Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tranh cãi việc chảo chống dính có hại cho sức khoẻ con người

Những tranh cãi về việc chảo chống dính có hại cho sức khoẻ con người hay không vẫn đang diễn ra sôi nổi trong giới khoa học.

Suzanne fenton - nhà khoa học đang làm việc tại viện khoa học sức khỏe môi trường quốc gia (bắc carolina, mỹ) cho biết, chảo chống dính được phủ lớp polytertrafluoroethylene (ptfe), một loại nhựa trong suốt sử dụng để phủ lên xoong và chảo kim loại, tạo cho chúng bề mặt như sáp, dễ lau chùi.

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã tranh luận về việc liệu chảo chống dính có an toàn cho việc nấu nướng hay không.một bộ phận chuyên gia đồng ý rằng, bản thân chảo chống dính không phải là một vấn đề, lớp phủ của sản phẩm này được coi là không độc hại.ngay cả khi người dùng ăn phải những mảnh nhỏ cũng không ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại khi chảo chống dính đun quá nóng, lớp phủ ptfe bắt đầu phân hủy và giải phóng một loạt khí độc hại. trong một số trường hợp hiếm hoi, hít phải những khói hóa học này có thể gây ra sốt khói polyme, một tình trạng đặc trưng bởi sốt cao, khó thở và suy nhược. những loại khí này cũng gây t* vong cho các loài chim.

Ảnh minh hoạ

Mối quan tâm đặc biệt là axit perfluorooctanoic (pfoa), một trong những hóa chất được giải phóng khi chảo chống dính nóng lên. các nhà khoc học cho biết, tiếp xúc lâu dài với pfoa có liên quan đến một loạt các bệnh như ung thư và bệnh tuyến giáp .

Một số ý kiến ​​chỉ ra rằng, chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể về tác động lâu dài của chảo chống dính đối với con người. thay vào đó, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào ảnh hưởng sức khỏe của các sản phẩm phụ hóa học như pfoa. phần lớn dữ liệu về chất độc này đến từ các trường hợp tiếp xúc với môi trường - chẳng hạn như nước uống hoặc môi trường nhà máy, nơi mức độ phơi nhiễm cao hơn nhiều từ dụng cụ nấu ăn chống dính.

Kyle steenland, giáo sư về sức khỏe môi trường tại đại học emory ở atlanta và một sốnhà khoa học khác cũng cho rằng, người dùng không nấu ở nhiệt độ đủ cao để các phản ứng hóa học này diễn ra. vì không ai có thể nấu ở nhiệt độ quá cao như vậy bởi nhiệt độ đó cũng đủ để làm cháy nhà. tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chảo có thể dễ dàng đạt đến nhiệt độ đủ nóng để phân hủy lớp phủ chống dính.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở canada đã công bố nghiên cứu năm 2001 trên tạp chí nature, trong đó chảo chống dính bị hỏng ở nhiệt độ 360 độ c. chảo chống dính có thể đạt tới 399 độ c nếu để trong 8 phút ở nhiệt độ cao trên bếp. và ở nhiệt độ thấp hơn, lớp phủ chống dính vẫn bị hỏng theo thời gian, theo một bài báo năm 1998 công bố trên tạp chí polymer degradation and stability. nếu người dùng thường xuyên làm nóng chảo của mình đến 260 độc (nhiệt độ nướng bít tết), chảo sẽ có tuổi thọ khoảng 2-3 năm, theo nghiên cứu của nature năm 2001.

Vào năm 2015, pfoa đã bị loại bỏ tự nguyện ở mỹ, nhưng hóa chất này vẫn được sử dụng rộng rãi ở trung quốc. tuy nhiên, có thể lớp phủ chống dính được gọi là ptfe vẫn có thể tạo ra pfoa khi nó bị hỏng. điều thực sự quan trọng là phải sử dụng chảo ở nhiệt độ từ thấp đến trung bình và người dùng không sử dụng những đồ dùng có thể làm trầy xước nó.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc nuôi con nhỏ được khuyến cáo không nên dùng chảo chống dính vì có liên quan tới các vấn đề về sự phát triển của trẻ em. đó là bởi hóa chất này được coi là chất gây rối loạn nội tiết, có nghĩa là nó can thiệp vào hệ thống hormone của cơ thể .

Theo một bài báo năm 2012 được công bố trên Tạp chí Sinh học phân tử và Hóa sinh Steroid, phơi nhiễm PFOA làm tăng estrogen ở chuột đực và làm chậm sự phát triển tuyến vú ở chuột cái. Ở người, hóa chất này có liên quan đến béo phì, tiểu đường, chất lượng tinh trùng thấp và chu kỳ kinh nguyệt không đều - những dấu hiệu tiềm ẩn của sự rối loạn nội tiết.

Theo VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/tranh-cai-viec-chao-chong-dinh-co-hai-cho-suc-khoe-con-nguoi-d200032.html

Theo VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tranh-cai-viec-chao-chong-dinh-co-hai-cho-suc-khoe-con-nguoi/20220522043944801)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm quen thuộc gây ung thư mà bạn nên ngay lập tức tránh xa.
  • Ngày 15/4 tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Báo Sức khoẻ Đời sống đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015-2017 và hợp đồng hợp tác tuyên truyền năm 2015.
  • Các nhà nghiên cứu của Trường Y học Nhiệt đới Liverpool (Anh) đang sử dụng một kỹ thuật mới có tên gọi antivenomics
  • Chảo chống dính hiện là dụng cụ thiết yếu và được ưa chuộng trong nhà bếp, kể cả ở nông thôn, miền núi nhờ khả năng chịu nhiệt cao, ngăn thức ăn dính sát vào chảo, tiết kiệm dầu ăn và hạn chế tình trạng thức ăn ngấm dầu…
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY