Khoa học hôm nay

Tránh thảm kịch như COVID-19, nhiều chuyên gia thúc giục WHO và các nước mạnh tay với bệnh đậu mùa khỉ

Tránh thảm kịch như COVID-19, nhiều chuyên gia thúc giục WHO và các nước hành động nhiều hơn với bệnh đậu mùa khỉ

Họ lập luận rằng các chính phủ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không nên lặp lại những sai lầm ban đầu như trong đại dịch COVID-19, trì hoãn việc phát hiện ca bệnh, giúp vi rút lây lan.

Dù bệnh đậu khỉ không lây truyền hoặc nguy hiểm như COVID-19, các nhà khoa học này cho biết cần có hướng dẫn rõ ràng hơn về cách người bệnh nên cách ly, lời khuyên rõ ràng hơn về cách bảo vệ những người có nguy cơ, đồng thời cải thiện việc xét nghiệm và truy tìm vết tiếp xúc.

Isabelle Eckerle, giáo sư tại Trung tâm Geneva về các bệnh vi rút mới nổi ở Thụy Sĩ, cho biết: “Nếu điều này trở thành dịch bệnh lưu hành ở nhiều quốc gia hơn, chúng ta sẽ mắc phải một căn bệnh khó chịu khác và nhiều quyết định khó khăn để thực hiện”.

Who đang xem xét liệu đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ có nên được đánh giá là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tiềm năng được quốc tế quan tâm (pheic) hay không, một quan chức nói với reuters.

Việc who xác định rằng một đợt bùng phát trở thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu - như đã xảy ra với covid-19 hoặc ebola - sẽ giúp đẩy nhanh nghiên cứu và tài trợ để ngăn chặn dịch bệnh.

Mike Ryan, Giám đốc chương trình khẩn cấp về y tế của WHO, nói bên lề cuộc họp thường niên của cơ quan này ở thành phố Geneva: “Nó luôn được xem xét, nhưng chưa có ủy ban khẩn cấp nào về bệnh đậu khỉ”.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng không có khả năng who sẽ sớm đưa ra kết luận như vậy, bởi bệnh đậu mùa khỉ là mối đe dọa đã được biết đến mà thế giới có công cụ để chống lại.

Thảo luận về việc có nên thành lập một ủy ban khẩn cấp, cơ quan khuyến nghị công bố pheic, chỉ là một phần trong phản ứng thông thường của who, các quan chức của who cho biết.

Isabelle eckerle kêu gọi who khuyến khích các quốc gia áp dụng các biện pháp cách ly phối hợp và nghiêm ngặt hơn ngay cả khi không có tuyên bố khẩn cấp. bà lo lắng rằng việc nói về loại vi rút đậu mùa gây bệnh nhẹ, cũng như sự sẵn có của vắc xin và phương pháp điều trị ở một số quốc gia, "có khả năng dẫn đến hành vi lười biếng của các cơ quan y tế công cộng".

Đã có hơn 300 ca nghi ngờ và mắc bệnh đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi, nơi bệnh thường lưu hành

Không giống như COVID-19

Hơn 300 trường hợp nghi ngờ và mắc bệnh đậu mùa khỉ, thường lây lan khi tiếp xúc gần, gây ra các triệu chứng giống cúm và phát ban đặc biệt, đã được báo cáo trong tháng này. hầu hết là ở châu âu chứ không phải ở các nước trung và tây phi, nơi vi rút lưu hành. không có trường hợp t* vong nào được ghi nhận trong đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện tại.

Tuy nhiên, các quan chức y tế toàn cầu đã báo động về sự bùng phát ngày càng tăng ở các quốc gia không có dịch bệnh đậu mùa khỉ. who cho rằng con số sẽ tăng lên khi giám sát gia tăng.

Angela rasmussen, nhà vi rút học tại đại học saskatchewan (canada), viết trên twitter rằng bệnh đậu mùa khỉ khác với covid-19, nhưng "chúng ta đang mắc một số sai lầm tương tự liên quan đến việc phản ứng dứt khoát với các công cụ trong tầm tay".

Hôm 27.5, who nhắc lại rằng vi rút đậu mùa khỉ có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp như phát hiện và cách ly nhanh chóng các ca bệnh cũng như truy tìm vết tiếp xúc.

Những người mắc bệnh đậu mùa khỉ và một số trường hợp tiếp xúc gần với họ được khuyên nên cách ly trong 21 ngày, nhưng không rõ mọi người sẽ tuân thủ thời gian rời xa cộng đồng hoặc các cam kết khác ở mức độ nào.

Isabelle eckerle cho biết năng lực phòng thí nghiệm để xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ cũng chưa được thiết lập rộng rãi, đồng nghĩa việc chẩn đoán nhanh có thể khó khăn.

Tiêm chủng đại tra không được coi là cần thiết nhưng một số quốc gia, bao gồm cả Anh và Pháp, đang cung cấp vắc xin cho nhân viên y tế và những người tiếp xúc gần với ca bệnh đậu mùa khỉ.

Các chuyên gia khác cho rằng phản ứng hiện tại là tương xứng và việc coi bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu cũng như tuyên bố pheic sẽ không phù hợp ở giai đoạn này.

Dale Fisher, Chủ tịch Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bùng phát Toàn cầu (GOARN), đồng thời là giáo sư y khoa tại Singapore, nói: “Điều này dành riêng cho các mối đe dọa có mức độ rủi ro cao nhất dựa trên tính lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng và nguy cơ leo thang quốc tế”.

Các chuyên gia cho rằng bài học quan trọng nhất trong 2 năm qua: ngăn chặn đại dịch covid-19 khi vi rút sars-cov-2 đã bắt đầu lây lan là quá muộn.

Piero olliaro, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm liên quan đến nghèo đói tại đại học oxford (anh) và chuyên gia về bệnh đậu khỉ, cho biết: “thật đáng thất vọng khi thế giới chỉ dậy sóng vì một căn bệnh mới khi nó tấn công các nước thu nhập cao. để chuẩn bị cho đại dịch, bạn phải làm điều đó ở nơi có dịch bệnh".

Các loại vắc xin và phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Vắc xin

WHO cho biết vi rút đậu mùa và đậu mùa khỉ có liên quan chặt chẽ với nhau. Theo WHO, thế hệ vắc xin đậu mùa đầu tiên có hiệu quả tới 85% trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Hiện có hai loại vắc xin phòng bệnh đậu mùa.

1. Loại đầu tiên do hãng dược phẩm Bavarian Nordic (Đan Mạch) sản xuất có tên thương hiệu Jynneos, Imvamune hoặc Imvanex tùy khu vực địa lý.

Nó chứa một dạng suy yếu của vi rút vaccinia có liên quan chặt chẽ nhưng ít gây hại hơn so với vi rút gây bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ. Phiên bản sửa đổi của vi rút vaccinia không gây bệnh cho người và không thể sinh sản trong tế bào người.

Vi rút vaccinia là một loại vi rút lớn, phức tạp, có vỏ bọc thuộc họ poxvirus.

Jynneos được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt để ngăn ngừa cả bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ.

Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt Jynneos phòng bệnh đậu mùa, nhưng các bác sĩ có thể kê đơn không theo hướng dẫn trên nhãn cho bệnh đậu mùa khỉ.

Bavarian Nordic cho biết có thể sẽ nộp đơn xin đăng ký mở rộng nhãn với Cục quản lý dược phẩm châu Âu để bao gồm cả bệnh đậu mùa khỉ.

Các tác dụng phụ được báo cáo sau khi tiêm Jynneos gồm đau và sưng tại chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi.

2. Loại vắc xin khác cũ hơn có tên ACAM2000, hiện được sản xuất bởi công ty dược sinh học Emergent BioSolutions (Mỹ).

ACAM2000 cũng chứa vi rút vaccinia nhưng nó có khả năng lây nhiễm và có thể nhân lên ở người. Do đó, vi rút vaccinia này có thể được truyền từ người nhận vắc xin sang những người chưa được tiêm vắc xin tiếp xúc gần ở nơi tiêm chủng.

Ngoài các tác dụng phụ liên quan đến tiêm vắc xin như đau nhức cánh tay và mệt mỏi, ACAM2000 cũng được cảnh báo có thể gây ra một loạt các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, mù lòa, thậm chí T* vong.

ACAM2000 cũng không được thiết kế để sử dụng cho một số nhóm người nhất định, chẳng hạn những ai có hệ thống miễn dịch bị tổn hại.

FDA đã phê duyệt ACAM2000 cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa, nhưng EU không cấp phép.

Thu*c kháng vi rút

Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu với sự kết hợp của sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết, có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần và thường tự khỏi.

Theo WHO, đậu mùa khỉ có thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày.

Bệnh nhân có thể được truyền thêm chất lỏng và điều trị các bệnh nhiễm trùng thứ phát. thu*c kháng vi rút mang tên tecovirimat - có nhãn hiệu là tpoxx do hãng dược phẩm siga technologies (mỹ) sản xuất - được mỹ và eu phê duyệt cho bệnh đậu mùa. trong khi sự cấp phép tpoxx của eu cũng bao gồm cả bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu bò.

Một loại Thu*c khác có nhãn hiệu Tembexa, do công ty Chimerix (Mỹ) phát triển, đã được FDA phê duyệt để điều trị bệnh đậu mùa. Chưa rõ liệu Tembexa có thể giúp ích cho những người mắc bệnh đậu khỉ không.

Cả TPOXX và Tembexa đều được phê duyệt dựa trên các nghiên cứu trên động vật cho thấy chúng có thể hiệu quả, vì cả hai loại Thu*c này được phát triển sau khi bệnh đậu mùa ở người đã bị loại bỏ thông qua tiêm vắc xin đại trà.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/tranh-tham-kich-nhu-covid-19-nhieu-chuyen-gia-thuc-giuc-who-va-cac-nuoc-manh-tay-voi-benh-dau-mua-khi-182378.html)

Tin cùng nội dung

  • Miền Bắc bước vào hè, Miền Nam ở giai đoạn nắng nóng cao điểm, khiến việc tiêu thụ nước uống tăng đột biến. Để bảo vệ sức khỏe từ việc ăn uống trong mùa nắng nóng, thương hiệu máy lọc nước Karofi kết hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tư vấn miễn phí cho người dân về giải pháp sử dụng nước sạch.
  • Trong buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Giúp bạn phòng viêm dạ dày, ung thư dạ dày” do Báo điện tử Sức khỏeĐời sống, với sự đồng hành của nhãn hàng DeHP, tổ chức gần đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả, đặc biệt vấn đề nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em.
  • Vừa qua, Báo điện tử Sức khỏe Đời sống kết hợp với nhãn hàng DeHP đã tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề GIÚP BẠN PHÒNG VIÊM DẠ DÀY, UNG THƯ DẠ DÀY” với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Nguyên Phó trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai và PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai.
  • Ngày 24/3/2019 vừa qua, chương trình đào tạo quốc tế chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu thần kinh đột quỵ - PLANET đã chính thức khai mạc tại Đà Nẵng.
  • Yến Sào được mệnh danh là Vàng Trắng trong ẩm thực - một cực phẩm để bồi bổ sức khỏe. Từ xa xưa, Yến Sào đã được xếp vào hàng Bát Trân, một trong 8 mỹ vị cùng đình dâng lên vua chúa. Trong cuốn sách Những cây Thu*c và vị Thu*c Việt Nam, giáo sư Đỗ Tất Lợi đã cho biết, Tổ Yến có chứa 31 nguyên tố vi lượng và 18 loại Acid Amin, mang tới công dụng bồi bổ sức khỏe kích thích tiêu hóa, bổ huyết, hỗ trợ ổn định thần kinh và trí nhớ ...
  • Với mong muốn nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về một lối sống khỏe mạnh, chế độ ăn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng, Amway Việt Nam đã phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức Chương trình Health Plus - Đào tạo kiến thức thực hành dinh dưỡng cơ bản.
  • Ứng dụng y tế di động VieVie được đánh giá rất cao nhờ tính năng kết nối trực tuyến nhanh chóng giữa bệnh nhân với chuyên viên y tế thời gian qua. Hãy cùng hiểu thêm thông tin về ứng dụng đang tạo nên cơn sốt thời gian qua.
  • Các chuyên gia ở Trung tâm Langone Medical Center (LMC) trực thuộc ĐH New York đang tiến gần đến việc cho ra đời một loại thực phẩm đa năng: viên Thuốc “3 trong 1” có khả năng chữa đồng thời 3 căn bệnh là Alzheimer (suy giảm trí nhớ), bệnh tim và đái tháo đường týp 2.
  • Vào lúc 14h30 ngày 31/01/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Cập nhật phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược”...
  • S*nh l* là nhu cầu đời thường của cả nam và nữ song theo năm tháng, chức năng đó dần thoái hóa, dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY