Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thường xuyên ăn thịt, cá trữ đông: 5 tác hại không thấy ngay mà tích tụ mỗi ngày

Vì không phải lúc nào cũng có thời gian để đi chợ hàng ngày nên có không ít các mẹ nội trợ lựa chọn mua thịt, cá về rồi trữ đông. Những việc này tưởng trừng mang đến lợi ích nhưng lại đem đên bất lợi tích tụ lâu ngày bên trong cơ thể.

1. Gây tăng cân, béo phì

Những loại thực phẩm đông lạnh thường có xu hướng bị ‘xói mòn’ nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein hay vitamin. trong khi đó, chất béo lại vẫn còn tồn tại trong đó rất nhiều. thậm chí tỷ lệ chất béo so với carbohydrate và protein trong những loại thực phẩm mà chúng ta mang đi cấp đông có thể gần như cao gấp đôi những thực phẩm thông thường. vì vậy, nếu chúng ta thường xuyên ăn thực phẩm đông lạnh có thể khiến cho chất béo không thể tiêu thụ hết và tích tụ lại bên trong cơ thể. từ đó dẫn đến tình trạng bị thừa cân, béo phì và dẫn đến nhiều bệnh lý khác.

Ảnh minh họa.

2. Tăng huyết áp

Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, việc sử dụng thực phẩm đông lạnh có thể dẫn đến tình trạng làm tăng huyết áp. nguyên nhân là vì, trong những thực phẩm này có chứa nhiều natri và việc tiêu thụ với hàm lượng lớn natri sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

3. Ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể

Việc bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp trong một thời gian dài hoàn toàn có thể làm phá hủy vitamin và các khoáng chất quan trọng có trong thực phẩm. đó chính là lý do tại sao mà các chuyên gia vẫn luôn cho rằng, thực phẩm đông lạnh không thể đem lại lợi ích dinh dưỡng bằng thực phẩm tươi sống và cũng không mang lại mấy lợi ích cho sức khỏe.

Không những thế, khi thực phẩm được bảo quản lâu thìmùi vị và kết cấu của chúng cũng không còn được như lúc ban đầu nữa do màu sắc của thực phẩm sẽ bị biến đổi. chẳng hạn, thịt tươi trước khi cấp đông thường có màu đỏ tươi. nhưng sau khi chúng được lấy ra từ ngăn đá tủ lạnh thì lại có màu đỏ nâu, nâu nhạt. thậm chí có những miếng thịt bên ngoài còn có màu trắng phớt phớt nữa. với các loại thịt gia cầm, màu sắc của thịt có thể không thay đổi nhưng xương lại chuyển sang màu sẫm do bị mất nước và oxy hóa.

4. Tăng nguy cơ bệnh tim

Trong những loại thực phẩm đóng gói hoặc đông lạnh thường sẽ có chứa chất béo chuyển hóa. đây là chất không tốt cho sức khỏe vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và có liên quan tới tình trạng tắc nghẽn động mạch. chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể và giảm hàm lượng cholesterol tốt, khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên.

5. Tăng nguy cơ bị K tuyến tụy

Trên thực tế, bản thân quá trình đông lạnh không thể làm sản sinh tế bào k. nhưng vấn đề là thành phần của các món ăn được chế biến để đông lạnh. nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ thực phẩm đông lạnh có thể làm tăng nguy cơ bị k, nhất là k tuyến tụy do các chất bảo quản được dùng trong thực phẩm này.

Cách sử dụng thực phẩm đông lạnh an toàn:

- đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: bạn cần mua được sản phẩm đảm bảo khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. bởi ngay cả khi được bảo quản trong tủ cấp đông thì vi khuẩn vẫn có thể tiếp tục sống chứ không bị tiêu diệt. vì vậy, khâu vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ ban đầu rất cần thiết.

- Hạn chế việc tẩm gia vị vào thức ăn trước khi đi đông lạnh.

- với thịt, cá, gà, vịt và sản phẩm bơ sữa thì cần được ra đông trong ngăn mát của tủ lạnh chứ không nên để ở môi trường nhiệt độ phòng. với thực phẩm được nấu sẵn và ít độ ẩm như bánh mì thì có thể rã đông ở ngoài nhiệt độ phòng.

- trong trường hợp không có nhiều thời gian để rã đông thực phẩm, bạn có thể cho vào lò vi sóng quay từ 10 – 12 phút/kg thịt. chú ý cho thực phẩm vào bát, bỏ khỏi túi nhựa, túi nilon vì các chất độc hại trong đó có thể ngấm vào. hoặc bạn có thể để nguyên thực phẩm trong túi nhựa rồi nhúng ngập nước, cứ 30 phút thì thay nước một lần.

- sau khi thực phẩm được rã đông trong tủ lạnh, mà không nấu kịp thì có thể cho vào ngăn đá để đông lạnh lại. còn nếu dùng lò vi sóng hay rã đông bên ngoài nhiệt độ phòng thì phải dùng ngay.

- khi đông lạnh, bạn cần bọc thực phẩm cẩn thận.

- chỉ nên đông lạnh thực phẩm trong khoảng thời gian nhất định. với trái cây, rau cải, thịt bò là 8 – 12 tháng, gà vịt 6 – 12 tháng, cá từ 3 – 6 tháng.

- các loại thực phẩm như bắp cải, cần tây, trứng, rau câu… không nên bảo quản bằng cách đông lạnh.

Theo Xe và Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://xevathethao.vn/uncategorized/thuong-xuyen-an-thit-ca-tru-dong-5-tac-hai-khong-thay-ngay-ma-tich-tu-moi-ngay.html

Theo Xe và Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thuong-xuyen-an-thit-ca-tru-dong-5-tac-hai-khong-thay-ngay-ma-tich-tu-moi-ngay/20230206080017260)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY