Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thuốc điều trị bệnh viêm nướu răng

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm nướu răng là sự hình thành mảng bám ở răng.
viêm nướu răng là một bệnh lý răng miệng rất thường gặp, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh nha chu, làm mất răng do xương và các mô liên kết quanh chân răng bị phá hủy!

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm nướu răng là sự hình thành mảng bám ở răng.

Các mảng bám là một hỗn hợp gồm thức ăn, vi khuẩn và nước bọt tạo thành và sẽ bám vào chân răng sau khi ăn. Theo thời gian, các mảng bám này sẽ tích tụ dần dần, trở nên cứng (gọi là vôi răng) và là nơi trú ngụ của vi khuẩn, tiết ra các độc tố gây viêm nướu răng.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác:

- Do vệ sinh răng miệng kém.

- Do thói quen hút Thuốc.

- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay sau mãn kinh…

- Do hệ miễn dịch bị suy yếu ở người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh HIV/AIDS, bệnh ung thư…

- Do tác dụng phụ của một số loại Thuốc kháng histamin, Thuốc chống trầm cảm… làm giảm tiết nước bọt (có vai trò làm sạch vi khuẩn), nên tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.

Triệu chứng

Bình thường nướu răng có màu hồng nhạt, chắc khỏe. Khi nướu răng bị viêm, sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

- Nướu răng sưng, đỏ, đau.

- Nướu răng mềm, không bám chắc chân răng.

- Chảy máu ở nướu răng (thường xuất hiện sau khi đánh răng).

- Hơi thở hôi...

Thuốc điều trị bệnh viêm nướu răng

Các dung dịch súc miệng: giúp vệ sinh răng miệng, trong thành phần thường có chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide… sẽ làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.

Nhóm Thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…): có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng.

Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí) trong chế phẩm Rodogyl, mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý răng miệng như: bệnh viêm nướu răng, nha chu, sâu răng...

Nhóm Thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam…): làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.

Nhóm Thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.

Cần lưu ý: không được sử dụng nhóm Thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm Thuốc corticosteroid cho người có tiền sử viêm loét dạ dày.

Nhóm Thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu.

Ngoài việc điều trị bằng Thuốc, việc phòng ngừa bệnh như vệ sinh răng miệng thật tốt, không hút Thuốc, đi khám răng đều đặn... là những biện pháp quan trọng giúp phòng tránh được bệnh viêm nướu răng.

DS. MAI XUÂN DŨNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-dieu-tri-benh-viem-nuou-rang-14039.html)

Tin cùng nội dung

  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Một số lưu ý khi kiểm tra răng miệng bằng phim X quang.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY