Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Thực hư “thần dược” từ nhau thai bà đẻ

Không phải nhau thai nào cũng là vị Thu*c và nếu sử dụng bánh nhau không rõ xuất xứ, chất lượng thì nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm rất cao.
Thông tin về bài Thu*c có vị “thần dược” chữa vô sinh, hiếm muộn, yếu S*nh l* từ nhau thai bà đẻ gây xôn xao gần đây. Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, nhiều người đàn ông luống tuổi suy giảm S*nh l* cũng thử vận may mua về uống với hy vọng được cường tráng hơn...

Một đồn mười...

TPHCM cũng tràn ngập “bánh nhau” không rõ xuất xứ

Tại TPHCM, hiện nhau thai khô đang được bày bán la liệt tại chợ dược liệu ở quận 5.Hầu như cửa hàng nào cũng bán nhau thai khô.

Hầu hết các cửa hàng dược liệu trong khu vực chợ đông y đều bán “tử hà sa” (chế biến từ nhau thai) với giá từ 75.000 - 85.000 đồng (loại chỉ có 5 chữ), loại giá cao nhất từ 110.000 - 135.000 đồng/gói (loại 10 chữ), không có xuất xứ nguồn gốc, không có nhãn phụ tiếng Việt.

Tại các cửa hàng Thu*c Đông y thường có giá 250.000 đồng/gói.

Những gói “tử hà sa” này được sấy khô, sợi màu vàng như sợi mì gói. Những người bán hàng ở đây thường bảo khách ăn loại này rất bổ, cả hai vợ chồng có thể cùng ăn bằng cách nấu canh, xào với rau hoặc hấp. Một chủ cửa hàng chuyên bán Thu*c Đông y ở TPHCM cho biết, “tử hà xa” được nhập từ Trung Quốc về, chế biến đơn giản.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM khuyên rằng, không nên dùng “tử hà xa” không rõ nguồn gốc. Người dân muốn sử dụng cần có sự tư vấn của thầy Thu*c uy tín, không nên tự ý mua Thu*c về sử dụng. Theo nguyên tắc, khi sản xuất Thu*c từ nhau thai phải có quy trình sàng lọc, kiểm duyệt rất chặt chẽ để tránh các bệnh như HIV, viêm gan… Một số thầy Thu*c Đông y kiến nghị, “tử hà sa” hiện vẫn được nhiều thầy Thu*c kê đơn chữa bệnh – là nhu cầu có thật hiện nay, Nhà nước nên có những xí nghiệp sản xuất, chế biến nhau thai theo tiêu chuẩn tốt nhất để phục vụ người dân.

T.L

Thời gian gần đây, những thông tin truyền tai nhau về công dụng hiệu nghiệm của nhau thai bà đẻ khiến nhiều người đổ xô đến các cửa hàng Đông y tự mua Thu*c về uống. Phố Lãn Ông - nơi chuyên doanh Thu*c Nam, Thu*c Bắc của Hà Nội - dường như cũng tấp nập hơn.

Chị N.T.M, khách hàng đang hỏi mua nhau thai tại cửa hàng Thu*c T.A trên phố Lãn Ông cho hay: “Ông xã nhà mình người yếu, khí huyết suy, uống nhiều loại Thu*c bổ rồi nhưng cũng không cải thiện được nhiều. Hôm nọ nghe bà chị dâu mách là tìm nhau thai tươi về sắc nước uống rất hiệu nghiệm, người khỏe hẳn lên nhưng bây giờ kiếm nhau thai tươi khó nên tôi mua nhau thai khô về sắc uống.

Một vị khách nam tên P.M.C cũng đang loay hoay hỏi giá cả, chất lượng gói nhau thai. Anh C cho biết, anh nghe người bạn mách uống bột nhau thai có thể làm cường dương nên tìm mua về.

Một số người khác thì cẩn thận hơn, mang theo cả đơn kê các vị Thu*c đến các cửa hàng mua, trong đó có nhau thai kết hợp với một số vị Thu*c khác để uống, Chị M.T.H, người cầm đơn Thu*c trên đến mua Thu*c tại cửa hiệu H.L trên phố Lãn Ông cho hay: “Mình có ông bác làm nghề bốc Thu*c ở quê, ở dưới đó không có vị nhau thai nên kê cho đơn Thu*c này mang lên đây mua về sắc cho chồng uống khỏe người”.

Chị H cho biết thêm, bài Thu*c này dùng cho những người can thận hư yếu như di tinh, sốt chiều, ra mồ hôi trộm hoặc người già gày yếu.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Liên (giảng viên Đại học Y Dược Thái Nguyên) cho biết: “Theo y học cổ truyền, nhau thai là một vị Thu*c có nhiều tác dụng dược lý như chữa hư lao, ho lao, suy nhược cơ thể, tráng dương bồi bổ cơ thể nói chung. Tuy nhiên, có thể do nhu cầu thị trường nên những lời đồn, thông tin dược lý có tác dụng cường dương, chữa yếu S*nh l*, vô sinh được đẩy lên thành công dụng thần kỳ như thần dược”.

250.000 đồng/“bánh nhau”

Thực chất, nhau thai khô chính là vị Thu*c có tên “tử hà sa”. Theo y học cổ truyền, nhau thai còn được gọi là thai bàn, nhân bào, thai y, tên khoa học là Placenta Hominis.

Theo sách “Những cây Thu*c và vị Thu*c Việt Nam” và “Trung dược học” thì nhau thai có vị mặn, ngọt, ôn, trong đó có chất protid đặc biệt cấu tạo bởi 8 phân tử, có nhiều loại kháng thể, nhiều loại hormon như hormon bài tiết sữa, hormon kích thích tuyến giáp, nhiều loại enzyme, tiết tố sinh hồng cầu...

Các tài liệu y học cổ truyền đều ghi ứng dụng lâm sàng của nhau thai là để trị cơ thể suy nhược, khí huyết hư tổn như có các bệnh lao, thiếu máu, suy nhược thần kinh, viêm phế quản mãn ở người già, hen suyễn kéo dài.

Thu*c có tác dụng làm cường tráng cơ thể, dùng độc vị hoặc phối hợp với các loại Thu*c bổ khác như nhân sâm. Hoặc có thể dùng riêng bột nhau thai hòa nước uống hoặc pha chế cùng một số loại Thu*c khác như bách bộ, bối mẫu, bạch sâm...

Một số trường hợp khác thì có thể dùng nhau thai tươi (bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2 - 4cm; một nhau thai bình thường nặng khoảng 400 - 600g) rửa sạch, nấu nhừ hoặc thái băm nhỏ, rán trứng mà ăn để bổ huyết, tăng sữa cho người mẹ.

Không chỉ trong các cuốn sách y học cổ truyền mà trong kinh nghiệm dân gian, nhau thai cũng được cho là vị Thu*c bổ. Phong trào dùng nhau thai tươi làm thức bổ dưỡng đặc biệt nở rộ ở những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, khi mà người dân đua nhau đến các trạm xá, cơ sở y tế xin nhau thai bà đẻ về chế biến để ăn. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhau thai nào cũng là vị Thu*c. Chỉ có nhau thai của sản phụ không bệnh tật mới được dùng làm vị Thu*c, hay thức bổ dưỡng cho người.

“Tử hà sa” được dùng làm Thu*c lần đầu tiên là được ghi trong sách “Bản thảo thập di” với tên Nhân bào, nghĩa là Thai bàn của người sản phụ không bệnh tật. Tuy nhiên, với những gói nhau thai đã được chế biến thành phẩm thì khó mà chắc chắn chúng được chế từ nhau của sản phụ có bệnh hay không có bệnh.

Mỗi một gói nhau thai bán trên phố Lãn Ông được gọi là “bánh nhau” hay “bánh tử hà sa”. Mỗi gói này chỉ to hơn chiếc bánh quy thông thường một chút nhưng được bán với giá tới 250.000 đồng/gói. Có hai loại bánh nhau, một loại có 5 chữ, một loại 10 chữ - đều bằng tiếng Trung.

Tuy nhiên, tại các cửa hàng Đông y ở Hà Nội, chủ yếu chỉ bán loại 5 chữ, rất hiếm khi gặp loại bánh có in 10 chữ. Theo lời quảng cáo của nhiều chủ hàng thì đó (loại 5 chữ) là loại tốt nhất rồi (?).

Nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm...

Hiện những bánh nhau thai được bày bán trên phố Lãn Ông và một số cửa hàng Đông y đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Khi được hỏi về nhau thai sản xuất trong nước thì các chủ cửa hàng Thu*c đều lắc đầu bảo không có, chỉ có hàng nhập từ Trung Quốc thôi.

Những bánh “tử hà sa” này được đóng đơn giản trong túi nilon màu trắng, mép túi được hơ lửa dán kín. Không hề có nhãn mác bằng tiếng Việt, mà ngay cả nhãn mác ghi thành phần bằng tiếng Trung Quốc cũng không có. Chỉ duy nhất có ba chữ phía trên và hai chữ phía dưới bằng tiếng Trung.

Theo Thầy Thu*c ưu tú, lương y Trần Văn Quảng (người vừa được nhận giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông của Bộ Y tế) phiên dịch thì: “Ba chữ phía trên có nghĩa là Tử hà sa, hai chữ phía dưới nghĩa là Kha Ký”.

Chúng tôi đã mang gói bánh nhau tham khảo ý kiến đánh giá của một số người tiêu dùng và chuyên gia ngành y... thì nhận được không ít ý kiến cảnh báo, lo ngại về nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, AIDS.

Chị Nguyễn Thị Lan (hiện công tác trong ngành kiểm toán, trú tại ngõ 230 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhận xét: “Bánh nhau thai này không biết được chế biến như thế nào? Có được sấy tiệt trùng không hay chỉ là hong qua? Tôi rất sợ bị lây bệnh truyền nhiễm. Mà chỉ nghĩ tới việc không biết họ lấy nhau thai của ai, người như thế nào... đã thấy ghê, chứ chưa nói đến những sản phụ có bệnh AIDS, viêm gan hay bệnh truyền nhiễm nào đó”.

Theo một chuyên gia: Virus HIV ở dạng dịch lỏng chỉ bị tiêu diệt trong nhiệt độ 56 độ C sau 20 phút. Nếu virus HIV ở dạng đặc, khô thì sự sống kéo dài hơn nhiều lần. Tất cả các công trình nghiên cứu đều cho thấy, với điều kiện hanh khô, thời tiết nóng thì virus HIV ch*t nhanh hơn. Ngược lại, trong điều kiện nhiệt độ ẩm ướt, mát mẻ thì virus HIV sống lâu hơn. Đặc biệt trong điều kiện 4 - 5 độ C thì virus HIV không ch*t, trong nhiệt độ âm thì virus này sống tới hàng trăm năm...

Trên một trang web còn ghi rõ: HIV có thể lây truyền từ một người mẹ bị nhiễm HIV sang cho trẻ sơ sinh của mình qua nhau thai trong lúc mang thai và khi sinh đẻ. Tỷ lệ truyền HIV từ người mẹ bị nhiễm HIV sang cho trẻ sơ sinh là khoảng 13 - 50% tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và tỷ lệ HIV trong máu của người mẹ.

Nhau thai cũng không đủ khả năng chống lại virus như virus cúm, virus gây bệnh Rubella... chúng vẫn có thể xâm nhập qua nhau thai vào bào thai. Nếu sản phụ hút Thu*c hay uống rượu thì các chất từ rượu và Thu*c có thể qua nhau thai, truyền tới thai nhi.

Vì thế, việc sử dụng bánh nhau thai không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ chất lượng rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B và vô số bệnh truyền nhiễm khác truyền qua vi khuẩn, virus trong nhau thai sản phụ có bệnh.

Nhau thai là bệnh phẩm!

Theo diễn đàn về Đông Trùng hạ thảo trên trang web bacsi.com thì nhau thai là một bệnh phẩm. BS Lưu Thế Duyên (BV Từ Dũ TPHCM) cho biết, cách đây vài chục năm, khi các công ty dược còn sản xuất Thu*c Filatov (một loại Thu*c chữa suy dinh dưỡng, còi xương cho trẻ) BV Từ Dũ có bán lại nhau thai cho các công ty này.

Nhưng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, Thu*c Filatov không còn sản xuất nữa nên bệnh viện đăng ký với Công ty Môi trường đô thị TPHCM phân loại rác thải y tế, trong đó có nhau thai, để đưa đi tiêu hủy.

Một bác sĩ của BV phụ sản Hùng Vương TPHCM cho biết thêm, theo quy định của Bộ Y tế, nhau thai được coi là một loại bệnh phẩm, nên việc xử lý phải tuân theo quy chế quản lý chất thải y tế. Gần đây, nhau thai có được các phòng thí nghiệm tận dụng để lấy tế bào gốc từ máu cuống rốn.

Trước đây, có giả thuyết cho rằng nhau thai có thể sinh ra một chất kích tố có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, sau này thế giới không công nhận những phương pháp gọi là tạng phủ trị liệu (chất chiết xuất từ gan, nhau thai) do không hiệu quả.

Hiện ở Việt Nam, việc sử dụng nhau thai để làm món ăn bổ dưỡng ở các thành phố gần như không còn. Việc làm Thu*c cũng rất hạn chế bởi các quy định y tế quản lý nhau thai rất nghiêm ngặt và cũng có nhiều vị Thu*c khác thay thế. Chỉ còn lác đác một số người dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn giữ thói quen sử dụng nhau thai như loại thức ăn bổ dưỡng hay làm Thu*c tại nhà.
Cẩn trọng vẫn hơn Một bác sĩ đông y (xin được giấu tên) cho biết: Trước đây, ông có sử dụng nhau thai xin từ nữ hộ sinh về chế biến, sấy khô, bốc Thu*c cho người bệnh. Mỗi lần xin nhau thai ông luôn dặn dò bác sĩ hoặc nữ hộ sinh lấy nhau từ những người mẹ khoẻ mạnh, sinh con khoẻ mạnh và được xét nghiệm HIV trước khi sinh. Khi mang về, nhau phải được rửa sạch với rượu và chế biến ngay.

Sau khi được rút hết nước, nhau thai được tán thành bột, gọi là tử hà xa. Đây là một trong những vị Thu*c đi kèm với một số vị Thu*c khác để làm cân bằng âm dương trong cơ thể.
Nhu cầu sử dụng tử hà xa của những thầy Thu*c đông y là có thật. Tuy nhiên, gần đây họ không dám dùng vì bệnh viêm gan và HIV ngày càng tăng lên, hàng hoá bán ở ngoài không nguồn gốc và không đảm bảo cho sức khoẻ người tiêu dùng.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay, giảng viên khoa y học cổ truyền, trường đại học Y dược TPHCM cho biết, hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về việc sử dụng nhau thai trong điều trị trên lâm sàng, ngoài những kinh nghiệm có từ lâu đời và một số ghi nhận ban đầu hay thăm dò ứng dụng trị liệu. Hoàng Nhung

Theo Lã Xưa - Gia đình & Xã hội
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuc-hu-than-duoc-tu-nhau-thai-ba-de-9592.html)

Tin cùng nội dung

  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Nhờ Mangyte giới thiệu mà em biết đến dịch vụ massage cho bà bầu. Vậy cho em hỏi có dịch vụ massage cho bà đẻ luôn không? Vì em muốn bụng mình mau thon gọn sau khi sinh bé. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Ánh Hồng - honganh...@gmail.com)
  • Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, trong đó có phương pháp sử dụng trà dược.
  • Nhiều người từng nghĩ cao hổ có thể chữa được bệnh đau xương, song Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, vì sức khoẻ của chính người dân, đừng sử dụng cao hổ.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Những ngày đầu xuân cũng là dịp diễn ra lễ hội ẩm thực đầy tính truyền thống và là dịp vui vẻ, quây quần cùng gia đình bạn bè sau cả năm dài bận rộn. Nhưng cũng chính trong những ngày này, chúng ta thường gặp những “trục trặc” về sức khỏe.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY