Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Trẻ Sơ Sinh Bị Khó Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Giúp Bé Dễ Ngủ

Trẻ sơ sinh khó ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên chủ quan về vấn đề này mà phải có biện pháp khắc phục kịp thời.

Trẻ sơ sinh khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc luôn khiến cho các bậc cha mẹ quan tâm lo lắng. Triệu chứng này không những gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mà nó còn là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ. Vì vậy, bạn không nên chủ quan về vấn đề này và phải có biện pháp khắc phục kịp thời.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, trong 3 năm đầu đời giấc ngủ của trẻ là rất quan trọng. Phần lớn trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn thức và thời gian ngủ trung bình mỗi ngày là 16 giờ. Theo đó, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống hằng ngày. Ngủ là thời gian giúp các tế bào não phát triển nhiều nhất , trong 30 ngày sau sinh, các tế bào của trẻ đã đạt tới 80%. Sự phát triển của các tế bào não chỉ phát triển một lần trong đời, do đó, ngủ đủ giấc trong những năm đầu đời đối với trẻ sơ sinh là một điều vô cùng quan trọng.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Phần lớn trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn thức và thời gian ngủ trung bình mỗi ngày là 16 giờ

Có thể thấy rằng giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất của trẻ sơ sinh. Ngủ cũng là thời điểm trẻ xử lý, sắp xếp các thông tin được tiếp nhận trong ngày và cũng là thời điểm cơ thể trẻ tăng cường sự sản xuất các hormon cần thiết cho sự chuyển hóa, tích lũy năng lượng, giúp cho sự phát triển thể chất vượt trội hơn. Cụ thể, bạn cần đảm bảo thời gian giấc ngủ của trẻ theo độ tuổi như sau:

  • Tuần đầu sau sinh: Những thời gian đầu sau sinh trẻ cần được đủ 18 – 20 giờ mỗi ngày vào bất cứ lúc nào, mỗi giấc ngủ của trẻ lúc này kéo dài 30 phút đến 3 giờ đồng hồ.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Thời gian này trẻ bắt đầu ngủ theo nhu cầu và bắt đầu hình thành chu kỳ thức – ngủ, giấc ngủ ngắn hơn khoảng từ 3 – 5 tiếng rưỡi so với trước.
  • Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi: Ở độ tuổi này trẻ ngủ theo nhịp sinh học và bắt đầu đi vào giờ giấc ngủ và tổng số thời gian ngủ trong độ tuổi này là khoảng 14 giờ mỗi ngày.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không tuân thủ theo một quy luật nhất định nào. Trẻ có xu hướng ngủ vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, trong giấc ngủ có thể cựa quậy, mỉm cười, nhăn nhó,… Đây là những biểu hiện hoàn toàn bình thường, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Ngược lại, ngủ không ngon giấc hoặc bị thiếu ngủ có thể sẽ khiến trẻ thường xuyên quấy khóc và mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ phát triển chậm, không thông minh, nhanh nhẹn so với các trẻ khác.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh. Vì thế, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, trẻ khó ngủ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

1. Nguyên nhân sinh lý

Cũng như người lớn, giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia thành hai hình thức đó là: giấc ngủ REM (rapid eye movement) và giấc ngủ Non – REM (non rapid eye movement). Ở người lớn Non – REM chiếm khoảng 75% thời gian ngủ và REM chiếm khoảng 25%. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, REM chiếm đến 50%. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, giấc ngủ REM  có đặc điểm là mặc dù ngủ nhưng não bộ và các cơ quan hô hấp lại tăng hoạt động vì thể trẻ lúc này sẽ thở nhanh và nhịp tim cũng nhanh hơn. Do đó, có thể thấy rằng, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc là do tác nhân sinh lý.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc là do tác nhân sinh lý.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý về lượng sữa cung cấp cho bé mỗi ngày. Trẻ sơ sinh khó ngủ đôi khi có thể xuất phát từ việc bú quá no hoặc chưa no. Ngoài ra, đối với những trẻ lớn hơn việc biết bò, biết đi hay vận động quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ. Tình trạng mọc răng sớm đối với những trẻ từ 3 – 4 tháng tuổi sẽ khiến cho trẻ khó chịu, khó ngủ, ngủ không ngon hoặc hay giật mình. Vì thế, bạn cần có các biện pháp dỗ dành và chăm sóc khi trẻ gặp phải những vấn đề trên để bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Các dấu hiệu bệnh lý ở trẻ sơ sinh thường là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó ngủ. Theo đó, khi con bạn gặp phải vấn đề này có thể do ảnh hưởng của một số bệnh sau đây:

  • Trẻ sơ sinh bị còi xương: Đây là bệnh thường gặp ở những trẻ ở giai đoạn sơ sinh cho đến dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do thiếu hụt vitamin D và canxi có thể là tác nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ ở trẻ. Theo đó, khi bị thiếu hụt các chất này có thể gây ra hội chứng chân không yên, tức là trẻ sẽ bị cử động giật chân, hết chân này tới chân kia và hoạt động ý thức. Chính vì thế, khi bé sắp bắt đầu vào giấc ngủ sẽ gặp rất nhiều cản trở và giấc ngủ sẽ không sâu.
  • Trẻ gặp các vấn đề về mũi và họng: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dẫn đến viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,… Các bệnh này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ do bị khó thở, trẻ phải mở miệng để thở. Từ đó, sẽ khiến trẻ đi vào giấc ngủ một cách khó khăn hơn và thường sẽ ngủ ngáy và không sâu giấc.
  • Trẻ bị mộng du: Đây là rối loạn giấc ngủ kiểu Parasomia, khi gặp tình trạng này trẻ có thể sẽ bất chợt tỉnh giấc trong khi ngủ hoặc làm ảnh hưởng đến tâm lý gây khó ngủ ở trẻ.
  • Trẻ bị béo phì: Béo phì ở trẻ sơ sinh có khả năng làm cho các nhóm cơ đường thở phì đại gây tình trạng khó nuốt, khó thở ở trẻ. Trẻ thường khó đi vào giấc ngủ hơn do phải thở bằng miệng kèm theo các triệu chứng như đổ mồ hôi nhiều và hay tiểu dầm.

3. Nguyên nhân về sinh hoạt của trẻ sơ sinh

Ngoài hai nhóm nguyên nhân trên, việc tập cho bé một chế độ sinh hoạt không hợp lý có thể sẽ làm cho trẻ sơ sinh bị bị khó ngủ hoặc hay quấy khóc về đêm.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Chế độ sinh hoạt không hợp lý có thể sẽ làm cho trẻ sơ sinh bị bị khó ngủ

Cụ thể, bạn nên những vấn đề sau đây để ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ:

  • Cách phân chia thời gian ngủ cho trẻ không hợp lý, nếu ban ngày trẻ ngủ quá nhiều có thể sẽ gây khó ngủ vào ban đêm.
  • Trẻ sơ sinh quen được cha mẹ đưa võng hoặc bế khi ngủ. Do đó, nếu không được ru ngủ theo những cách này có thể sẽ khiến cho trẻ quấy khóc và khó đi vào giấc ngủ.
  • Trẻ nhạy cảm với môi trường xung quanh: trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các tiếng ồn dù là lớn hay nhỏ. Vì thế, không gian luôn xuất hiện tiếng ồn hoặc hay có tiếng động bất ngờ có thể sẽ làm cho trẻ khó ngủ và dễ bị giật mình tỉnh giấc.
  • Do điều kiện vệ sinh không được đảm bảo như bỉm bị ẩm ướt, giường chiếu, quần áo không sạch làm cho trẻ ngứa ngáy khó chịu.
  • Nơi ngủ của trẻ có quá nhiều ánh sáng hoặc trẻ bị tiếp xúc qua nhiều với ánh sáng ipad, điện thoại, tivi trước khi ngủ. Theo đó, nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng có thể làm giảm quá trình sản xuất melatonin, đây là môt hormone của cơ thể có vai trò giúp điều hòa nhịp sinh học ngủ – thức.
  • Các nguyên nhân khác: Trẻ ngủ ở nơi gò bó, bí bách, nóng nực, thiếu sự thông thoáng,…

Trẻ sơ sinh bị khó ngủ có nguy hiểm không?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, trong đó thường gặp nhất đó chính là chứng khó ngủ. Trong giai đoạn này, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với các bé, tuy nhiên việc khó ngủ lâu ngày nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và thể chất của trẻ. Theo đó, trẻ sơ sinh đang trong thời điểm phát triển, hình thành tính cách, thói quen nhưng rối loạn giấc ngủ có thể sẽ tác động không tốt đến các chức năng xã hội và cảm xúc của trẻ khi lớn lên.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, trong đó thường gặp nhất đó chính là chứng khó ngủ.

Trẻ sơ sinh khó ngủ nếu không được khắc phục kịp từ sớm, tình trạng này có thể kéo dài đến khi bé lớn hơn. Nhiều trẻ khó ngủ hay quấy khóc làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ cũng như khiến các bà mẹ vô cùng mệt mỏi. Khó ngủ nếu để lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ, hành vi của trẻ sau này. Vì thế, có thể coi đây là một vấn đề nguy hiểm đối với trẻ không chỉ ở hiện tại mà còn lâu dài. Nếu muốn trẻ nhanh lớn và khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm nhất.

Làm thế nào để giúp khắc phục tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh?

Trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì giấc ngủ là cần thiết nhất. Tuy nhiên, không ít trẻ gặp phải tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc khiến cho các bật cha mẹ vô cùng lo lắng.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Trẻ sơ sinh khó ngủ nếu không được khắc phục kịp từ sớm, tình trạng này có thể kéo dài đến khi bé lớn hơn.

Bạn có thể tham khảo một số vấn đề sau đây để khắc phục được tình trạng này.

  • Cần tập cho trẻ sơ sinh một thói quen về giờ giấc ngủ. Ngủ vào một giờ cố định giúp bé hình nhịp sinh học hợp lý, từ đó sẽ duy trì thời gian ngủ và thức dậy đều đặn vào mỗi ngày, hạn chế tối đa tình trạng khó ngủ ở trẻ.
  • Tạo cho trẻ thói quen ngủ phân biệt giữa ngày và đêm. Theo đó, vào ban ngày bạn nên mở cửa để cho ánh sáng vào phòng và không cần hạn chế mọi tiếng ồn thường ngày. Ngược lại, vào ban đêm nên giữ phòng tối hoặc chỉ có ánh sáng ở mức nhẹ, giữ cho không gian yên lặng để bé tập trung ngủ.
  • Nếu trẻ khó ngủ do thiếu chất, suy dinh dưỡng hoặc nghi ngờ trẻ mắc các dấu hiệu bệnh lý thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời để khắc phục hiệu quả tình trạng khó ngủ ở trẻ.
  • Hạn chế việc lạm dụng các dụng cụ hỗ trợ khi ngủ như nôi điện, võng,… để tránh trẻ phụ thuộc quá nhiều vào chúng.
  • Mặc cho trẻ những loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, chọn những loại tã thân thiện với môi trường, thấm hút tốt và khô thoáng để tránh tình trạng ẩm ướt sẽ khiến bé khó ngủ.
  • Cho trẻ cần nắm những đồ vật yêu thích trong khi ngủ, mục đích của việc làm này là tạo cảm giác an toàn cho trẻ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Trước khi trẻ bước vào giấc ngủ không nên cho trẻ vận động quá nhiều hoặc bú quá no vì sẽ gây tình trạng khó ngủ ở trẻ.
  • Tạo cho trẻ không gian ngủ thông thoáng, rộng rãi và mát mẻ, tốt nhất nên bật điều hòa từ 27 – 29 độ, tránh để trẻ ngủ trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời, nên tạo âm thanh êm đềm chẳng hạn như hát ru hoặc bật những bài nhạc êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh bị khó ngủ, hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nếu trẻ thường xuyên gặp các vấn đề về giấc ngủ, bạn không nên chủ quan mà hãy đến ngay các bệnh viện uy tín để gặp bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, trẻ sẽ được chuẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp khác nhau.

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/tre-so-sinh-bi-kho-ngu-7944.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY