12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Trẻ cần chuẩn bị những gì trước khi được tiêm vaccine phòng COVID-19?

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ cũng giống như tiêm cho người lớn nên phụ huynh không cần quá lo lắng.

Ngày 14/10 vừa qua, Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi từ 12 - 17 tuổi. Việc tiêm vaccine lần này sẽ theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, trẻ từ 16-17 tuổi tiêm trước, sau đó hạ dần độ tuổi và theo tiến độ cung ứng vaccine cũng như tình hình dịch ở địa phương.

Việc con trẻ được tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến phụ huynh giải tỏa một phần nỗi lo mùa dịch khi nguy cơ nhiễm bệnh vẫn rình rập trẻ. Tuy nhiên, không ít người tỏ ra lo lắng, không biết phải chuẩn bị cho con những gì trước khi tiêm để đảm bảo về sức khỏe và an toàn cao nhất.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ tiêm vaccine COVID-19 bởi tiêm cho trẻ cũng giống tiêm cho người lớn.

Để có kết quả tiêm vaccine được tốt nhất, trước khi đi tiêm, hãy nhắc con uống thật nhiều nước để bù nước cho cơ thể. Ngày trước khi tiêm, nên nhắc con nghỉ ngơi, đi ngủ sớm để tinh thần sảng khoái và thoải mái nhất.

Để có kết quả tiêm vaccine được tốt nhất, trước khi đi tiêm, hãy nhắc con uống thật nhiều nước để bù nước cho cơ thể.

Phụ huynh cũng nên cho trẻ uống nước cam hoặc bổ sung vitamin C... nhằm tăng cường khả năng miễn dịch. Không nên cho trẻ uống nước ngọt có ga hay các loại đồ uống có chất kích thích.

Đặc biệt, phụ huynh cũng cần lưu ý rằng, trước khi tiêm, trẻ có thể gặp vấn đề về tâm lý. Hãy dành thời gian nói chuyện và giải thích cho con hiểu bằng trải nghiệm của bản thân, giải thích thêm về lợi ích của việc tiêm vaccine phòng COVID-19, để trẻ không còn bận tâm tới những thứ không cần thiết khác.

Trước khi đi tiêm, trẻ có thể ăn nhẹ đồ ăn lành mạnh để đề phòng trường hợp phải chờ lâu mới đến lượt tiêm. Nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái khi đi tiêm. Ngoài ra, nên nhắc các con tiêm ở bên tay không thuận để đảm bảo không gặp khó khăn trong sinh hoạt do phản ứng phụ sau tiêm có thể xuất hiện gây ra tình trạng đau nhức, mỏi cánh tay.

Vaccine được sử dụng cho trẻ là vaccine đã được bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho độ tuổi này, với 2 liều cơ bản và tiêm cùng loại vaccine.

Cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện kỳ phiếu nếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ.

Cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện kỳ phiếu nếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ đồng thời hợp tác với bác sĩ khi khám sàng lọc vì chỉ có bố mẹ mới nắm rõ tiểu sử của trẻ và trẻ không thể tự khai. Khám sàng lọc cho trẻ phải kỹ càng hơn, chăm chút hơn hay nói cách khác là nhiều hơn các bước so với người lớn. Đặc biệt đối với nhóm trẻ thừa cân, béo phì hay mắc bệnh lý nền, dị ứng thì nên đến tiêm tại các bệnh viện và cần ưu tiên cho nhóm trẻ này được tiêm trước.

Sau tiêm, trẻ cần được theo dõi sau tiêm chủng 30 phút để xem có bất thường gì không như tri giác, chỗ tiêm, thân nhiệt, màu da… Khi về nhà cần phải theo dõi, chăm sóc trẻ kỹ hơn 3 tuần sau khi tiêm. Sau khi tiêm, trẻ cũng được cấp giấy xác nhận đã tiêm và tư vấn các thông tin theo dõi sức khỏe khác.

Xem thêm: Vì sao FDA đang trì hoãn quyết định cấp phép vaccine COVID-19 của Moderna cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi?

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tre-can-chuan-bi-nhung-gi-truoc-khi-duoc-tiem-vaccine-phong-covid-19-32445/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY