Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ thừa cân, béo phì dễ bị sốc sốt xuất huyết

TP HCM-Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vừa cứu sống 5 bé trai 6-11 tuổi cùng bị sốc sốt xuất huyết, diễn tiến nặng trên nền thừa cân, béo phì.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngày 19/7 cho biết, tuần qua, 5 bé trai ở TP HCM, Kiên Giang và Tây Ninh liên tiếp nhập viện vì bị sốc sốt xuất huyết.

Các bé đã sốt cao liên tục 4 ngày trước đó, kèm nhức đầu, đau mình mẩy, ói mửa. đến ngày bệnh thứ 5, bé đau bụng, tay chân lạnh, mệt nên nhập viện địa phương được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết điều trị truyền dịch chống sốc, sau đó chuyển bệnh viện nhi đồng thành phố.

Tại đây, các trẻ được tiếp tục chống sốc, đo huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm, hỗ trợ hô hấp. Riêng hai bé ở bệnh viện tỉnh chuyển lên có diễn tiến nặng, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều, tổn thương gan thận. Các bác sĩ đã đặt nội khí quản giúp thở, truyền máu và chế phẩm máu, điều chỉnh toan, hỗ trợ gan thận trẻ. May mắn, sau một tuần điều trị, tình trạng các trẻ ổn định dần, được cai máy thở, thở khí trời, tỉnh táo.

Điểm chung của 5 bệnh nhân này là thuộc nhóm thừa cân, béo phì. Trong đó, có hai bé cùng 11 tuổi, nặng 56 kg (cân nặng bình thường ở tuổi này 30-32 kg); một bé 10 tuổi, nặng 51 kg (cân nặng trung bình tuổi này 28-30 kg); một bé 9 tuổi, nặng 55 kg (cân nặng bình thường ở tuổi này 26-28 kg), bé còn lại 6 tuổi, nặng 32 kg (cân nặng bình thường 20-22 kg).

Theo bác sĩ tiến, các nghiên cứu cho thấy sốc sốt xuất huyết trên trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ suy hô hấp sớm. việc điều chỉnh dịch truyền cho trẻ cũng khiến bác sĩ gặp nhiều khó khăn vì phải hiệu chỉnh cân nặng của trẻ sao cho phù hợp, tránh truyền quá tải dịch cũng như dễ dẫn đến sốc kéo dài, biến chứng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan thận.

Đầu tháng 7, bệnh viện cũng tiếp nhận điều trị cho ba bé trai cùng dưới một tuổi, cũng bị sốc sốt xuất huyết. bác sĩ tiến chia sẻ, số ca bệnh tháng 7 không tăng so với tháng 6 và cũng chưa phải mùa cao điểm dịch. tuy nhiên, trẻ nhũ nhi (dưới một tuổi) chưa có hệ miễn dịch phát triển khoẻ mạnh, sẽ dễ bị sốt xuất huyết và biến chứng nặng như sốc hơn so với các trẻ lớn.

Bác sĩ Tiến lưu ý, phụ huynh khi thấy trẻ sốt trên hai ngày, đặc biệt là nằm một chỗ không chơi, đau bụng, tay chân lạnh, chảy máu cam, máu răng... thì phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị cấp cứu kịp thời.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-thua-can-beo-phi-de-bi-soc-sot-xuat-huyet-4326889.html)

Tin cùng nội dung

  • Cúm A/H1N1 sau gần 5 tháng diễn tiến với hơn 252 ca nhiễm cúm, tính đến nay đã tạm lắng, thay vào đó dịch sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa.
  • (Mangyte) - Sau vài cơn mưa trái mùa vừa qua và tình hình SXH đang giảm nhiều, phụ huynh chủ quan khiến dịch tăng trở lại.
  • Thống kê từ Bộ Y tế ngày 1/4 cho biết, trong tháng 3/2015, cả nước đã ghi nhận hơn 1.575 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 3 ca Tu vong.
  • Để phòng ngừa sốt xuất huyết, khuyến cáo của y tế dự phòng là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY