Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Tìm hiểu về bệnh Ung thư tuỵ

Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
TỔNG QUAN

Tụy là gì?

Tụy là một tạng dài và thon nằm ở vùng bụng trên, vắt ngang phía trước cột sống và phía sau phần dưới của dạ dày. Tụy được chia thành 3 phần theo thứ tự từ phải sang trái gồm: đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy.

Tụy tiết ra men tiêu hoá tham gia vào quá trình tiêu hoá thức ăn. Các men tiêu hoá được tiết ra từ tế bào tụy ngoại tiết đổ vào ống tụy dưới dạng chưa hoạt hoá. Dịch tụy từ ống tụy được đổ vào tá tràng, tại đây chúng được hoạt hoá để tiêu hoá thức ăn.

Tụy còn có những nhóm tế bào đặc biệt gọi là đảo Langerhans nằm rải rác khắp tuyến tụy. Những tế bào này tiết ra nội tiết tố insulin và glucagon để kiểm soát đường huyết.

Ung thư tụy

Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy. Các loại ung thư khác hiếm gặp hơn là ung thư xuất phát từ tế bào tiết nội tiết tố (ung thư tế bào đảo tụy, islet cell carcinoma) hay ung thư thần kinh nội tiết tụy (pancreatic neuroendocrine). Bài viết này chỉ đề cập đến loại thường gặp nhất là ung thư biểu mô ống tuyến tụy.

Ung thư tụy thường có tiên lượng xấu ngay cả khi được chẩn đoán sớm. Vì lan rộng nhanh và hiếm khi được phát hiện sớm, ung thư tụy là nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong do ung thư. Những dấu hiệu và triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi ung thư ở giai đoạn tương đối muộn mà phẫu thuật cắt bỏ không còn thực hiện được nữa.

NGUYÊN NHÂN và YẾU TỐ NGUY CƠ

Nguyên nhân nào gây ung thư tuỵ

Nguyên nhân của ung thư tụy vẫn chưa được biết rõ.

Những yếu tố nguy cơ của ung thư tụy bao gồm:

    Là người Phi-Mỹ
TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng của ung thư tuỵ

Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tụy thường không xuất hiện cho đến khi bệnh đã tiến triển. Phần lớn ung thư hình thành ở đầu tụy. Khi khối u còn nhỏ, nó thường không gây triệu chứng gì nhưng khi lớn dần lên, nó có khuynh hướng gây tắc nghẽn ống mật và làm xuất hiện các triệu chứng như:

    Vàng da và vàng mắt (lòng trắng mắt trở nên vàng)
Các triệu chứng khác có thể xuất hiện khi ung thư tiến triển bao gồm:

    Đau vùng bụng trên và có thể lan ra sau lưng
Hãy đi khám bác sĩ khi bạn thấy mình bị sụt cân, đau bụng, vàng da hay các triệu chứng nào khác làm bạn khó chịu.

BIẾN CHỨNG

Biến chứng của ung thư tuỵ

Quá trình tiến triển của ung thư tụy có thể dẫn đến các biến chứng sau đây:

    Vàng da . Ung thư tụy gây tắc ống mật có thể gây nên vàng da. Dấu hiệu của biến chứng này bao gồm vàng da và mắt, nước tiểu đậm màu và phân màu nhạt. Để giải quyết tình trạng tắc mật, bác sĩ có thể đề nghị đặt một ống thông (stent) bằng nhựa (plastic) hay kim loại vào lòng ống mật để dịch mật được lưu thông. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần phải tạo đường lưu thông mới để dịch mật chảy từ gan xuống ruột non bằng phẫu thuật nối ống mật hoặc túi mật vào ruột.
  • Đau . Khối u lớn lên có thể chèn ép lên dây thần kinh trong bụng gây ra những cơn đau nhiều khi dữ dội. Thu*c giảm đau có thể giúp bệnh nhân dễ chịu. Xạ trị giúp ngăn chặn tạm thời sự phát triển của khối u và giúp giảm nhẹ triệu chứng. Trong những trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị thủ thuật chích cồn vào thần kinh kiểm soát cảm giác đau trong ổ bụng (phong bế đám rối tạng). Thủ thuật này giúp ngăn chặn thần kinh dẫn truyền những tín hiệu đau lên não.
  • Tắc ruột . Ung thư tụy xâm lấn hoặc đè lên ruột non (tá tràng) có thể gây tắc nghẽn lưu thông trong ruột. Bác sĩ có thể đặt một ống thông (stent) trong ruột non để điều trị tắc ruột. Phẫu thuật nối tắt (bypass) cũng có thể cần thiết để nối dạ dày và ruột non phía dưới đoạn ruột tắc để tái thiết lập lưu thông tiêu hoá.
  • Sụt cân . Nhiều yếu tố có thể gây sụt cân trên bệnh nhân ung thư tụy. Chúng có thể là ăn uống kém, buồn nôn và nôn do Thu*c điều trị ung thư hoặc do u chèn ép vào dạ dày. Cơ thể của người bệnh cũng giảm hấp thu chất dinh dưỡng do tụy không tạo ra đủ men tiêu hoá thức ăn. Thu*c bổ sung men tụy có thể được đề nghị để hỗ trợ tiêu hóa. Hãy cố gắng bổ sung năng lượng mỗi khi có thể và tạo không khí vui vẻ thoải mái trong mỗi bữa ăn.
Chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ

Một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bạn là:

    Khi nào bạn thấy xuất hiện những triệu chứng đầu tiên?
Vì thời gian gặp bác sĩ là có hạn nên để tránh bỏ sót những thông tin quan trọng, bạn cần chuẩn bị kỹ trước khi đi khám:

    Viết ra những triệu chứng của bạn, bao gồm cả những thứ mà bạn nghĩ là không liên quan đến lý do đi khám.
    Viết ra những câu hỏi bạn dự định sẽ hỏi bác sĩ. Hãy liệt kê từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất. Những câu có thể hỏi là:
XÉT NGHIỆM và CHẨN ĐOÁN

Xét nghiệm và chẩn đoán ung thư tuỵ

Nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư tụy. Bệnh nhân có thể được thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán sau đây. Xét nghiệm được lựa chọn thực hiện tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và trang thiết bị của cơ sở khám chữa bệnh.

    Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp bác sĩ nhìn thấy các cơ quan bên trong ổ bụng.
  • Siêu âm qua nội soi (EUS). Thiết bị siêu âm đặt trên một ống soi mềm được đưa qua thực quản vào dạ dày để thăm dò phần tụy tiếp giáp. Đồng thời bác sĩ có thể lấy mẫu tế bào (sinh thiết) trong quá trình thực hiện siêu âm qua nội soi.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) . Ống soi được đưa qua miệng xuống thực quản vào dạ dày đến đoạn ruột đầu tiên là tá tràng. Một catheter (ống thông) nhỏ được đưa qua ống soi và thông vào nhú tá tràng (xem thêm bài cộng hưởng từ đường mật). Thu*c cản quang được tiêm vào ống mật và ống tụy qua catheter. Sau đó tia X được chiếu qua để hiện hình ống mật và tụy trên màn hình. Trong quá trình thực hiện ERCP, bác sĩ có thể tiến hành làm sinh thiết để lấy mẫu mô hay tế bào.
  • Sinh thiết . Sinh thiết là thủ thuật lấy một mẫu mô tụy và khảo sát dưới kính hiển vi. Mẫu sinh thiết có thể lấy bằng cách chọc kim qua da vào tụy (chọc hút bằng kim nhỏ) hay có thể thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Tuy nhiên thủ thuật sinh thiết tụy qua da hiện nay hiếm khi được thực hiện.
  • Xét nghiệm chất chỉ thị ung thư (tumor marker) . Chất chỉ thị ung thư là những chất (thường là protein) đặc biệt được tạo ra bởi tế bào ung thư. Đối với ung thư tụy, chất chỉ thị ung thư được sử dụng là CA 19.9. Xét nghiệm nồng độ CA 19.9 trong máu có thể hỗ trợ các xét nghiệm khác trong chẩn đoán cũng như theo dõi và tiên lượng bệnh. Tuy nhiên CA 19.9 không phải là chất chỉ thị chuyên biệt cho ung thư tụy mà nhiều loại ung thư và tình trạng bệnh khác, thậm chí một số bệnh lành tính, cũng có thể làm tăng CA 19.9.
ĐIỀU TRỊ

Điều trị ung thư tuỵ thế nào?

Điều trị ung thư tụy phụ thuộc vào giai đoạn, vị trí của ung thư cũng như tuổi tác, tổng trạng sức khoẻ và lựa chọn cá nhân. Mục đích điều trị ung thư tụy là loại bỏ khối u nếu có thể. Khi không thể thực hiện điều này, điều trị chủ yếu sẽ là ngăn cản sự phát triển cũng như khả năng gây hại của ung thư. Khi ung thư đã sang giai đoạn muộn và các phương thức điều trị đã không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng và giúp bệnh nhân dễ chịu nhất trong khả năng có thể.

Phẫu thuật. Phẫu thuật là lựa chọn điều trị hàng đầu cho ung thư tụy khi khối u còn có thể cắt bỏ được. Tuy nhiên, do ung thư tụy thường được phát hiện trễ nên tỉ lệ bệnh nhân được phẫu thuật triệt để không cao (chỉ khoảng 20% trường hợp). Phẫu thuật triệt để điều trị ung thư tụy khác nhau tùy vị trí khối u.

Nếu ung thư ở đầu tụy. Phẫu thuật cắt khối tá-tụy (phẫu thuật Whipple) được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên, đây là một phẫu thuật lớn và "tàn phá" vì bác sĩ sẽ cắt bỏ nhiều cơ quan chung quanh khối u nhằm mong muốn loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư. Các cơ quan bị cắt bỏ gồm: phần đầu tụy mang khối u, đoạn đầu của ruột non, túi mật, một phần ống mật và cắt bỏ các hạch bạch huyết chung quanh. Phần thấp của dạ dày cũng có thể bị cắt bỏ trong một số tình huống. Sau đó, các bác sĩ sẽ tái lập lưu thông giữa các phần còn lại của tụy, mật, ruột non và dạ dày. Phẫu thuật cắt khối tá-tụy là một phẫu thuật phức tạp, biến chứng sau mổ cũng thường gặp và nguy hiểm như chảy máu, nhiễm trùng, rò rỉ các miệng nối. Nếu cuộc phẫu thuật diễn tiến tốt, bệnh nhân có thể xuất viện sau mổ từ 1-2 tuần và cần thêm một thời gian khá dài tại nhà để hồi phục sức khoẻ.

Đối với ung thư ở thân hoặc đuôi tụy. Phẫu thuật cắt bỏ đuôi tụy hoặc đuôi kèm một phần thân tụy được gọi chung là phẫu thuật cắt tụy xa (distal pancreatectomy). Phẫu thuật này thường đi kèm cắt cả lách. Nguy cơ biến chứng sau mổ gồm: chảy máu, nhiễm trùng, rò dịch tụy. Tuy nhiên phẫu thuật này thường ít biến chứng hơn so với phẫu thuật cắt khối tá-tụy nêu trên.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng những chùm tia có năng lượng cao như tia X, proton để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ được phát ra từ máy phát xạ di chuyển xung quanh bệnh nhân và hướng tia xạ trực tiếp đến vị trí khối u. Xạ trị có thể thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật, và thường được phối hợp với hoá trị. Bác sĩ cũng có thể đề nghị xạ trị kết hợp với hóa trị trong trường hợp khối u không thể phẫu thuật được nữa.

Hoá trị

Hoá trị là phương pháp dùng Thu*c để tiêu diệt tế bào ung thư. Thu*c hóa trị có thể được uống hoặc tiêm vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Hóa trị phối hợp với xạ trị (hóa xạ) thường dùng để điều trị ung thư đã lan ra khỏi tụy đến cơ quan lân cận nhưng chưa di căn xa. Sự phối hợp điều trị này cũng có thể được sử dụng sau phẫu thuật cắt bỏ khối u để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Ở bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn muộn, hoá trị có thể được sử dụng đơn độc hay phối hợp với liệu pháp nhắm đích (targeted drug therapy).

Liệu pháp nhắm đích

Liệu pháp nhắm đích dùng những loại Thu*c tấn công vào những bất thường cụ thể trong tế bào ung thư. Ví dụ, erlotinib (Tarceva) ức chế những tín hiệu giúp tế bào ung thư phát triển và nhân đôi. Erlotinib thường được sử dụng phối hợp với hoá trị cho bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn muộn.

LIỆU PHÁP THAY THẾ

Nếu đã được chẩn đoán ung thư tụy, trước tiên bạn cần thử qua các phương pháp điều trị hiện có để tìm cơ hội chữa khỏi bệnh. Một khi các phương pháp điều trị này không còn hiệu quả nữa, bạn có thể áp dụng các liệu pháp thay thế. Mặc dù các liệu pháp này không có hiệu quả trong điều trị bệnh ung thư nhưng nó có thể giúp bạn thấy dễ chịu hơn với các triệu chứng do ung thư gây ra.

Những liệu pháp giúp bạn thích nghi với lo âu

Người bệnh ung thư thường lo âu, khó ngủ, hay suy nghĩ về căn bệnh ung thư của mình làm cho tâm lý dễ buồn và dễ giận. Một số nghiên cứu cho thấy những người bị ung thư tụy thường hay lo lắng hơn những người bị các loại ung thư khác. Hãy trình bày những vấn đề của bạn cho bác sĩ. Các chuyên gia có thể giúp bạn giải tỏa tâm lý hoặc tìm cách giúp bạn thích nghi. Trong vài tình huống có thể cần sự hỗ trợ của Thu*c.

Những phương pháp thích nghi và hỗ trợ có thể giúp bạn đối phó với lo âu bao gồm:

    Nghệ thuật trị liệu (Art therapy)
THÍCH NGHI và HỖ TRỢ

Việc biết rằng mình đang mắc một căn bệnh hiểm nghèo có thể làm bạn suy sụp. Mặc dù việc tìm ra phương thức giúp người bệnh ung thư tụy là không dễ dàng, một số lời khuyên sau đây có thể hữu ích:

    Tìm hiểu những điều cần biết về căn bệnh của bạn . Hiểu biết đầy đủ về bệnh ung thư giúp bạn biết cách tự chăm sóc bản thân. Do đó, hãy hỏi bác sĩ những kiến thức về bệnh ung thư và những phương pháp điều trị trong trường hợp của bạn, cũng như tìm kiếm những nguồn thông tin đáng tin cậy.
  • Lập nhóm hỗ trợ từ bạn bè và người thân. Gia đình và bạn bè có thể cảm thấy hoang mang và bất lực với chẩn đoán ung thư tụy. Những công việc đơn giản để giúp bạn có thể làm họ cảm thấy thoải mái. Bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu vì không phải lo lắng về những việc đó nữa. Hãy suy nghĩ những gì bạn muốn được giúp, ví dụ như là chuẩn bị bữa ăn hay giúp dẫn bạn đi khám.
  • Tìm một người nào đó để trò chuyện. Mặc dù bạn bè và gia đình có thể là những người thân thiết nhất nhưng có khi họ gặp khó khăn trong việc đối diện với cú sốc khi nghe tin bạn bị bệnh. Trong trường hợp này, việc nói chuyện với người tư vấn, nhân viên y xã hội, thầy tu hay mục sư có thể giúp ích. Hãy nhờ bác sĩ giới thiệu nếu bạn cần.
  • Liên kết với những người bệnh ung thư khác. Đôi khi gia đình và bạn bè không thể hiểu hết những điều bạn lo lắng và sẽ phải đối mặt. Những người đồng cảnh ngộ có thể có cách nhìn sâu sắc về tình huống của bạn. Bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi trò chuyện với những người bệnh ung thư khác.
  • Đi đến việc chấp nhận căn bệnh của mình. Thật khó để chấp nhận sự thật rằng ung thư tụy sẽ có thể dẫn đến cái ch*t. Đối với một số người, niềm tin hoặc ý nghĩ mạnh mẽ về một điều gì đó lớn hơn sự tồn tại bản thân có thể làm họ dễ dàng chấp nhận hơn. Những người khác có thể tìm thêm tư vấn từ những người có kinh nghiệm về bệnh hiểm nghèo như nhân viên y xã hội, nhà tâm lý học, hay giáo sĩ. Nhiều người viết ra những mong muốn và bàn bạc chúng với người thân để nguyện vọng cuối đời của mình được biết và tôn trọng.
  • Cân nhắc chương trình săn sóc cuối đời. Chương trình săn sóc cuối đời (hospice care program) sẽ hỗ trợ để bản thân người bệnh và những người thân cảm thấy thoải mái hơn. Trong chương trình này, gia đình và bạn bè - với sự trợ giúp của y tá, nhân viên xã hội và các tình nguyện viên - sẽ săn sóc và an ủi người bệnh tại nhà hoặc ở trung tâm chăm sóc cuối đời. Nó cũng hỗ trợ về mặt tâm lý, xã hội và tinh thần, tâm linh cho người bệnh cũng như người thân vào giai đoạn cuối cùng của bệnh tật.
PHÒNG CHỐNG

Phòng chống ung thư tuỵ thế nào?

Mặc dù hiện chưa có phương pháp nào được chứng minh là có thể phòng ngừa được ung thư tụy, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

    Ngưng hút Thu*c lá . Nếu bạn đang hút, hãy ngừng lại. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những cách thức giúp bạn ngừng hút Thu*c bao gồm sử dụng các loại Thu*c thay thế nicotine, Thu*c uống và gặp gỡ các nhóm hỗ trợ.
  • Giữ cân nặng lý tưởng . Nếu bạn đang có cân nặng lý tưởng, hãy cố gắng duy trì nó. Nếu cần giảm cân, bạn nên giảm chậm và đều đặn khoảng 0.5-1 kg/tuần. Hãy phối hợp việc tập thể dục với chế độ ăn nhiều rau, trái cây và nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt với phân lượng ít hơn để giảm cân.
  • Theo c hế độ ăn lành mạnh . Một chế độ ăn có nhiều rau và trái cây đủ màu sắc, với nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm nguy cơ ung thư.
Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/Cancer-of-the-Pancreas.htm
http://www.mayoclinic.com/health/pancreatic-cancer/DS00357
http://www.medicinenet.com/pancreatic_cancer/article.htm
http://www.kestrelstudio.com/portfolio/medical-illustration/anatomical/duodenum-pancreas.php
http://pancreaticcanceraction.org/pancreatic-cancer/treatment/surgical-procedures/surgery-procedures-remove-tumour/

Ung thư tụy. Bệnh học ngoại khoa, bộ môn Ngoại Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tim-hieu-ve-benh-ung-thu-tuy-348.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY