Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ tự kỷ cải thiện dần nhờ ghép tế bào gốc

Từ một đứa bé không phản ứng, Bảo Nam, quay đầu lại khi bố mẹ gọi tên, em nhai cơm thay vì chỉ ăn cháo sau khi ghép tế bào gốc.

"Thằng này nghịch dại", một người hàng xóm nói khi thấy Bảo Nam đập đầu vào tường nhà, phần trán chảy máu. Lúc đó, chị Xuân (mẹ bé) vội chạy từ phòng bếp đến, ôm con vào lòng, chị thổi, xoa trán cho con để vết thương bớt đau. Đó là năm Nam 3 tuổi, chưa biết nói, không ăn món nào khác ngoài cháo và sữa.

Chị Đặng Thanh Xuân, quận Ngô Quyền, Hải Phòng từng cảm thấy mình là người mẹ may mắn khi chăm sóc cậu con trai nhàn tênh trong một năm đầu đời. Bé ăn ngoan, ngủ tốt, không quẫy khóc và rất ít ốm vặt, cân nặng, chiều cao tăng đều. Niềm vui biển thành nỗi lo khi thấy con trai 15 tháng tuổi phản ứng chậm chạp, khuôn mặt vô cảm khi bố mẹ gọi tên.

Bảo Nam mắc chứng rối loạn ngôn ngữ phổ tự kỷ. Từ đó là chuỗi ngày gian nan bế tắc, chị Xuân nghỉ việc ngược xuôi chạy chữa cho con. "Ai mách đâu có bác sĩ giỏi là tôi tìm thông tin để liên hệ, có đợt tôi nghỉ việc mấy tháng, đem con vào Sài Gòn chữa bệnh. Nhiều đêm con ốm phải đi 40 km mới tới bệnh viện, chỉ biết ôm cháu mà khóc", chị Xuân kể.

Đầu năm ngoái, sau hơn 4 tháng ăn trực nằm chờ, tốn gần 50 triệu đồng mỗi tháng vào tận gia lai chữa mà không thấy tiến triển, chị xuân đưa con về quê. trong lúc gần như tuyệt vọng, bạn bè giới thiệu đến bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec times city. tại đây, qua kiểm tra, các bác sĩ đánh giá nam rối loạn phổ tự kỷ ở mức rất nặng. tất cả chỉ số phát triển từ vận động, nhận thức đến ngôn ngữ đều thấp.

Bác sĩ đã tư vấn cho bé ghép tế bào gốc. một khái niệm xa lạ với chị xuân, người mẹ trẻ bắt đầu gõ tìm kiếm cụm từ trên mạng. sau thời gian ngắn bàn bạc cùng chồng, hỏi về chi phí, cả hai gật đầu để bắt phương pháp chữa trị cho con.

Một tháng sau khi được ghép tế bào gốc kết hợp can thiệp tâm lý, bảo nam như biến thành một người khác. "tôi hạnh phúc khi thấy những thay đổi dần dần từ con", chị xuân nhắc đi nhắc lại cảm xúc khi lần đầu con trai quay đầu lại nhìn người gọi tên mình, bé cũng nhai cơm thay vì chỉ ăn ăn cháo như trước. người mẹ trẻ vui trào nước mắt khi con lần đầu biết thơm má, bi bô tập nói, lân la đến làm quen với những đứa trẻ khác.

Trực tiếp điều trị can thiệp tâm lý cho Bảo Nam, thạc sĩ tâm lý Đặng Thị Thanh Tùng, Bệnh viện Vinmec Times City cho biết, Nam thay đổi từng ngày. Hơn 2 tháng không đến bệnh viện do giãn cách dịch Covid-19, bé vẫn giữ được những hiểu biết cơ bản. Các rối loạn về cảm giác, hành vi có giảm dần, ngôn ngữ phát triển, biểu hiện cảm xúc tốt hơn. Thông thường, khi chỉ can thiệp tâm lý, các tiến bộ này có thể mất dần khi gián đoạn.

"Từ chỗ nhiều năm can thiệp không có kết quả, nay chỉ sau 6 tháng mà Nam đã đạt được như thế có thể xem là bước ngoặt lớn", bác sĩ Tùng đánh giá.

Liệu pháp tế bào gốc điều trị tự kỷ được xem là một công trình khoa học của viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen vinmec, sau thành tựu nghiên cứu ghép tế bào gốc điều trị bại não. công trình do giáo sư, tiến sĩ nguyễn thanh liêm chủ trì đã được hội đồng đạo đức (bộ y tế) cấp giấy chứng nhận với đánh giá an toàn, bước đầu mang lại những cải thiện tích cực ở trẻ tự kỷ.

Theo giáo sư liêm, cơ chế gây tự kỷ đến nay vẫn còn là một ẩn số y học nhưng đã có những khía cạnh dần sáng tỏ. các nhà khoa học phát hiện, ở trẻ tự kỷ, kết nối thần kinh của các vùng não không bình thường. người ta cũng tìm thấy các tế bào miễn dịch hoạt động quá mức, gây độc với thần kinh. "đây là tiền đề quan trọng cho thấy liệu pháp tế bào gốc có thể giải quyết được vấn đề này", viện trưởng viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen vinmec cho biết.

Tế bào gốc từ tủy xương của bệnh nhân có tác dụng điều hòa các phản ứng miễn dịch quá mức, giúp hạn chế sản xuất ra các độc chất đối với thần kinh. tế bào gốc cũng tăng cường hệ thống mạch máu để tế bào não được tưới máu nhiều hơn. ngoài ra, chúng còn biệt hoá thành những tế bào thần kinh, giúp kết nối giữa các vùng thần kinh tốt hơn và tiết ra một số "vitamin" nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. thông qua các cơ chế này, tế bào gốc sẽ sửa đổi những bất thường, cải thiện chức năng não bộ của trẻ tự kỷ.

Vinmec là một trong số ít trung tâm y tế trên thế giới nghiên cứu chuyên sâu về ghép tế bào gốc điều trị tự kỷ. do đầu tư bài bản nên dù đi sau nhưng các nghiên cứu tại đơn vị mang lại kết quả tích cực. trong khi thế giới sử dụng phổ biến cách bơm tế bào gốc vào tĩnh mạch khiến lượng tế bào bị pha loãng trong hệ tuần hoàn, tỷ lệ đến được não không nhiều thì vinmec lại thực hiện bằng cách truyền qua khoang cột sống, kết nối trực tiếp với não, giúp mật độ tế bào tiếp cận não cao hơn.

Nghiên cứu cho thấy khi ghép tế bào gốc sớm thì kết quả sẽ tốt hơn nhiều. thực tế, nhiều bệnh nhân đến ghép tế bào gốc tại vinmec đã thất bại với những phương pháp khác, ở tình trạng bệnh nặng hoặc đã qua thời gian "vàng" điều trị nên nhiều ca chưa đạt kỳ vọng mong muốn.

Lê Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-tu-ky-cai-thien-dan-nho-ghep-te-bao-goc-4134440.html)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy trẻ mắc chứng tự kỷ có những đặc điểm khuôn mặt khác biệt so với các trẻ không mắc chứng bệnh này...
  • Hiểu không rõ về tự kỷ khiến nhiều phụ huynh hoang mang khi vừa thấy vài biểu hiện “là lạ” ở con em mình.
  • Hiện nay, một số tổ chức xem tự kỷ như một cách sống hơn là bệnh nên không cần chữa, một số khác thì tìm cách chữa lành chứng bệnh này.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Nếu can thiệp trước 2 tuổi, trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%. Nhưng trên thực tế, gần 50% trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.
  • Tôi hay nghe nói đến cụm từ xét nghiệm tế bào để tầm soát ung thư. Có thể tự ý đi xét nghiệm được không? Sự khác nhau giữa xét nghiệm này và sinh thiết? Độ chính xác? Giá cả và thời gian trả kết quả xét nghiệm tế bào? Nhờ Mangyte tư vấn giúp tôi. (Nguyễn Bảo Thoa)
  • Xoa bóp bấm huyệt làm trong giai đoạn có tê, đau, khó chịu, cứng khớp vùng cổ gáy có hiệu quả tốt
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh. Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY