12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tiêm trộn vaccine phòng COVID-19 và những điều cần biết

Hiện tại, để dần đưa TP.HCM về lại trạng thái bình thường mới, Chính phủ đang ráo riết thực hiện tiêm phòng với mục đích phủ vaccine cho toàn dân. Tuy nhiên, với tình trạng nguồn cung cho loại vaccine mũi 1 không đủ để tiêm cho mũi 2, Bộ Y Tế đã có hướng dẫn về việc tiêm trộn vaccine vào ngày 10/9. Nhưng liệu bạn đã biết gì về tiêm trộn vaccine chưa

Những loại vaccine nào được cho phép tiêm trộn?

Từng đợt vaccine với số lượng lớn được đưa về Việt Nam bao gồm Moderna, Pfizer, Astrazeneca, Verocell, Sputnik V từ đầu tháng 2/2021, tuy nhiên vì nguồn cung còn hạn chế nên Bộ Y tế đã cho phép người dân tiêm mũi 1 Astrazeneca có thể tiêm mũi 2 là Pfizer hoặc Moderna; người tiêm mũi 1 Moderna có thể tiêm mũi 2 là Pfizer và ngược lại.

Chiến dịch phủ vaccine vẫn đang được thực hiện ( Nguồn: internet)

Tiêm trộn vaccine có an toàn hay không?

Theo nhận định từ các chuyên gia của Ủy ban châu Âu (EC - European Commission) rằng việc tiêm trộn 2 loại vaccine có thể mang tới 2 lợi ích sau:

- Ngăn hệ miễn dịch ức chế vaccine

- Kháng thể trong vaccine được mạnh mẽ và lâu hơn

Dù cần phải được chứng minh thông qua nhiều trường hợp khác nhau để đánh giá hiệu quả cao hơn bao nhiêu, nhưng theo giáo sư Pia Dosenovic, Học viện Karolinska, Thụy Điển cho rằng: nếu mũi tiêm thứ nhất ta dùng công nghệ vector như Astrazence và mũi tiêm thứ hai là công nghệ mRA, thì cơ thể ta sẽ được dạy để thích ứng được với cả hai cơ chế chống virus từ hai loại vaccine và tạo ra phản ứng mạnh mẽ hơn.

Theo một nghiên cứu tại Anh vào tháng 6/201 cho biết, tiêm trộn vaccine Astrazeneca với vaccine có công nghệ mRA đều tạo ra phản ứng chống lại virus COVID-19 mạnh hơn 2 liều Astrazeneca, dựa vào số liệu thu được khi thử trên 144.000 tình nguyện viên, thì nguy cơ nhiễm bệnh của họ giảm đến 88% trong tình hình dịch bệnh bởi biến chủng Alpha đang diễn ra phức tạp tại quốc gia này.

Dù được các nhà nghiên cứu trong giới ủng hộ việc tiêm kết hợp 2 loại vaccine với mục đích chính là tạo ra nhiều hệ miễn dịch cộng đồng khác nhau, và được đánh giá là không gây nguy hiểm, ta vẫn phải thận trọng cho vấn đề này, cần chờ kết quả từ các chuyên gia sau khi trải qua nhiều thử nghiệm lâm sàng khắt khe. Do chưa có tiền lệ trước đó, chúng ta sẽ không biết được việc tiêm hai mũi kết hợp có thật sự an toàn hay không, nhưng theo báo cáo từ Đại học Oxford, Anh cho biết rằng tỷ lệ gặp tác dụng phụ nhẹ gia tăng hơn 800 người ở mũi 1 là Astrazeneca và mũi 2 là Pfizer. 30-40% người tiêm trộn phản ánh rằng họ bị sốt sau khi tiêm mũi 2, tăng gấp 2 lần so với trường hợp tiêm cùng loại. Tuy nhiên, chưa có ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ nghiêm trọng và trở lại bình thường sau vài ngày.

Việc tiêm trộn vaccine được đánh giá là không gây nguy hiểm ( Nguồn: Internet)

Trường hợp nào không được phép tiêm trộn vaccine?

Những trường hợp không được phép tiêm trộn vaccine là những người nằm trong các trường hợp sau:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
- Người mất tri giác, năng lực hành vi.
- Người trên 65 tuổi.
- Người có tiền sử giảm tiểu cầu hay rối loạn đông máu.
- Người có bệnh mạn tính có phát hiện bất thường về mạch, huyết áp, nhịp thở.
Người phải trì hoãn:
- Người đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
- Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù...
- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
- Bệnh nhân từng mắc Covid-19 trong 6 tháng.
- Phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Người không được tiêm:
- Người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.
- Người chống chỉ định theo công bố của nhà sản xuất

Đây là các nhóm đối tượng đã được quy định rõ trong Quyết định 2995 về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Bộ Y tế vừa được đưa ra ngày 18/6.

Bài viết này cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về việc tiêm trộn vaccine, mong rằng đây sẽ là một bài viết hữu ích giúp người đọc cập nhật được thông tin nhanh nhất, chính xác nhất trong thời gian dịch bệnh.

Thu Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tiem-tron-vaccine-phong-covid-19-va-nhung-dieu-can-biet-32151/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY