Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thiếu niên 17 tuổi ung thư xương

Hà Nội-Bệnh nhân nam, 17 tuổi, bị đau chân trái âm ỉ vài tháng, chẩn đoán mắc ung thư xương, phải phẫu thuật cắt u và thay xương, khớp nhân tạo.

Bệnh nhân đau gối trái khoảng ba tháng trước, ban đầu cho rằng là dấu hiệu bất thường ở tuổi dậy thì. Sau đó cẳng chân trái dần hiện rõ khối u, cơn đau tăng dần, khiến anh không thể duỗi được chân. Anh khám ở bệnh viện địa phương phát hiện ung thư xương, chưa kịp điều trị thì gia đình bị cách ly y tế ba tháng do Covid-19. Khối u lớn dần trong thời gian cách ly, khớp gối co rút, bất động, thiếu niên này phải ngồi xe lăn. Bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút, cơ tứ chi teo nhỏ.

Khi hết cách ly y tế, bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh khám. Bác sĩ Nguyễn Trần Quang Sáng, khoa Phẫu thuật khớp và Y học thể thao, ngày 7/7 cho biết, khối u phát triển lớn sau ba tháng không được điều trị, xâm lấn mặt khớp và các hệ thống dây chằng quan trọng của khớp gối. Do đó, khớp gối bất động, không thể duỗi thẳng và gây teo nhỏ hệ thống cơ chi dưới. Bệnh nhân cần phẫu thuật cắt một nửa xương vùng cẳng chân và phần mềm bị u xâm lấn để loại bỏ khối u hoàn toàn. Tuy nhiên, vùng cẳng chân sẽ bị khuyết hổng xương và phần mềm lớn.

Nhóm điều trị quyết định sử dụng công nghệ mô phỏng 3D để thiết kế bộ khớp gối, một nửa xương chày và có đủ độ vững vàng, thay vào phần bị cắt bỏ. Bộ khớp này được thiết kế chính xác với các chỉ số riêng của bệnh nhân, đảm bảo chức năng hoạt động khi thiếu hụt quá nhiều phần mềm và hệ thống dây chằng quanh gối. Nhóm cũng lên phương án tạo hình gân bánh chè để phục hồi chức năng duỗi của khớp gối.

Ca mổ diễn ra ngày 1/7. Ngay sau mổ, bệnh nhân đã có thể duỗi thẳng chân, hôm sau tập đứng và đi trên chính đôi chân của mình. Ngày 7/7, sức khỏe chàng trai hồi phục tốt.

Bác sĩ sáng cho biết 60-70% bệnh nhân ung thư có thể sống thêm 5 năm và phục hồi chức năng chi thể nhờ tiến bộ về y học. song, kết quả điều trị tốt chỉ khi người bệnh đi khám sớm, tránh để bệnh diễn biến quá lâu. trong trường hợp của chàng trai, khối u quá to làm giảm cơ hội bảo tồn chi thể, khi phẫu thuật thành công thì quá trình phục hồi chức năng hệ thống gân cơ rất khó khăn và công phu.

Theo bác sĩ dương đình toàn, phó trưởng khoa khám xương, bệnh viện hữu nghị việt đức, ung thư xương hay gặp ở trẻ 1-12 tuổi, chiếm 0,2% trong các loại ung thư nguyên phát, đứng thứ 6 trong tất cả các loại ung thư nguyên phát ở trẻ em.

Ung thư xương có tỷ lệ Tu vong cao, đặc biệt ở những người trẻ. tại mỹ, tỷ lệ ung thư xương nguyên phát được chẩn đoán hàng năm khoảng 3300 ca, trong đó phần lớn người bệnh Tu vong trong năm đầu tiên sau khi phát hiện. các loại ung thư nguyên phát hệ xương khớp thường gặp nhất theo thứ tự: ung thư xương (osteosarcoma) chiếm 35%, ung thư sụn (chondrosarcoma) 25%, ung thư ewing (ewing sarcoma) 16%, u mô sợi ác tính (malignant fibrous histiocytoma) 5%.

Thống kê về ung thư hàng năm của Globocan tại Việt Nam hiện chưa ghi nhận tỷ lệ về bệnh ung thư xương.

Vùng chân trái của bệnh nhân có khối u sưng to. Ảnh do bác sĩ cung cấp.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/thieu-nien-17-tuoi-ung-thu-xuong-4305807.html)

Tin cùng nội dung

  • Những điều Cháu viết trong thư cũng chính là những điều đang làm cho Cô và nhiều đồng nghiệp rất day dứt trên góc độ những nhà quản lý.
  • Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY