Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Thực trạng, thách thức và giải pháp trong phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam 2022

(PetroTimes) - Ngày 23/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về “Thực trạng, thách thức và giải pháp trong phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam”.

Tham dự hội thảo có ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông; bà Nguyễn Thị Thu Hương, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế; Ths.Bs Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam; Ths Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Ths Đào Thế Sơn, ĐH Thương mại; Ths Nguyễn Hạnh Nguyên, Tổ chức HealthBridge Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo.
Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Phát biểu khai mạc ông Hồ Hồng Hải cho biết, hằng năm, có 8 triệu người tử vong trên thế giới do thuốc lá. Tỉ lệ người hút thuốc ở Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới.

Ngày càng có nhiều hình thức sử dụng thuốc lá mới gây hại cho sức khoẻ và chính phủ cũng đã có những chính sách để hạn chế việc sử dụng thuốc lá. với những lý do trên, bộ thông tin và truyền thông phối hợp với các bên tổ chức hội thảo nhằm cung cấp thông tin về chính sách nhà nước, thực trạng, đề xuất giải pháp hạn chế thuốc lá tới các phóng viên, từ đó nâng cao hiểu biết cho người dân.

Ts angela pratt, trưởng đại diện tổ chức y tế thế giới tại việt nam cho biết: “việt nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc kiểm soát thuốc lá trong những năm gần đây. tỷ lệ người hút thuốc đang giảm dần. tuy nhiên, chúng ta cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn. biện pháp hiệu quả nhất là tăng thuế thuốc lá vì thuốc lá tại việt nam hiện có giá thành rất rẻ. chúng ta cần khiến việc hút thuốc của giới trẻ trở nên khó khăn hơn”.

Các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia luôn cố dẫn dụ giới trẻ vào con đường nghiện nicotine và biến họ trở thành khách hàng suốt đời và chúng ta không được mắc bẫy.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế.

Theo bà nguyễn thị thu hương, ước tính số người hiện đang hút thuốc lá tại việt nam khoảng 15,4 triệu người (trong đó có 14,8 triệu người là nam và 603.000 người là nữ). tỉ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 chung tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%).

Luật phòng chống tác hại của thuốc lá quy định: Cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, 90% các điểm bán lẻ thuốc lá đang vi phạm quy định trưng bày thuốc lá, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới tràn lan trên mạng internet.

Ths.Bs Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Tuấn Lâm cho biết, thuốc lá thế hệ mới chứa độc tố giống thuốc lá truyền thống. Những chất độc này theo thời gian sẽ ngấm dần vào cơ thể gây ra nhiều bệnh mãn tính và cấp tính.

Nicotine có trong thuốc lá điện tử cao gấp đôi thuốc lá thông thường khiến trẻ em nghiện nhanh hơn. bên cạnh đó, nicotine ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ và sự phát triển não của trẻ em và trẻ vị thành niên.

Nicotine được cung cấp trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi, bao gồm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, giảm thính lực và béo phì.

Ông Lâm cho biết thêm: “Hiện tại các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới không được phép nhập khẩu, quảng cáo và bán ở Việt Nam. WHO khuyến cáo nên duy trì và tăng cường các quy định luật pháp hiện tại về cấm nhập khẩu và bán để ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng trong giới trẻ”.

Ths Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế.

Theo bà trần thị trang, luật phòng chống tác hại của thuốc lá chưa có quy định điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Các nội dung liên quan đến chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới là nội dung mới chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng để áp dụng Luật hiện hành.

Hiện nay đã có ít nhất 32 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng chính sách cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử.

Năm 2020, văn phòng tổ chức y tế thế giới tại việt nam đã có khuyến nghị: chính phủ việt nam nên duy trì chính sách cấm hiện hành đối với tất cả các sản phẩm thuốc lá và nicotine thế hệ mới, có bằng chứng rõ ràng rằng các sản phẩm này không an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ giới trẻ.

Ths Đào Thế Sơn, ĐH Thương mại.

Ông Đào Thế Sơn cho rằng, thuế là biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất. Hiện nay, giá thuốc lá ở Việt Nam đang nằm trong nhóm rẻ nhất (< 1 USD), lộ trình tăng thuế chậm và các mức tăng thuế không đủ lớn. Thu nhập của người Việt tăng nhanh hơn nhiều so với giá sản phẩm thuốc lá.

Chính sách thuế cần thể hiện vai trò chủ đạo trong giảm tiêu dùng. Việt Nam nên bổ sung thuế tuyệt đối ở mức đủ lớn. Để giảm khả năng chi trả cho thuốc lá, nên tăng đáng kể thuế đối với thuốc lá và điều chỉnh thường xuyên để bắt kịp với lạm phát và tăng trưởng thu nhập. Tỉ lệ tất cả các loại thuế nên đạt tối thiểu 75% giá bán lẻ.

Ths Nguyễn Hạnh Nguyên, Tổ chức HealthBridge Việt Nam.

Bà Nguyễn Hạnh Nguyên cho biết, buôn lậu thuốc lá là một vấn đề nghiêm trọng nhưng ngay cả khi có buôn lậu thì bằng chứng từ nhiều quốc gia cho thấy tăng thuế thuốc lá vẫn làm tăng thu ngân sách và giảm tiêu dùng. Hơn nữa, Chính phủ có thể đồng thời thực thi các chính sách kiểm soát buôn lậu như tem thuốc lá, in cảnh báo sức khỏe bằng ngôn ngữ địa phương (để phân biệt thuốc lậu), thực thi nghiêm việc chống buôn lậu và áp dùng các hình thức xử phạt nặng các vi phạm.

Bà cho biết thêm, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá không liên quan đến giảm lao động của ngành thuốc lá. Ngược lại, xét trên toàn bộ nền kinh tế, tăng thuế thuốc lá có tác động tích cực làm tăng công ăn việc làm cho người lao động và phát triển nền kinh tế.

Minh Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/thuc-trang-thach-thuc-va-giai-phap-trong-phong-chong-tac-hai-thuoc-la-tai-viet-nam-2022-672196.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY