Bỏng hôm nay

Tổng hợp các dạng bỏng hóa chất

Bỏng axit, bỏng bazo

I. Đại cương

1. Tổn thương do các hoá chất gây ra khi tác dụng trên da và niêm mạc phụ thuộc vào:

- Đặc tính hoá học và vật lý của hoá chất.

- Nồng độ hoá chất.

- Thời gian tác dụng.

- Đặc điểm vùng cơ thể bị

- Cách thức và thời gian được cứu chữa kỳ đầu.

2. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới Tu vong gồm:

- Dung dịch các axit mạnh.

- Muối một số kim loại nặng.

- Dung dịch các chất bazơ mạnh.

II. Bỏng axit

Thường gặp bỏng do 2 nhóm chính: axit kim loại và axit hữu cơ.

A. Cơ chế gây bỏng:

Khi axit tiếp xúc với da sẽ làm ngưng kết protein của mô và hút nước của tế bào, hoá hợp với protein thành protein axit. Nồng độ axit càng đậm đặc và thời gian tiếp xúc kéo dài thì hiện tượng ngưng kết càng nhanh và mạnh, bỏng càng sâu.

Hầu như bất cứ bộ phận nào của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với 3 loại axit kể trên đều sẽ bị tổn hại. Nếu bị tạt axit đậm đặc vào phần đầu, axit có thể gây bỏng sâu, ăn mòn và phá hủy một phần hộp sọ. Cùng với đó, tóc biến mất và phần da đầu chỗ đó không bao giờ mọc lại nữa.

Đối với tai, mũi, tiếp xúc với axit có thể gây ra điếc, mũi teo tóp, biến dạng, lỗ mũi đóng kín hoàn toàn. Nguyên nhân là do lớp sụn ở tai, mũi có thành phần chính là nước, protein và collagen.

Axit đậm đặc, nhất là axit sunfuric đặc rất háo nước sẽ nhanh chóng hút nước của sụn, ngưng kết lõi protein bên trong và phá hủy sụn hoàn toàn, gây biến dạng bộ phận tiếp xúc.

Trong trường hợp axit bắn vào mắt, miệng, nạn nhân có thể mất hoàn toàn đôi môi, mí mắt bị đốt cháy hay biến dạng. Lúc này, việc ăn uống, sinh hoạt trở nên vô cùng khó khăn. Nếu axit bị bắn trực tiếp vào mắt thì sẽ gây bỏng võng mạc, nguy cơ mù lòa của nạn nhân là rất cao.

Một giả thuyết khác được tính đến đó là khi nạn nhân vô tình hít phải hơi axit đậm đặc trong quá trình bị bỏng trực tiếp do axit. Hơi này gây tổn thương đường hô hấp, nếu nồng độ cao có thể gây phù phổi, thậm chí là Tu vong.

Tình huống nặng nhất có thể xét tới đó là nạn nhân chẳng may uống hay nuốt phải các axit mạnh như axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Theo các bác sĩ, nếu nuốt phải axit thì khi nó đi tới đâu sẽ phá hủy bộ phận cơ thể tương ứng tới đấy bởi hai loại axit này háo nước cực mạnh, chúng sẽ hút sạch nước, ngưng kết lõi protein từ vòm họng cho tới thực quản, dạ dày…

B. Đặc điểm lâm sàng:

1. Đau rát, nóng:

Trạng thái đau xuất hiện muộn. Nếu là các dung dịch axit loãng, đau kéo dài vài ngày.

2. Tổn thương bỏng thường xuất hiện dưới hình thể các vết mầu khác nhau tuỳ loại axit.

- Bỏng axit H2SO4 mầu xám rồi thành mầu nâu.

- Bỏng HNO3 lúc đầu mầu vàng rồi chuyển thành mầu sẫm.

- Bỏng HCL mầu vàng nâu

- Bỏng axit Tricloroaxetic: mầu trắng.

- Bỏng axit Flohydric: mầu đỏ với hoại tử ở trung tâm.

- Bỏng axit Phenic: mầu xanh sẫm hoặc mầu vàng đỏ.

3. Tổn thương bỏng axit có hình giọt nước chảy hoặc vết mực rơi hoặc thành một đám hoại tử khô.

Vết bỏng lúc đầu không có viền viêm đỏ bao quanh, nhưng từ ngày thứ 12 trở đi xuất hiện viêm xung huyết phù nề bao quanh

4. Bỏng nông do axit:

Ngày thứ 4-10 lớp hoại tử của thượng bì sẽ bong, lộ một nền biểu mô non hoặc mô hạt có các đảo biểu mô. Da non hoặc sẹo bỏng mầu hồng hoặc thẫm màu hơn da lành. Bỏng trung bì thường dễ lành sẹo lồi

5. Bỏng sâu do axit:

- Khi khám thấy vết bỏng lõm xuống so với vùng da lành xung quanh. Vết bỏng mất cảm giác hoàn toàn, phù nề phất triển mạnh và kéo dài

- Hoại tử bỏng rụng từ ngày thứ 18-30 trở đi. Mô hạt hình thành

6. Một số axit gây độc cho cơ thể như axit focmic, axit cromic, axit muriatic, axit sunfuric

III. Bỏng bazơ

A. Cơ chế gây bỏng

- Làm tan rã protein các mô và kết hợp với các protein đã bị lỏng ra thành proteinat kiềm

- Tạo ra một quá trình xà phòng hoá với các chất béo của một tế bào cơ thể

- Vôi sống (CaO) khi gặp nước (H2O) tạo thành vôi tôi Ca(OH)2 quá trình phản ứng nhiệt (nhiệt độ tới 150oc) và vôi tôi là một bazơ mạnh (pH: 13,1).

- Amonihydroxit (NH4OH: khi hít thở nhiều khí amoniac (NH3) sẽ hội chứng phù nề thanh khí quản và dẫn tới phù phổi cấp

B. Đặc điểm lâm sàng:

Biểu hiện

- Nốt phồng trên nền da xung huyết, phù nề

- Hoại tử ướt màu xám

- Bỏng nông và bỏng sâu xen kẽ

- Đau nhức kéo dài, biến chứng nhiễm khuẩn, viêm mủ thường gặp nhiễm khuẩn mủ xanh

IV. Xử trí

1. Hóa chất gây bỏng da :

Nếu hóa chất gây bỏng da, hãy làm theo các bước sau:

- loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. nếu hóa chất gây bỏng là chất dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa.

- Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất.

- Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch.

- Bỏng hóa chất nhẹ thường liền mà không cần điều trị gì thêm.

- Nếu axit dính vào quần áo và giầy dép nhanh chóng cởi bỏ quần áo vào giầy dép.

- Dùng nhiều nước lạnh dội lên vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để hoà loãng nồng độ axit vơí thời gian trên 10-15 phút và nếu bị bỏng do axit hydroflohydric thì ngâm rửa nước lạnh phải dài thời hạn hơn, sau đó dùng Thu*c để trung hoà.

- Trung hoà axit bằng dung dịch Natri bicacbonat 10-20%, nước xà phòng, nước vôi nhì 5% có thể dùng bột phấn viết, xà phòng đánh răng, bột hydroxyt magie rắc hoặc xoa trên tổn thương bỏng.

Đến ngay cơ sở y tế nếu:

- Nạn nhân có dấu hiệu sốc, như ngất, da xanh tái hoặc thở nông.

- bỏng hóa chất thâm qua lớp da ngoài cùng, và gây bỏng độ 2 trên diện tích có đường kính trên 5 - 8cm.

- Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc mông hoặc ở khớp lớn.

- nếu bạn không biết chắc liệu chất đó có độc hay không, hãy gọi ngay cho trung tâm chống độc. nếu bạn đến cơ sở y tế, hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc bản mô tả đầy đủ về hóa chất đó để nhận dạng.

2. Hóa chất bắn vào mắt (cồn 90):

Nếu bạn bị hóa chất bắn vào mắt, hãy thực hiện ngay các bước sau:

- Rửa sạch mắt bằng nước.

- Dùng nước sạch chảy từ vòi nước ấm trong ít nhất 20 phút, và sử dụng những cách sau đây là nhanh nhất:

- Dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.

- cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. sau đó cố mở bên mắt bị hóa chất trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng.

- với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa trong khi bạn phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt. nhớ rửa trong ít nhất 20 phút cho dù bạn dùng cách nào.

- rửa tay bạn bằng xà phòng và nước. rửa tay thật kỹ để đảm bảo không còn hóa chất hoặc xà phòng dính trên đó. mục tiêu trước nhất của bạn là loại bỏ hóa chất ra khỏi bề mặt mắt, nhưng sau đó bạn cần đảm bảo loại bỏ hóa chất ra khỏi tay.

- Tháo kính áp tròng. Nếu kính chưa bị tuột ra trong khi rửa, thì bạn hãy tháo chúng ra.

Thận trọng:

- Không dụi mắt, dụi mắt có thể gây tổn thương thêm

- Không cho bất kỳ thứ gì ngoài nước hoặc nước muối S*nh l* để rửa kính áp tròng vào mắt, và không dùng Thu*c nhỏ mắt trừ khi bác sĩ khuyên bạn làm như vậy.

3. Uống phải axit:

Đối với một số loại axit:

- Sau khi dùng dung dịch kiềm:

- Axit hydroflohydric: dùng bột Sulphat magie rắc vào vết bỏng và tiêm canxi glueonat vào vết bỏng và tiêm canxi glueonat vào dưới vết bỏng

- Axit cacbolic: dùng dầu thảo mộc, glycerin, rượu cồn

- Axit phenic, phenol: dùng dầu thảo mộc băng lại

- nếu bệnh nhân uống phải axit thì xúc miệng bằng natricacbonat 5% sau đó cho uống nước lòng trắng trứng gà, số lượng tuỳ theo lượng axit uống vào nhiều hay ít. không nên uống natricacbonat 5% có thể gây chướng khí làm giãn dạ dày cấp hoặc có thể thủng dạ dày và ống tiêu hoá

- Cũng không nên đặt thông vào dạ dày để rửa vì có thể làm thủng dạ dày.

Đến ngay cơ sở y tế:

Sau khi làm theo các bước ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu. mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi bạn đến cơ sở y tế. nếu có thể, hãy đeo kính râm vì mắt bạn sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c21ca8a76801b202c045e12)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY