Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Trẻ em trong dịch Covid-19: Tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần

Nói về ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng, dịch bệnh đã thay đổi cách chúng ta sống. Nhưng đối với những đứa trẻ mồ côi, bị ảnh hưởng bởi dịch thì còn hơn thế.

“Cú sốc” không một lời từ biệt

Trở thành trẻ mồ côi cả mẹ và cha chỉ sau 2 ngày, đến giờ dù đã nhận được sự chăm sóc, hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước và các mạnh thường quân nhưng hai chị em khánh như và đăng huy (tp hcm) vẫn cảm thấy chới với, trống trải, chưa tin vào những gì đang xảy ra. cũng giống khánh như, 4 chị em phạm yến nhi ở phường tân thới nhất, quận 12, tp hcm trở thành trẻ mồ côi cha mẹ chỉ trong chưa đầy 10 ngày. covid-19 đã cướp đi 2 người thân yêu nhất, cuộc sống của 4 chị em bị đảo lộn hoàn toàn. đến giờ yến nhi vẫn chưa thể tin rằng 4 chị em đã và đang phải trải qua những mất mát quá lớn như thế…

“bỗng dưng” trở thành trẻ mồ côi cha, mẹ hoặc mồ côi cả cha và mẹ vì covid là câu chuyện gây ám ảnh và xót xa nhất trong những ngày gần đây. theo báo cáo của sở giáo dục và đào tạo tp hcm, đến thời điểm này có hơn 1.500 học sinh phổ thông rơi vào cảnh mồ côi do dịch covid-19, trong đó có hơn 490 em học sinh tiểu học, 580 em thcs.

Trước nỗi đau này, nhà nước, địa phương, cũng như các đoàn thể, cá nhân và xã hội đã có nhiều hoạt động nhằm kịp thời hỗ trợ cho các em ổn định cuộc sống. tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý trần kim thành - giám đốc trung tâm coaching hạnh phúc (hà nội) thì cảm giác đau khổ vì chia cắt, mất mát đột ngột quá lớn; cảm giác bất lực vì không thể làm gì để giúp người thân; cảm giác chia tay không lời gửi gắm cùng nỗi lo sợ về tương lai... sẽ gây ra khủng hoảng tâm lý với con trẻ. bởi vậy, việc chăm sóc trẻ em mồ côi cần lưu tâm không chỉ về vật chất mà còn là tinh thần.

Theo bà nguyễn phương linh, viện trưởng viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững, đại dịch covid-19 xảy ra không chỉ đe dọa tới sức khỏe tính mạng của các em, mà còn gây ra những hệ lụy về vấn đề sức khỏe tinh thần. khủng hoảng về tâm lý không chỉ xảy ra với trẻ mất cha, mẹ mà còn xảy ra với những trẻ phải đi cách ly, giãn cách quá lâu vì dịch covid-19.

“chúng ta vẫn nói trẻ em ít bị ảnh hưởng lớn bởi dịch covid-19 vì tỷ lệ tu vong thấp nhưng tôi nghĩ trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng rất lớn vì dịch. cả nước đến đầu tháng 9 có tới 11.822 trẻ em là f0, hơn 27.000 trẻ em là f1. riêng tại tp hcm có tới 1.500 trẻ em mồ côi do covid-19 và hàng triệu trẻ em tại các địa phương đang giãn cách xã hội, nhiều tháng không được ra khỏi nhà chắc chắn là ảnh hưởng rất lớn cả về sức khỏe, thể chất lẫn tinh thần của trẻ em” - bà linh nhấn mạnh.

Cần nhiều “lá chắn” bảo vệ trẻ

Đề cập đến những hậu quả mà trẻ em gánh phải trước dịch covid-19, ông đặng hoa nam - cục trưởng cục trẻ em, bộ lao động, thương binh và xã hội cũng cho rằng, trẻ em mất cha, mẹ hoặc mất cả cha và mẹ do dịch sẽ là khủng hoảng về tâm lý vô cùng lớn. còn những trẻ là f0 và đi cách ly dễ có nguy cơ bị ám ảnh và sang chấn tâm lý. đây là chấn thương rất lớn về sức khỏe, tinh thần đối với trẻ nhỏ. đặc biệt, đối với các gia đình có người bệnh tu vong, sẽ có những khó khăn mà nhiều trẻ em gặp phải trong thời gian tới do thiếu hụt sự chăm sóc của người thân.

Trước thực tế này từ tháng 5, cục trẻ em đã có công văn khẩn đề nghị sở lao động, thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn cấp phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng kịp thời triển khai các biện pháp bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh dịch bệnh; đặc biệt quan tâm phòng, chống nguy cơ xâm hại, t*i n*n, thương tích trẻ em, phòng ngừa sang chấn và hỗ trợ ổn định tâm lý cho trẻ em.

Ông nam cho biết thêm, hiện tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 cũng được tăng cường về nhân lực, vật lực để kịp thời tập huấn, hướng dẫn, tư vấn các vấn đề cấp bách liên quan đến trẻ em như: bảo đảm an toàn cho trẻ; phát hiện sớm và xử lý những vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ khi mắc bệnh, phải đi cách ly hoặc ở nhà thực hiện giãn cách xã hội...

“ảnh hưởng dịch covid-19 lần này khác biệt so với các cuộc khủng hoảng về xã hội, thiên tai, thảm họa khác là chúng ta vừa phải chăm sóc sức khỏe về mặt thể chất, vừa phải giúp các em về sức khỏe tâm thần, chăm sóc để giảm bớt sang chấn tâm lý. vấn đề khủng hoảng không chỉ là giải quyết cấp bách trước mắt mà còn lâu dài. về phía địa phương, cần áp dụng ngay chính sách của nhà nước, của địa phương cũng như các nguồn hỗ trợ để làm sao giảm mức tối đa khó khăn về mặt đời sống cho các em. và triển khai giúp các em tiếp cận với hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. quan trọng nhất lúc này là phát hiện ra những dấu hiệu sang chấn của các em (nếu có) để can thiệp kịp thời” - ông nam chia sẻ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/tre-em-trong-dich-covid-19-ton-thuong-ca-the-chat-lan-tinh-than-5667251.html)

Tin cùng nội dung

  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Đau buồn là một phản ứng bình thường đối với sự mất mát. Nó mô tả những cảm xúc mà bạn cảm thấy khi mất đi một ai đó hoặc một cái gì đó quan trọng với bạn.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY