Nhi Nội tiết - Chuyển hoá di truyền hôm nay

Chuyên khoa nhi giữ chức năng chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý di truyền lâm sàng và các bất thường bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp, tư vấn tiền thụ thai (khám tiền sản đề phòng các bệnh di truyền), khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết và tiểu đường ở trẻ em. Các bệnh lý nội tiết nhi khoa và chuyển hoá di truyền có thể kể đến như: tiểu đường sơ sinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu G6PD, chậm phát triển chiều cao, dậy thì sớm̀ hoặc muộn và các bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp, thượng thận, sinh dục, tuyến tụy (cường insulin)

Thiền, năng lượng chuyển hóa thân tâm

Không phải ai thực hành Thiền cũng đạt được kết quả giống nhau; người nào có nội tâm càng thiện lành càng dễ nhiếp tâm hơn. Và nếu nhiếp được tâm thì không những có sức khỏe mà còn có thể đạt đến sơ thiền

Giáo pháp của Phật đều nhằm mục đích hướng chúng sinh đến trí tuệ giải thoát – giác ngộChính đức Phật từng dạy chư vị Tỳ kheo:

Này các Tỳ kheo, hãy đi đi, đi khắp nơi vì lợi lạc và hạnh phúc của số đông, vì lòng từ bi đối với đời vì an lạc và hạnh phúc của trời và người. Chớ đi hai người chung một đường, này các tỳ kheo,hãy thuyết pháp cao thượng ở lúc đầu, cao thượng ở giữa, và cao thượng ở cuối trong tâm trí và ngôn từ

(“Tăng già thời đức Phật,” tr.45).

Từ nguồn giáo pháp của Phật, trên 25 thế kỷ qua đã có biết bao người giác ngộ, ta không có thể thống kê. Còn lại phần lớn nhân loại bình thường, luôn phải đối mặt, giải quyết những vấn đề thực tế như: cơm, áo, gạo, tiền, sức khỏe – bệnh tật,… để bảo tồn sự sống và mưu cầu hạnh phúc trước mắt.

Đối với họ, giải thoát là một việc xa vời so với nhu cầu thực tại mà họ cần “có thực mới vực được đạo”. Những người như vậy thì liệu giáo pháp của Phật có đem lại lợi ích cho họ không?

Có chứ, giáo pháp của Phật không những có đầy đủ công năng để đem lại an lạc – hạnh phúc cho con người ngay trong hiện tại, mà còn đem lại an lạc hạnh phúc cho con người về lâu về dài nữa. Đó chính là những giá trị “thiết thực, hiện đại” của đạo Phật đã được lịch sử chứng minh mà không ai có thể phủ nhận.

Những ai từng bước vào nghiên cứu, thực hành lời phật dạy một cách chân thành và nghiêm túc; họ đều cảm nhận được nguồn năng lượng an lạc – hạnh phúc thâm trầm, sâu lắng mà người bên ngoài không thể hiểu nổi. đặc biệt là “thiền” của đạo phật có khả năng thân – tâm con người rất hiệu quả. có thể nói Có người đã đưa ra nhận định xác đáng về những nghịch lý của thời đại; trong đó có câu “Thu*c thang nhiều hơn nhưng sức khỏe lại kém hơn, đời sống tiện nghi hơn nhưng căng thẳng hơn,…”

Trong khi sức khỏe, khả năng, đầu óc,… con người không tăng thêm thì mỗi ngày họ đều phải xử lý một lượng công việc, thông tin,… cực lớn để có thể giữ cho nền kinh tế không bị lui sụt, để giữ cho môi trường không bị ô nhiễm,... Đó là chưa kể đến những trò chơi trác táng, cuồng loạn, tệ nạn xã hội, tội phạm,… cũng gia tăng với cấp độ không thể kiểm soát.

Người tốt, kẻ xấu cũng đều bị cuốn theo guồng máy sinh hóa đang hoạt động hết tốc lực của nó. Tất cả đều trở thành áp lực đẩy con người đến căng thẳng cực độ. Con người trở nên mất thăng bằng giữa tâm lý và thân S*nh l*, dẫn đến phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm mới.

Phật dạy:

Phần cứng cũng có khi hư nhưng rất ít, hết 80 – 90% là hư ở phần mềm. Con người cũng vậy, nếu tâm chứa đựng quá tải thông tin, nhất là những thông tin xấu (do cuộc sống khách quan và chủ quan đem tới), nó sẽ tạo thành một sức ì hoặc xáo trộn trong tâm và sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thân.

Theo lời Phật dạy cũng như theo dữ liệu y khoa thì có từ 60 – 90% bệnh tật đều xuất phát từ tâm lý bất ổn (stress).

Tuy thế, đa số người ta không biết được điều này, cứ mắc bệnh là tìm bác sĩ; làm cho bệnh viện quá tải mà kinh tế gia đình cũng cạn kiệt luôn. Thế nhưng, có khi họ cũng không qua khỏi bàn tay tử thần, rồi gia đình rơi vào khốn khó. Vì họ không biết được, có một thứ sẽ làm cho cuộc sống dễ chịu hơn rất nhiều, đó là Thiền và ngay cả Tịnh và Mật, những pháp môn mà đã được Đức Phật truyền lại từ rất lâu.

dồi dào (không tốn tiền) giúp con người có được một trí tuệ minh mẫn và một sức khỏe cường tráng, ý chí, nghị lực và bản lĩnh hơn. ngoài ra, thiền cũng có khả năng chữa được rất nhiều bệnh tật mà nhiều khi y học hiện đại phải bó tay.

Vì những hiệu quả thiết thực của Thiền mà ngày nay khắp nơi trên thế giới, người ta đều mở các trung tâm thiền tập để dạy cho mọi người như ở bệnh viện, bộ quốc phòng, thể thao, trường học, thẩm mỹ viện, trại tù v.v.., và Thiền đã trở thành một lối sống văn minh của thời đại.

Do đó, một số người chưa đủ kinh nghiệm cũng như thực chứng về thiền cũng đua đòi mở ra trung tâm dạy thiền (vì mục đích nào đó) nhưng nhiều khi làm cho người thực hành bị căng thẳng hơn và bị tẩu hỏa nhập ma.

Ở những trung tâm thiền này có nhiều người lành bệnh, không bị tẩu hỏa nhập ma, nếu họ chỉ thực hành thiền mà thôi. Ta nên hiểu rằng: Thiền có lợi ích rất lớn nhưng phải đúng phương pháp; nếu không thì sẽ bị tai họa [ Vui lòng xem thông tin nơi đây: Hậu quả của việc tùy tiện khai mở luân xa: http:/www.totha.info/showthread.php?t=322 ].

Khi thực hành Thiền và quan sát, chúng ta thấy nhiều người tu Thiền sai phương pháp nên bị bệnh vì, họ để tâm trên đầu quá nhiều làm khí lực chạy lên và bị mất chân Âm nên bị bệnh; có người ngồi thiền chạy theo những ảo ảnh hiện ra trong tâm cũng thành bệnh, có người vọng tưởng quá nhiều thành bệnh; có người tâm không nhiếp được mà vẫn cố ép cho nó nhiếp làm căng thẳng thêm và thành bệnh, hoặc mơ mộng chứng quả, đắc thần thông,… đều thành bệnh.

Thiền rất hay, đó là điều chắc chắn, nhưng vì có nhiều người tu Thiền rồi bị bệnh, hoặc có nhân cách không giống ai nên riết rồi người ta sợ Thiền và chuyển sang tu các Pháp môn khác.

Sở dĩ nói “Thiền Phật giáo” là để phân biệt với các loại thiền “lai căn” (lấy nguồn gốc từ thiền Phật giáo nhưng lại chế biến thành món khác và đặt “thương hiệu”mới). Nhưng cái gì đã bị pha chế thì cái đó kém chất lượng và nhiều khi để lại phản ứng phụ.

Hiện nay xung quanh ta có nhiều loại thiền như: thiền khai mở luân xa, thiền xuất hồn, thiền yoga, thiền nhân điện,… với mục đích là giúp con người có được một thân thể khỏe mạnh,…Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cấp độ giới hạn và nhiều bất cập mà chúng ta cần cẩn thận.

Vì thân và tâm là một khối liên lạc không thể tách rời; nếu tâm còn bệnh thì thân làm sao khỏe mạnh bền bỉ được. Theo tâm lý học thì tâm thường biểu hiện ra 6 cảm xúc chính là: Giận hờn, ngạc nhiên, khinh khi, buồn rầu, an lạc và sợ hãi [em Hồng Quang, “Thiền và những lợi ích thiết thực”. Xuân 2013, tr.42 ]. Trong các tâm lý cảm xúc này, chỉ có “an lạc” là có lợi cho sức khỏe mà thôi. Còn lại những trạng thái khác đều gây bất ổn cho sức khỏe vì bị stress (căng thẳng).

Cơ chế Thiền của Phật giáo

Trong tâm của mỗi người luôn luôn tồn tại những tâm niệm “thiện” và “bất thiện”. Tâm niệm “thiện” như: tâm từ bi, tâm hỷ xả, khoan dung, độ lượng, can đảm, dũng cảm, siêng năng, khiêm tốn,… Những tâm này tạo thành một tâm hồn mạnh mẽ, sảng khoái, nhẹ nhàng. Đồng thời, nó cũng làm cho sức đề kháng của Thân tăng lên, tránh được rất nhiều bệnh tật. Một tâm hồn hiền thiện, sâu lắng, chững chạc,… cũng làm cho thân của người ấy trang nghiêm, quý phái, rạng rỡ, đẹp đẽ hơn rất nhiều.

Ngược lại, những tâm niệm “bất thiện” như: tham, sân, si, hận thù, ganh ghét, đố kỵ, chấp trước, phiền não, kích động,…làm cho não bộ hoạt động hết tốc lực gây căng thẳng,… làm cho thân uể oải, mệt mỏi, mất chất đề kháng và hệ miễn nhiễm của cơ thể suy yếu, bệnh dễ sinh, đôi lúc rất nghiêm trọng.

Tuy nhiên, làm thế nào để loại bỏ được những tâm bất thiện và phát huy được tâm thiện trong mỗi con người; thì đây chính là vai trò của Thiền.

“Thiền là điều phục Tâm

Nhưng muốn điều phục Tâm

Phải điều hòa hơi thở

Muốn điều hòa hơi thở

Phải điều hòa được Thân

Cộng với Phước vô ngần”

(TT.Thích Chân Quang, "khẩu quyết tu thiền", tr. 20).

Mặc dù, đức Phật là người thành tựu Phật quả bằng con đường Thiền định và giáo dục Thiền cho nhân loại. Nhưng Ngài không bao giờ chỉ dạy Thiền một cách đơn điệu mà luôn luôn dạy kèm với một đời sống đạo đức, chuẩn mực. Nghĩa là phải đầy đủ Bát Chánh Đạo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định). Và thực hành Bát Chánh Đạo, cũng là thực hành Thiền.

Không phải ai thực hành Thiền cũng đạt được kết quả giống nhau; người nào có nội tâm càng thiện lành càng dễ nhiếp tâm hơn. Và nếu nhiếp được tâm thì không những có sức khỏe mà còn có thể đạt đến sơ thiền. Xem hình Thiền và làn sóng não

Brain Wave Frequency (cycles per seconds)

14-21 cps and higher. 7-14 cps. 4-7 cps. 0-4 cps.

Delta là trạng thái tỉnh lặng nhất, hành giả được xem như đạt đến sơ thiền [ Hồng Quang, sđd, tr. 61 ].

“Chấm dứt các điều ác

Thực hành mọi việc lành

Giữ tâm hồn thanh tịnh


Đó là lời Phật dạy »

(Pháp cú, 183).

Trong « Kinh Thân Hành Niệm » và « Kinh Tứ Niệm Xứ » Đức Phật dạy phương pháp tọa thiền như sau :

« Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy biết rõ: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy biết rõ: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập…”

(Trung Bộ Kinh I, “Kinh Tứ Niệm Xứ “).

Hơi thở là mối liên hệ giữa thân và tâm, là mạng mạch của sự sống. Thế nên chỉ cần kiểm soát được hơi thở, biết rõ hơi thở, tự nhiên tâm sẽ yên lắng và dần nhập vào Định. Thật ra, khi một người nhập được định thì không chỉ là đạt được sức khỏe, sắc đẹp, thông minh, trí tuệ,…mà còn xuất hiện nhiều khả năng tâm linh phi thường. Ta gọi là năng lực thần thông.

Có nhiều cách để kiểm soát hơi thở. Cách thông dụng và hiệu quả nhất là Quán sổ tức. Đức Phật dạy là phải biết rõ hơi thở ra vào một cách tự nhiên không cố ý, cũng không điều khiển hơi thở, mà chỉ cần biết rõ hơi thở mà thôi.

Tuy nhiên, chúng ta nên cẩn thận để khỏi rơi vào tình trạng hoang tưởng lúc hành Thiền, [“Thiền nhân điện”Tổng hợp lời Phật dạy ta có công thức Thiền như sau:

THIỀN = ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC + PHƯƠNG PHÁP + KHÍ LỰC + CÔNG ĐỨC + SỰ YÊN TĨNH CỦA TÂM

Đời sống đạo đức là đời sống thiện lành, thương yêu, hòa ái, giúp đỡ tha nhân, tâm hồn thanh khiết.

Phương pháp: là phương cách đúng để không bị sai lạc, gây tổn hại cho thân tâm.

theo nguyên tắc (tích lực ở bụng dưới “đan điền” tạo thành nguồn kinh lực mạnh đưa lên não, giúp cho não lưu thông máu huyết đều đặn và dễ nhiếp tâm), có thể đi bộ, chạy bộ hoặc tập luyện khí công,…

là phước có được do ta sống vị tha, giúp đỡ người, nghĩ tốt về tha nhân. Phước càng dày thì tâm càng dễ nhiếp.

nghĩa là tâm ta lắng vọng tưởng tới đâu thì ta đạt được an lạc, hạnh phúc tới đó.

Nói đến Thiền thì chủ yếu là người ta nói đến “Thiền tọa”. Tuy nhiên ta cũng có thể hành thiền ở mọi lúc, mọi nơi. Cụ thể là qua bốn oai nghi: hành, trụ, tọa, ngọa (đi, đứng, ngồi, nằm). Lúc nào cũng có thể biết rõ được tâm, kiểm soát được hơi thở cả.

Ngoài Thiền Chỉ (giúp cho tâm yên định nhanh) Đức Phật còn dạy Thiền Quán (để xa rời những chấp trước: cái này là Ta, cái này là của Ta,... Các pháp Quán như: Quán từ bi, Quán vô thường, Quán vô ngã, Quán nhân duyên, Quán khổ, Quán đoạn diệt,…

Tóm lại: Thiền Phật giáo không chỉ giúp cho con người có được sức khỏe tốt, dẻo dai, bền bỉ mà còn cho con người một bộ óc thật linh mẫn. Từ bộ óc này con người có thể đưa nền văn minh của nhân loại đi đến tuyệt đỉnh. Như lời nhận xét của nhà vật lý học lừng danh thế kỷ XX Albert Eintein như sau:

Tôn giáo của tương lai sẽ là tôn giáo của toàn cầu, vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học, tôn giáo ấy phải bao quát tất cả về phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đạt căn bản của ý thức, đạo lý xuất phát từ kinh nghiệm. Tổng thể gồm nhiều phương diện trên trong cái nhất thể đầy ý nghĩa, chỉ có Đạo Phật mới đầy đủ các điều kiện ấy.”

Kính chúc quý vị thân tâm an lạc với THIỀN (9392).

Lê Thị Lựu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ĐTKVN, “Kinh Trung Bộ I, II, III”, Nxb. Tôn Giáo, 2003

2. Hồng Quang, “Thiền và những lợi ích Thiết thực”, 2013

3. TT.Thích Chân Quang, “Giáo trình Thiền học”, Nxb. Tôn giáo, 2008

4. HT.Thích Minh Châu, “Hành Thiền”, Nxb. Tôn giáo, 2005

5. HT.Thích Chơn Thiện, “Tăng Già Thời Đức Phật”, Nxb. Phương Đông, 2008

Lê Thị Lựu

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/thien-nang-luong-chuyen-hoa-than-tam-d12746.html)

Chủ đề liên quan:

chuyển hóa năng lượng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY