Bệnh truyền nhiễm hôm nay

TPHCM: Thêm một bệnh nhi Tu vong vì tay chân miệng

(Mangyte) - Tính đến ngày 19/7, TPHCM đã có 21 ca Tu vong vì bệnh tay chân miệng. Ca Tu vong mới nhất là bé 3 tuổi ngụ tại huyện Củ Chi.
Bé nhập viện hôm 17/7 và 1 ngày sau thì Tu vong tại BV Nhi Đồng 1.

Khoa Nhiễm - BV Nhi Đồng 2 đã trở thành khoa bệnh tay chân miệng (TCM) vì số ca bệnh vượt qua cả số giường của khoa nên các bệnh nhiễm khác phải chuyển qua các khoa khác. Trung bình mỗi ngày, khoa này có khoảng 170-180 ca điều trị nội trú, trong có khoảng 10% là ca nặng. Ban giám đốc BV đã thành lập 2 phòng khám chuyên lọc bệnh TCM do các BS chuyên khoa nhiễm phụ trách để giảm tải cho số ca nhập viện nội trú. Theo TS.BS Việt thanh, TPHCM đang huy động toàn lực của ngành y tế để phòng, chống dịch bệnh; tập trung máy thở cho 3 đơn vị có thể điều trị được bệnh TCM trên địa bàn thành phố là BV Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và BV Bệnh Nhiệt Đới.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột (Enterovirus) gây ra. Có rất nhiều loại siêu vi trùng đường ruột có thể gây ra bệnh TCM, tuy nhiên người ta thấy Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71) là hai tác nhân thường gặp nhất và có thể gây ra dịch. Nguyên nhân Tu vong của bệnh bệnh TCM cũng bởi sự xuất hiện chủng vi rút mới Enterovirus 71 (EV 71) chủng C4. Bệnh TCM có hai đợt tăng cao là từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 11 nhưng năm nay bệnh kéo dài liên tục không có dấu hiệu giảm trong suốt những tháng qua.

Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa: các chất tiết từ miệng như nước bọt, phân vấy qua tay rồi đưa vào miệng. Tuy nhiên siêu vi trùng có trong các chất tiết từ đường hô hấp như nước mũi bắn ra lúc ho, lúc hắt hơi có thể gây lây trực tiếp. Thời gian ủ bệnh (từ khi nhiễm siêu vi trùng đến khi có triệu chứng bệnh) là từ 3 - 4 ngày đến 10 ngày. Giai đoạn khởi bệnh, trẻ thường sốt, có thể sốt nhẹ 380C hoặc cao 39-40oC từ 2 đến 7 ngày, kèm theo trẻ có thể có ói, tiêu chảy. Giai đoạn toàn phát, sẽ xuất hiện bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông và gối, đường kính có thể từ 2 đến 10mm, có chứa dịch trong. Hồng ban (mụn ban đỏ trên da) rất nhỏ, đường kính 1-2mm ở lòng bàn tay, bàn chân, khó phát hiện. Trẻ có thể có sang thương ở niêm mạc miệng, lưỡi dưới dạng bóng nước, diễn tiến nhanh thành vết loét, làm cho trẻ đau miệng, không ăn được, chảy nước bọt.
Nếu diễn tiến tốt, không có biến chứng thì trẻ sẽ hết sốt và lui bệnh vào ngày thứ 7 của bệnh. Ngược lại, ở một số trẻ có thể bị biến chứng thần kinh, tim mạch hay hô hấp. Các biến chứng thần kinh như viêm màng não, viêm thân não. Khi đó trẻ sẽ có các triệu chứng như nhức đầu, khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình, cổ gượng, thóp phồng, chới với, hốt hoảng, run giật cơ khi ngủ, run tay hay chân, ngủ gà, đi đứng loạng choạng, nặng hơn là có dấu hiệu mắt nhìn lên, yếu liệt mềm một hoặc nhiều tay hay chân, rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê. Hiện vẫn chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu cho bệnh TCM. Cách điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, an thần tránh kích thích, nâng cao thể trạng bằng các vitamin C và PP. Khi có các biến chứng thần kinh, tim mạch hay hô hấp, bệnh nhi sẽ được hỗ trợ hô hấp - tuần hoàn như thở máy, Thu*c vận mạch, lọc máu.

Minh Nguyệt
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tphcm-them-mot-benh-nhi-tu-vong-vi-tay-chan-mieng-9602.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY