, mỗi vị 20g, củ rẻ quạt 12g, kim ngân hoa 16g, cam thảo đất 16g, sắc uống mỗi ngày một thang. Dùng 3 - 5 ngày.

Bác sĩ Thúy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thao-duoc-giam-dau-va-ho-do-viem-hong-835.html)

Chủ đề liên quan:

thảo dược giảm đau viêm họng

Tin cùng nội dung

  • Chủ quan trong việc điều trị bệnh viêm họng cho bé có thể khiến bệnh tái phát với các biến chứng nguy hiểm hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng, uống chanh nóng pha mật ong hoặc trà thục quỳ, bỏ Thu*c lá… có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY