Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thuốc giả có hại như thế nào?

Vừa qua Cục Quản lý Dược Việt Nam lại có thông báo đã phát hiện một số loại Thuốc giả hoặc Thuốc không rõ nguồn gốc trên thị trường. Vậy Thuốc giả là gì và tác hại của nó như thế nào?
Vừa qua Cục Quản lý Dược Việt Nam lại có thông báo đã phát hiện một số loại Thuốc giả hoặc Thuốc không rõ nguồn gốc trên thị trường. Vậy Thuốc giả là gì và tác hại của nó như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất với ý đồ L*a đ*o, gồm các trường hợp sau: hoàn toàn không có dược chất được ghi trên nhãn Thuốc; có dược chất nhưng hàm lượng ít hơn, thậm chí rất ít so với hàm lượng được ghi trên nhãn; có dược chất nhưng dược chất hoàn toàn khác so với dược chất ghi trên nhãn, thậm chí có Thuốc giả trong đó dược chất là độc chất gây ch*t người; có dược chất ghi đúng trên nhãn, có bao bì, quy cách đóng gói, tên Thuốc giống như Thuốc của chính hãng được quyền sở hữu công nghiệp nhưng do một hãng làm giả sản xuất.

Thuốc giả gây tác hại ở 2 phương diện:

- Thuốc giả gây thiệt hại rất trầm trọng đến uy tín của các hãng dược phẩm nổi tiếng làm ăn chân chính. Thuốc của các hãng này đạt chất lượng, sử dụng hiệu quả và an toàn. Nhưng khi Thuốc bị làm giả người dùng Thuốc không phân biệt được đâu là thật hay giả do Thuốc giả dùng tên Thuốc, nhãn hiệu, thương hiệu, bao bì được làm giả giống y như Thuốc thật. Họ cứ tưởng Thuốc thật do hãng dược làm ăn sơ suất dẫn đến giảm hoặc mất chất lượng. Thế là họ mất sự tin tưởng vào hãng dược phẩm mà trước đây họ tin cậy và yêu mến.

- Thuốc giả gây tác hại cho chính người dùng Thuốc. Nếu Thuốc giả không chứa dược chất hoặc chứa dược chất nhưng không đủ hàm lượng, người bệnh dùng sẽ không chữa được bệnh, làm bệnh nặng thêm và có thể dẫn đến Tu vong. Nhưng nguy hiểm hơn có loại Thuốc giả chứa độc chất nguy hiểm, người bệnh dùng bị tai biến (như trường hợp Thuốc giả mạo là đông dược trộn Thuốc corticoid gây các tai biến trầm trọng), hoặc gây ch*t người.

Các loại Thuốc thường hay bị làm giả

Nếu có điều kiện thuận lợi, bất cứ Thuốc nào cũng bị kẻ gian làm giả miễn sao đưa đến lợi nhuận. Chúng có thể làm giả từ những Thuốc không nổi tiếng, tính từng viên Thuốc thì không lời nhiều, nhưng dễ giả mạo và được sử dụng với số lượng lớn do tính chất xã hội của bệnh (Ví dụ như Thuốc trị sốt rét, trong một cuộc điều tra năm 2001, Việt Nam và một số nước khác ở vùng Đông Nam Á phát hiện có đến 38% Thuốc trị sốt rét lưu hành trong khu vực này là Thuốc giả không chứa dược chất trị bệnh) đến những dược phẩm nổi tiếng được tiêu thụ nhiều. Gần đây, Thuốc bị làm giả nhiều là Thuốc điều trị rối loạn cương (dạng uống), được gọi chung là Thuốc ức chế PDE-5. Người ta ước tính trên thế giới có khoảng 150 triệu đàn ông bị rối loạn cương. Rối loạn cương không còn là vấn đề thầm kín ở nhiều nước mà đã được xem là một loại bệnh cần được chữa trị đàng hoàng. Chính sản lượng Thuốc được tiêu thụ ngày càng nhiều đã kích thích kẻ gian làm Thuốc giả nhái y như Thuốc chính hiệu. Ngoài ra các Thuốc kháng sinh cũng rất hay bị làm giả.

Để đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra, người tiêu dùng không nên tự ý mua Thuốc trôi nổi về sử dụng. Khi có nhu cầu dùng Thuốc, tốt nhất là nên đến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn. Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thời hạn của Thuốc, kiểm tra tem nhãn... trước khi dùng. PGS. TS. Nguyễn Hữu Đức

 

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-gia-co-hai-nhu-the-nao-18351.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Bộ Y tế, Thuốc kém chất lượng ở nước ta tuy chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 1,32% và Thuốc giả dưới 0,1%, nhưng mỗi năm cả nước cũng phát hiện vài trăm loại Thuốc không bảo đảm chất lượng phải thu hồi.
  • Trước thông tin báo đưa về việc cơ quan chức năng Tp. Hồ Chí Minh phát hiện và phá đường dây làm giả Thuốc tân dược, thực phẩm chức năng tại địa phương này, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có công văn số 12736/QLD=PCTTr gửi Sở y tế Tp. Hồ Chí Minh yêu cầu kiểm tra xác minh thông tin báo nêu.
  • Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn về việc xử lý Thuốc viên nén salbuboston giả và xử lý Thuốc Nguyệt Quý không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
  • Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn về việc xử lý Thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg giả.
  • Mẫu Thuốc Cephalexin 500mg do Trung tâm kiểm nghiệm Trà Vinh lấy mẫu tại Đại lý Thuốc Minh Ngọc, khóm 5, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh thử nghiệm không cho phản ứng định tính hoạt chất Cephalexin.
  • Testosterone đã “nổi đình nổi đám” trong giới mày râu vì người ta “nói nhỏ” với nhau về những đặc tính “ăn tiền” của nó, nào là phát triển cơ bắp, cải thiện trí nhớ, tập trung tinh thần, hỗ trợ “thằng em”, tăng lực...
  • Khi trẻ bị sốt, nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao, phụ huynh cần nhanh chóng giúp trẻ hạ sốt bằng những phương cách hợp lý và an toàn, trong đó sử dụng Thuốc hạ sốt đúng cách là điều cần chú ý.
  • Thuốc giả ngày càng được làm giả một cách tinh vi, nếu nhìn bằng mắt thường thì chắc chắn không sao phát hiện được. Thuốc giả (bao gồm cả thực phẩm chức năng - TPCN giả) không chỉ là mối nguy ở nước ta mà thuộc toàn thế giới.
  • FDA vừa có cảnh báo người tiêu dùng và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những phiên bản giả mạo (Thuốc giả) của Thuốc cialis 20 mg xuất hiện trên thị trường.
  • Thuốc giả là Thuốc bị nhiễm khuẩn, Thuốc không có hoạt chất hay không đúng hoạt chất, Thuốc có đúng hoạt chất nhưng không đúng liều lượng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY