Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Tính khác biệt trong thơ Trần Đức Toản - Kẻ đi tìm những ngôn từ thất lạc

(PetroTimes) - Có nhà lý luận phương Tây từng phát biểu: “Nhà thơ là kẻ nổi loạn ngôn từ.” Điều này đúng với nhà thơ Trần Đức Toản; bởi tôi vừa được đọc tập thơ “Những ngôn từ thất lạc” của anh. Tôi sẽ giải phẫu nó ít ra là trong một bài viết này.

Những ngôn từ thất lạc - nói theo cách chơi chơi thì đấy là nó có sẵn ở trong thế gian này, nó đang lưu đầy trong cõi nhân sinh rộng lớn và thẳm sâu nơi cõi người; nhà thơ chỉ việc sưu tầm, tích lũy, rồi phát xuất, lắp ráp theo mảng miếng được lập trình làm nên một bài thơ là xong. và nếu thế, việc trở thành nhà thơ đơn giản hơn nhiều. nhưng chuyện về thơ không hẳn như thế, nó phức tạp, trần trụi đầy ấn tượng “da trắng vỗ bì bạch” (hồ xuân hương) nhưng cũng trừu tượng, hình khối, xác thịt và cũng rất tinh tế: “rành rành đúc sẵn một tòa thiên nhiên” (nguyễn du). học các vị tiền bối, trần đức toản tìm cách diễn đạt khác, êm ái, dịu dàng, ma mị “thản nhiên trút xiêm áo/ thả nét hoa mê man trên đường cong diễm tuyệt” (trần đức toản).

Những câu thơ trên của các tác giả cùng tả về cái đẹp thoát y vũ của người con gái, nhưng rất khác nhau, nó phụ thuộc vào bối cảnh diễn ra, mục đích hướng đến, vào nội tâm cảm xúc của nhà thơ và trên hết là tài năng của nhà thơ. cũng là nhìn nghe, người đi sâu vào màu sắc, âm thanh (hồ xuân hương). người ước lệ, tượng trưng, hình khối (nguyễn du) nhưng người đọc tha hồ tưởng tượng theo nhiều góc cạnh về cái đẹp của người con gái với đầy đủ những gì mà vẻ đẹp thiên nhiên hiện hữu trong nàng. “một tòa thiên nhiên” cơ mà…

Theo lối dẫn trên, dù cách biểu hiện khác nhau, phong cách khác nhau, nhưng đều có chung một tiếng thơ rất “nặng” - “tiếng tơ lòng” - nội tâm của mỗi tác giả. nội tâm càng sâu, càng phong phú, càng riêng biệt bao nhiêu thì thơ càng hay bấy nhiêu. trần đức toản biết rất rõ điều này, và nhà thơ đã cất công đào bới, truy tìm trong thẳm sâu tâm thức mình, tìm ra một giọng điệu, một thứ ngôn ngữ tiềm ẩn cư trú trong “cõi mình” mà anh cho là nó “thất lạc” ở chính nội tâm anh; phải tìm ra nó, phát hiện, lưu giữ và hiển thị nó ra. đấy là tâm hồn anh, tinh hoa anh, nó phải là “tiếng chim không bầy”, không lẫn vào đâu; phải đưa nó ra ánh sáng với khát khao “những ngôn từ uy lực/ được khai thông từ thế giới của ánh sáng”.

Với cách nhìn đó, anh đang thành công và hoàn thiện phong cách thơ mình qua 3 tập thơ: “thân cỏ”, “như một hồ nước trong” và bây giờ “những ngôn từ thất lạc” (nhà xuất bản hội nhà văn năm 2020).

Ta không nhìn thơ trần đức toản theo hệ giá trị cũ, mà phải nhìn thơ trần đức toản theo hệ quy chiếu mới. cái cũ là cái nền, là bệ phóng cho cái mới cất cánh. thơ trần đức toản là những giá trị mới đang hình thành một dạng thức thơ mới - thơ suy tưởng, siêu thực, linh giác về những ý niệm được tồn tại trong ý thức của trần đức toản; nó là siêu thực của hiện thưc, hiện thực hóa trong siêu thực, hay có thể gọi là hiện thực huyền ảo. bài “thánh địa” trang 12 cho ta thấy rõ nhất về điều này.

Một vương quốc, một cố đô bị bỏ quên, thành một cái xưa lưu vong mồ ma nơi vương quốc khác. trần đức toản gọi là “thánh địa”. vậy thánh địa lưu giữ gì - bức tượng không đầu, cánh tay cụt - lẫn với rêu phong, chút cỏ thơm nở trên đá nhọc nhằn. bỗng tất cả những hình ảnh sống động dọc theo hành trình khám phá của nhà thơ lung linh hiện về theo sự chỉ dẫn, mách bảo của những linh hồn nơi “thánh địa”:

“Những oan hồn lưu vong ngồi lại với nhau

Đăm đắm lặng câm, nhìn lên đỉnh tháp.”

Tiếng thì thầm khiên cưỡng

Để chúng tôi yên

Chào khách lạ” (Trang 12)

Rõ ràng ta nghe được sự nối tiếp, giao thoa giữa người chết cách đây nhiều trăm năm nói với người đang sống - khách du lịch, khi đang tham quan ngôi tháp cổ từng là kinh đô của một vương quốc khác. Những ma hời hướng dẫn khách du lịch: "Đi theo ý nghĩ, của bức tượng không đầu/ theo hướng đó một thời đại, một cố đô hoa lệ, hoan lạc hiện về.

“Những vũ nữ điệu hội, bước dạo

thản nhiên trút xiêm áo

thả nét hoa mê man, trên đường cong diễm tuyệt” (Trang 13)

Bỗng vụt hiện cái bi ai thống khổ, chiến tranh, chết chóc và cưỡng bức:

“Những tiếng kêu thất thanh

Đôi bàn chân bị chặt đứt, cựa quậy

Hồi la, lịm tắt dần

Đẫm cuộc tàn sát… (Trang 14)

Đó là sự tái hiện thực xã hội qua quan sát chiêm ngưỡng những gì nhìn thấy ở tháp chàm cổ xưa, đọc lên nghe kỳ dị như “điêu tàn” của chế. một kỳ dị được đẩy lên ma mị rất liêu trai. nhà thơ trần đức toản dựng lên không gian hoang tàn của một vương quốc không còn. đọc những câu hội thoại hồi âm từ kiếp trước, ta không khỏi ngạc nhiên về những gì tác giả trình diễn một “hiện thực quá khứ” sống động đến vậy. không còn là cái cảm qua nghe nhìn mà chỉ có thể là cái cảm qua linh giác, một linh giác siêu huyền, lung linh, ma mị. tôi hình dung ra trước khi làm một câu thơ, một bài thơ, hay chỉ có thể là một từ vụt đến trong tâm thức trần đức toản, tâm thức ấy hướng tới một ngọn nến đang lung linh trong suốt, khát vọng được minh oan, được giải thoát, được tố cáo. câu thơ run rẩy, mong manh cũng lung linh huyền bí về một cõi giới mầu nhiệm, thiêng liêng mà chính ta cũng không nắm bắt được. có lẽ câu trả lời chỉ có thể là tác giả - nhà thơ trần đức toản.

Vượt lên cái tượng trưng siêu thực huyền bí, nâng dạng thức ấy lên một tầm ma mị, liêu trai, ấy là linh giác, mới lạ và khác biệt. và để hiểu thơ trần đức toản, ta phải để ý đến cái linh giác đặc biệt của anh, của thơ anh. có một thứ thơ linh giác không? câu trả lời “những ngôn từ thất lạc” tập thơ mà tôi đang khám phá, cơ hồ làm rõ thêm về suy nghĩ này.

Tiếp tục, tôi tìm đến bài thơ “thiên đường” trang 21.

“mỏi dốc”, chẳng phải chúng ta - những lữ khách thăm động thiên đường, hành trình “đá mòn cuộc nhân gian”. chẳng phải nhân gian nô nức đến động thiên đường sao? và đông đến mức đá dưới chân phải mòn. dẫu có gian nan “mỏi dốc” nhưng vẫn háo hức “động thiên đường phía bàn tay vẫy” và điều thần diệu đã đến “bức tường đá kịp mở ra/ ôi lâu đài bỏ quên”. cứ như “vừng ơi mở cửa ra”. còn hơn cả cổ tích. cổ tích - câu chuyện xưa cũ. nhưng ở đây ngoài yếu tố xưa cũ nhiều triệu năm bỗng hiện về lung linh hình khối, đường nét, âm thanh, màu sắc khi lại xa vời, như mộng mị, chiêm bao; bỗng hiện hữu ngay trước mặt chúng ta cuộc sống thời tiền sử mông muội rõ mồn một, rất liêu trai, thấy cái “không thời gian” trong tổ hợp những từ, những câu thơ ma mị không đầu cuối mà lại rất trật tự trong ý tưởng.

Trong động: “những thiên thạch như vừa phôi thai/ dưới ngôi bảo tàng của bàn tay khổng lồ/ cảnh đang thanh bình: “ve vuốt tóc rối/…phiến đá nghiêng bóng lặng ai ngồi/ bỗng “ánh sáng đổi /thoắt hiện về cảnh chiến tranh “chợt nhận ra bóng ngựa phi rất nhanh/ không hề thấy tiếng gió”. đến đây, ta cùng tác giả hồi tưởng về tổ tiên ta thời tiền sử, các tộc người, các bộ lạc trong các cuộc giao tranh đẫm máu, tàn khốc để giành giật đất, giữ đất, giữ nơi cương thổ mà mình cư trú, sinh tồn. bỗng lại hiện về cảnh “thác loạn”. rõ ràng, thấy rõ dụng ý của nhà thơ trần đức toản trong quan niệm sinh và diệt, tồn tại và phát triển, chọn lọc và đào thải. tư tưởng này lấy từ cảm hứng trống đồng đông sơn. trên thành trống đồng đông sơn có đúc hình chôn người chết, cạnh đấy lại có hình trai gái hoan lạc. một triết lý có sinh có diệt rất biện chứng mà nhà thơ trần đức toản rất thành công trong thể hiện qua ngôn ngữ thơ về động thiên đường.

Trong phần tự bạch, nhà thơ trần đức toản thổn thức “con người trong cuộc đi lưu lạc và dài dặc của định mệnh/…ai đi đó/ nỗi buồn chênh vênh/ tháng năm đầy dang dở/ …thân cỏ có bao giờ yên được/…mộng càng thêm bơ vơ, trắc ẩn/…giấc mơ lệ/ bay qua những điện đài nức nở/ vẳng nghe tiếng quạ kinh dị/ mộng đêm dài nâng giấc cỏ non tơ”. để rồi “ai thấy được cây khô sầu bóng. thế nên trần đức toản “muốn thơ giãi bày mà cõi lòng lại như muốn khước từ sự giãi bày đó… phải chăng, thơ là cơ trời xe duyên hạnh ngộ phận kẻ lưu lạc lại với cuộc đời. tôi không biết nữa. mong thơ làm một chứng nhân”.

Viết đến đây, cơ hồ tìm ra câu trả lời cho thơ trần đức toản mà tôi từng khẳng định chỉ có nhà thơ mới trả lời rõ điều này. nhưng điều thú vị là chính nhà thơ trần đức toản lại bảo “mong thơ làm một chứng nhân”. phải rồi, hãy đọc “những ngôn từ thất lạc” của nhà thơ trần đức toản để biết thêm và xác quyết “mong thơ làm một chứng nhân.”

Thái Bình tháng 2/2021

Đặng Thành Văn

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/tinh-khac-biet-trong-tho-tran-duc-toan-ke-di-tim-nhung-ngon-tu-that-lac-657324.html)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY