Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Thơ đọc chậm để cảm nhận tình yêu qua những nỗi đau

(PetroTimes) - Cách đây khoảng hơn 2 năm, tôi được nhà văn Kiều Bích Hậu giới thiệu với nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ Bàng Ái Thơ. Ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp chị là một phụ nữ dễ gần, giọng nói nhẹ nhàng, phảng phất nét buồn nơi đôi mắt thăm thẳm.

Dáng vẻ bình thản, cử chỉ khoan thai như có điều gì đó toát ra ở chị nét đôn hậu bình dị. Chị đưa tôi tập sách gồm những bài thơ chị sáng tác và nhờ chuyển ngữ sang tiếng Anh.

Nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ Bàng Ái Thơ

Thơ ca là nghệ thuật ngôn từ. con người nói chung và nhà thơ nói riêng giao tiếp được với nhau nhờ có ngôn ngữ, nhưng khi ngôn ngữ bất đồng thì chính nó lại cản trở giao tiếp. mặc dù vậy, sự giao tiếp thơ ca giữa các quốc gia vẫn diễn ra, một phần quan trọng là nhờ một công việc được gọi tên là chuyển ngữ.

Rất nhiều nhà thơ việt nam muốn thưởng thức thơ ca của các nhà thơ nước ngoài và ngược lại cũng có nhiều nhà thơ nước ngoài muốn thẩm vị thơ ca việt nam. chính vì vậy, nhóm nữ dịch giả hà nội nói chung và tôi nói riêng muốn là cầu nối để góp phần nhỏ bé ngôn ngữ của mình chuyển tải thơ ca của một số nhà thơ việt nam ra nước ngoài và ngược lại, muốn đưa hơi thở thơ ca của các nhà thơ nước ngoài giới thiệu cho người việt nam.

Ở một chừng mực nào đó, chuyển ngữ thơ cũng là sáng tác. Bởi nếu chỉ dịch thuật thì rất dễ, nhưng dịch thơ ca yêu cầu phải có “đôi cánh bay bổng” hay thậm chí “mộng du” đôi khi “phù du” thế nên, tốt nhất chuyển ngữ thơ ca nên là nhà văn/nhà thơ. Hoặc ít nhất là người đã từng viết truyện, làm thơ thì dễ cảm thụ hơn.

Có lẽ vì vậy nên nữ sĩ bàng ái thơ cũng như nhiều tác giả việt nam liên lạc và muốn tôi chuyển ngữ thơ của họ thì tôi rất sẵn lòng. chẳng phải họ không nhờ được ai làm công việc đó, mà là họ thấy tôi cũng viết truyện, làm thơ, yêu văn chương nên đâu đó thấy có sự đồng cảm, việc chuyển ngữ có lẽ vì vậy mà thuận lợi hơn.

Dịch thơ chưa bao giờ là giản đơn, càng không phải dễ dàng. Rất khó có thể chuyển được toàn vẹn ý tưởng, tình cảm cũng như hình thức nghệ thuật khi dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Thật tình mà nói, tôi không phải là người giỏi ngoại ngữ tuy nhiên, cá nhân tôi không vì thế mà chùn bước. Ngược lại, tôi xem đó là niềm vui mà ngôn ngữ thách thức để rồi sau mỗi lần tìm ra đáp án trong từng câu chữ, niềm hạnh phúc như được vỡ òa.

Nữ sĩ bàng ái thơ là người tâm huyết với mong muốn kết nối giao lưu, quảng bá thơ ca việt nam ra nước ngoài. và khi thơ ca việt nam được vươn ra nước ngoài thì chẳng phải chúng ta tự hào sao, đi bên cạnh bạn bè quốc tế, có điều hay ho để “khoe” chẳng tốt sao? vậy nên tôi rất vui khi được chị lựa chọn mình là người chuyển ngữ sang tiếng anh cho tập thơ của chị.

Để nắm bắt được hồn thơ của tác giả, để việc chuyển ngữ được suôn sẻ, tôi có dành thời gian nhất định để tìm hiểu về nữ sĩ bàng ái thơ và đọc các tác phẩm thơ của chị.

Bàng Ái Thơ sinh năm 1958 tại Hà Nội, là con gái nhà thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên và là cháu của cụ Bàng Nguyên Dũng (tức cụ Nghị Bắc kỳ). Hậu duệ đời 32 của Lý Thái Tổ, dòng dõi hậu duệ đích tôn của Hoàng tử thứ ba Lý Hùng Tích Hoài Nam Vương.

Sinh ra trong một gia đình có bề dày truyền thống thơ ca và hội họa, bàng ái thơ bắt đầu làm thơ khi mới lên 8, có thơ đăng cùng thời với trần đăng khoa, cẩm thơ... cũng ngay từ tuổi thiếu niên, bàng ái thơ tập vẽ với toan, cọ. hiện sống tại hà nội.

Nữ sĩ bàng ái thơ từng xuất bản 6 cuốn thơ ở việt nam. chị từng đoạt 2 giải thưởng văn học trong nước, đồng thời cũng là một họa sĩ với 3 triển lãm cá nhân và nhạc sĩ với 3 giải thưởng âm nhạc.

Sinh ra trong một gia đình, một dòng tộc danh giá đã có những nhân sĩ của nhiều thế hệ từng đóng góp đáng kể cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. Những áng văn, thơ, hội hoạ, nhiếp ảnh, âm nhạc của các bậc tiền hiền trong dòng tộc là những tác phẩm để đời. Họ không chỉ ghi tên tuổi trong nước mà trên thế giới cũng từng vang tên họ.

Nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ bàng ái thơ luôn nhìn vào tấm gương dòng tộc mà noi theo và phấn đấu. cũng là tạo cho chị những động lực mạnh mẽ hơn, có được nội lực bền bỉ mà nối nghiệp ông cha. dòng máu nghệ thuật tổ tiên đã cho chị tiếp nhận những tinh tuý truyền đời, để mong được nối nghiệp nhà, mong những đam mê được thoả sáng tạo.

Khi còn nhỏ, chị đã thích đọc, thích viết, làm thơ những gì hiện diện xung quanh mình. Chị vẽ những bức tranh bằng tâm hồn non nớt, làm thơ bằng tâm hồn ngây thơ trong sáng của đứa trẻ lên 8. Rồi tới khi những nỗi đau vật chất cũng như nỗi đau tinh thần mà chị từng nếm trải, thì cũng là lúc hồn thơ trong chị thức dậy an ủi như liều Thu*c băng bó cho mọi nỗi đau cuộc đời. Đứa con trai đầu lòng chẳng may mất đi, hôn nhân đầu tan vỡ... Cuộc hôn nhân thứ hai cũng gặp cảnh trớ trêu, nỗi đau anh gây ra cho chị chưa kịp dịu thì anh lại qua đời...

Chị làm thơ từ những nỗi đau, những trăn trở từ cuộc sống thường nhật đời mình và cả từ những nhỏ nhặt của cuộc sống. Tập thơ này được chị viết ở nhiều thời điểm, bằng nhiều tâm trạng, cảm xúc thầm lặng. Nữ sĩ khai thác các giác quan cảm thụ của tâm hồn thơ để chiêm nghiệm về những khoảng lặng, góc khuất của kiếp nhân sinh bằng những hình tượng ám ảnh.

Thơ của chị không dễ đọc. Tôi phải đọc đi đọc lại vài lần để tìm ra ý thơ và điều tác giả muốn truyền tải. Có lúc, tôi dành một góc nhỏ thật đẹp của riêng mình, rồi thẩm thơ bằng cách đọc chậm, rất chậm như thể chiêm nghiệm hồn thơ của tác giả. Rồi từ đó nghiền ngẫm, sâu lắng và bất chợt, nhận thấy những áng thơ ấy đậm chất suy tư về thân phận người phụ nữ, về lẽ trái ngang của dòng đời vô tình nghiệt ngã. Tuy nhiên, nét suy tư ấy không phải là sự bi lụy mà chứa chan tình yêu cuộc sống với những ngầm định nhân văn cao cả.

Bìa tập thơ là “Ma thuật thi ca” của nữ sĩ Bàng Ái Thơ

“phụ nữ là một nửa thế giới chịu trách nhiệm làm nên những kì diệu từ những mềm mỏng hay cứng cáp đời người, cùng góp phần với nửa thế giới kia, tạo nên một hành tinh văn minh, phồn thịnh"... đây cũng là lí do nữ sĩ bàng ái thơ muốn tác phẩm của mình được vươn tầm ra quốc tế, tới tay bạn đọc yêu thơ, mong được chạm vào những trái tim đồng cảm. theo chị, trên thế giới tất cả phụ nữ, ngoài những điểm chung thì đều có những cái riêng, những góc khuất cuộc đời mà chỉ phụ nữ mới thấu hiểu và cảm thông với nhau, sẻ chia với nhau dưới nhiều nội dung, hình thức, mà thi ca cũng là một trong những hình thức cảm thông được thông qua những ngôn ngữ giãi bầy trang trọng.

Qua tập thơ này, thông điệp sâu xa mà nữ sĩ bàng ái thơ muốn truyền tải tới những người phụ nữ gặp nghịch cảnh là “khi ta được làm người, khi rơi vào hoàn cảnh trớ trêu nào đó, hãy tin rằng lối thoát đang ở trước mặt ta, số phận chỉ chập chờn, biến ảo như đùa giỡn với kiếp người mà thôi. tự ta nỗ lực để vượt qua số phận mà thay đổi, chiến thắng số phận”.

Tôi bắt đầu chuyển ngữ sau khoảng thời gian thẩm thấu tác phẩm và gặp gỡ, trò chuyện với tác giả đủ lâu để tự tin bắt tay vào việc. khi tôi hoàn thành việc chuyển ngữ, nhà văn/dịch giả kiều bích hậu là người biên tập trong nước và nhà thơ bruce grey hiệu đính từ năm 2020. tiêu đề của tập thơ là “ma thuật thi ca”.

Qua quá trình giới thiệu tập thơ tới các nhà xuất bản hơn một năm, tập thơ cuối cùng đã được Nhà xuất bản Ukiyoto của Canada ưu ái lựa chọn. Gần đây tập thơ chính thức ra mắt độc giả tiếng Anh và độc giả Việt kiều toàn thế giới qua kênh phát hành của NXB và kênh Amazon. Tập thơ được in song ngữ Việt - Anh, gồm 35 bài thơ được tác giả sáng tác trong vòng 10 năm qua.

Tôi thấy thật vui và may mắn vì mình đã có cơ duyên được biết nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ Bàng Ái Thơ, được chuyển ngữ thơ ca và học được ở người phụ nữ này những điều khó gọi thành tên.

Nhà văn/dịch giả Khánh Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/tho-doc-cham-de-cam-nhan-tinh-yeu-qua-nhung-noi-dau-650590.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY