Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Thức khuya ngủ bù chuyển sang ngủ sớm dậy sớm, sẽ giúp ích trong dịch COVID-19, vì sao?

Nhóm người có chu kỳ ngủ lệch có khả năng bị trầm cảm, lo âu và ít vui vẻ hơn. Do đó người có thói quen thức khuya ngủ bù nên chuyển sang ngủ sớm dậy sớm, sẽ giúp ích trong dịch COVID-19.

Thay đổi nhịp sinh học sẽ là giải pháp tốt cho người bị trầm cảm

Bạn là người thức dậy sớm một cách phấn chấn nhằm khởi đầu ngày mới hay tắt chuông báo thức và đợi đến phút cuối cùng để kéo thân thể uể oải ra khỏi giường.

Một người có thói quen làm việc và đi học từ 8h sáng đến 5h chiều, đây quả là điều tốt.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đăng trong tạp chí Molecular Psychiatry cho biết một người sẽ trở nên lười biếng. Họ chỉ làm việc tốt và hiệu quả hơn vào chiều tối và nhóm người này thích thức khuya.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được tổng hợp từ máy theo dõi hoạt động cổ tay ở 85.000 người thuộc UK Biobank Study. Nghiên cứu này chứa các thông tin y tế và chuyên về di truyền ở hơn 500.000 người Anh.

Các nhà khoa học so sánh tình hình ngủ và cảm xúc. Họ còn phát hiện nhóm người có chu kỳ ngủ lệch có khả năng bị trầm cảm, lo âu và ít vui vẻ hơn.

Kristen knutson, chuyên gia ngủ và phó giáo sư khoa thần kinh học và thu*c ngăn ngừa mất ngủ thuộc đại học feinberg bắc tây, tuy không tham gia nghiên cứu, bà nói: “vấn đề sức khỏe có liên quan đến thức khuya. kết quả là thức khuya sẽ gây gián đoạn nhịp sinh học đối với người thích làm việc đêm khi hòa nhập với xã hội người hay làm việc ban ngày”.

Tiến sĩ Jessica Tyrrell, giảng viên lâu năm ở khoa y của Đại học Exeter (Anh) nhận thấy thách thức đồng hồ sinh học có vẻ như có mối quan hệ đến trầm cảm và sự lệch lạc về giấc ngủ liên quan đến tỷ lệ trầm cảm cao hơn.

Tin vui cho người thích thức sớm vào buổi sáng

Bà knutson nhận thấy sự khác biệt, quan điểm mới và quan trọng của bài nghiên cứu cho thấy người hay dậy sớm ít ngủ sớm hay muộn bất chợt hơn một ai đó thức khuya.

Bà Tyrrell giải thích: “Một người làm việc ban ngày ít bị trầm cảm và sẽ có thân thể khỏe mạnh hơn. Có thể do họ ít bị “lệch múi giờ xã hội””.

“Lệch múi giờ xã hội” xảy ra khi chúng ta ngủ trễ và thức muộn vào cuối tuần. Chữ này được mượn từ việc đi sang quốc gia có múi giờ khác. Theo nhận định của bà Tyrrell, lệch múi giờ do tác động xã hội là hậu quả do sự khác biệt giữa nhịp sinh học của một cá nhân và thời gian sinh hoạt hằng ngày do hạn chế xã hội đưa ra”.

Bà Knutson nhấn mạnh một nguyên nhân khác khiến một người bị lệch múi giờ bao gồm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều khi thức dậy sớm.

Bà knutson cho rằng: “tiếp xúc với ánh sáng là thường xảy ra ở người hay thức dậy sớm và giúp giảm nguy cơ thay đổi giấc ngủ. liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị đối với một số người bị bệnh trầm cảm. sự lệch lạc về nhịp sinh học sẽ ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng ngủ. thói xấu nêu trên cũng gây tác động xấu đến tâm trạng và rối loạn cảm xúc”.

Lo sợ và trầm cảm là tình trạng phổ biến trong mùa dịch COVID-19. Không ai có thể tránh khỏi điều này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể vượt qua nỗi lo âu và trầm cảm để có được một cuộc sống tốt hơn cho bản thân lẫn gia đình.

Phụ nữ dễ báo cáo tình trạng chấn động tâm lý nhiều hơn nam trong mùa dịch

CNN trích lời từ một bài viết được đăng trong Lancet Regional Health-Americas, chấn động tâm lý, trầm cảm và lo sợ là tình trạng phổ biến ở nam và nữ nửa năm sau đại dịch COVID-19 và trong các giai đoạn phong tỏa đầu tiên.

Nghiên cứu này chú trọng vào 2.359 người lớn, đây là nhóm người tham gia vào chương trình nghiên cứu của Hiệp phòng ngừa ung thư Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu so sánh dữ liệu vào năm 2018 cùng với tháng 7 đến tháng 9/2020 nhằm chỉ ra mức độ khác nhau của chấn động tâm lý.

Nghiên cứu cho thấy số người bị chấn động tâm lý nhẹ đạt con số 42% do đại dịch COVID-19, số lượng người bị chấn động tâm lý nhẹ vào năm 2018 chỉ rơi vào 32%. 10% số người tham nghiên cứu vào năm 2020 thường có tình trạng lo sợ từ mức độ nhẹ cho đến trầm cảm. Tình trạng trầm cảm là tình trạng phổ biến ở nhiều người có bệnh nền như bệnh ung thư.

Tiến sĩ Cynthia Ackrill, một người chuyên về giảng dạy kiểm soát căng thẳng cho biết một người sẽ trở nên lo sợ hay bị trầm cảm nếu các cảm xúc tiêu cực không biết mất ngay.

Tuy bà Ackrill không tham gia nghiên cứu, bà khẳng định: “Nếu sự lo âu gây phiền toái người đó, đó là tình trạng lo lắng. Nếu người đó cảm thấy buồn và không thể vượt qua trình trạng đau lòng, đó là trầm cảm”.

Các nhà nghiên cứu cho thấy có vẻ như phụ nữ dễ báo cáo tình trạng chấn động tâm lý nhiều hơn nam trong mùa dịch. Đặc biệt khi họ cảm thấy lo lắng.

John Duffy, bác sĩ tâm lý lâm sàng và người chuyên trị liệu gia đình tại thành phố Chicago nhấn mạnh phụ nữ thường chăm sóc gia đình. Mặc dù vai trò công việc của họ được cân bằng nhiều hơn quá khứ, ông Duffy khẳng định: “Họ không những phải đối mặt với nỗi sợ hãi, lo âu mà với nhiều điều đáng buồn khác xung quanh mình”.

Bị chấn động tâm lý trước đại dịch covid-19 và tình trạng căng thẳng trong mùa dịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Các nhà nghiên cứu phát hiện trước khi đại dịch covid-19 bùng lên, tình trạng chấn động tâm lý ở nam có liên quan đến trầm cảm tăng gấp 11 lần. trong khi đó, nguy cơ bị trầm cảm ở phụ nữ tăng gấp sáu lần trước khi đại dịch covid-19.

Trong bài nghiên cứu, các nhà khoa học nói: “Mức độ cao hơn trong công việc và tình trạng trầm cảm ở nữ, lo sợ ở nam có mối liên hệ chặt chẽ. Tuy nhiên, căng thẳng tài chính và tình trạng trầm cảm ở nam có liên quan với nhau”.

Tìm người giúp đỡ quan trọng thế nào?

Các nhà khoa học cho biết bài nghiên cứu của họ nhấn mạnh các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần thực hiện việc kiểm soát sức khỏe tinh thần thường xuyên.

Tiến sĩ Alfiee Breland-Noble, nhà tâm lý học và người sáng lập Dự án AAKOMA (một tổ chức chuyên về sức khỏe tinh thần phi lợi nhuận) nói rằng ngồi thiền sẽ là bài tập hữu ích cho người bị căng thẳng.

Bà Breland-Noble khuyên ta nên dùng năm giác quan để xác định mọi thứ xung quanh: thấy, nghe, nếm, ngửi, tiếp xúc. Quan trọng hơn hết, chúng ta nên biết ơn với những gì ta có.

Bà Breland-Noble cho biết thêm: “Tập trung để sắp xếp mọi thứ thường chỉ giúp chúng ta thoát khỏi các điều gây căng thẳng và chú trọng đến mọi công việc đang diễn ra”.

Ông Duffy cho biết tham gia các hoạt động ưa thích rất quan trọng trước khi một người cảm thấy căng thẳng và dành thời gian chăm sóc bản thân.

Viết nhật ký, đi dạo cùng bạn bè và xem bộ phim mình thích cũng là phương pháp giải tỏa nỗi căng thẳng trong suốt mùa dịch.

Ông Duffy khuyên bất kỳ ai đang gặp vấn đề sức khỏe tâm lý nên gặp ngay bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Trọng Dy (dịch)


AloBacsi.vn

Lần cập nhật cuối: 01:18 12/11/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/thuc-khuya-ngu-bu-chuyen-sang-ngu-som-day-som-se-giup-ich-trong-dich-covid-19-vi-sao-n419156.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY