Tâm sự hôm nay

Tri ân người cho tôi niềm vui lớn

Mangyte -Trước khi nhận giấy ra viện, tôi đã cúi mình tri ân từng người một, nhất là vị bác sĩ có dáng người cao cao, hiền từ mang họ Danh. Những ân nhân đã trả lại cho tôi niềm tin vào chiếc áo blu trắng thanh khiết và cao quí.
Trước khi nhận giấy ra viện, tôi đã cúi mình tri ân từng người một, nhất là vị bác sĩ có dáng người cao cao, hiền từ mang họ Danh. Những ân nhân đã trả lại cho tôi niềm tin vào chiếc áo blu trắng thanh khiết và cao quí.

Tôi ngồi vào máy tính gõ những dòng này khi cảm xúc biết ơn còn nóng hôi hổi trong lòng, khi chuyến đi xa tìm lại cuộc sống cho mẹ già vừa xong được mấy tiếng đồng hồ.

Mẹ tôi sinh năm 1944, đã vào cái tuổi thất thập, nhưng mỗi lần ai hỏi tuổi mẹ mình tôi lại rầu thúi ruột vì đấy lại là thêm một lần khiến mẹ buồn. Người (vô tâm) nói mẹ tám mươi, kẻ lại còn nói hơn thế, và mẹ buồn. Quả thật mẹ tôi trông rất già nua so với tuổi thật của Người, vì lam lũ truân chuyên, vì một đàn con dại, vì cuộc chiến đầy tên rơi đạn lạc và cuộc mưu sính quá ư nhọc nhằn đối với người phụ nữ đơn thân. Người đã rất già cỗi, lưng còng xuống, da nhăn nheo, mắt mờ… Mẹ bệnh cả năm nay, tôi canh cánh trong long một dự cảm không lành. Nhập viện, xuất viện, sốt, nôn ói… mẹ gầy đi quá nhanh. Đường từ nhà đến bệnh viên đa khoa huyện chưa đến hai cây số, tôi chạy xe mòn bánh, ội bộ mòn chân (vì đã bán chiếc xe tàng!), nhưng những chẩn đoán chung chung càng khiến tôi bối rối. Mẹ uống Thu*c như ăn bánh (theo ngôn ngữ của Người) song bệnh tình không thuyên giảm. Chúng tôi, những đứa con khờ, buồn bã …

Vét những đồng tiền cuối, anh em chúng tôi đưa mẹ ... đi tìm hy vọng. Cõng mẹ già trên lưng, cảm thấy sự nhẹ tênh, tôi khóc… Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu hiện ra dưới làn mưa nhẹ, đưa mẹ vào phòng cấp cứu, nhập viện. Một ngày đêm ở trại nội – tim mạch, chụp X quang, siêu âm, hội chẩn…. Vị thầy Thu*c cao lênh khênh người dân tộc Khmer vẫy tôi đến, chỉ vào tấm phim: lao. Tôi choáng váng không phải vì kết luận này mà chính vì bao nhiêu lần chụp X quang, bao nhiêu cuộc hội chẩn, bao nhiêu Thu*c ở tuyến huyện lại không hề có câu chữ nào liên quan đến chữ lao. Vị bác sĩ khả kính ấy còn cho biết thêm: chỉ cần chậm 10 ngày nữa tình hình mẹ anh sẽ nguy ngập lắm.

Ngay lập tức mẹ tôi được chuyển xuống khoa lao, một dãy nhà cổ kính xum suê cây xanh: một hàng phi lao bên này, một hàng sao bên kia, và nhiều hoa lắm… Suốt gần nửa tháng trời ở đấy, với sự chạy chữa tận tình của tập thể bác sĩ, điều dưỡng, mẹ tôi dần dần tìm lại sức sống. Người hồng hào lên thấy rõ, ăn biết ngon, rồi tự đi ra hành lang! Tôi khóc thầm, không phải như lần trước, mà vì mừng, một nỗi vui mừng vô hạn, chưa từng thấy trong đời mình. Hết tiền mua cơm, chú điều dưỡng xin cho phiếu cơm. Sáng được ăn cháo, trưa cơm với hai món, và chiều cũng thế. Mẹ sống!

Quá trình mẹ bệnh, nhập viện, khoẻ dần lên… tôi đều chia sẻ những lo lắng, hồi hộp, căng thẳng, và niềm vui đến bạn bè qua yahoo, gmail, yume… Những lời yêu thương, chia sẻ, động viên đến với tôi, tiếp sức cho tôi. Sáng nay, khi nghe tin mẹ được xuất viện về nhà điều trị ngoại trú 8 tháng, tôi đã truyền đi một thông điệp đến những người thân yêu nhất và ngay lập tức nhận được những lời chúc mừng của anh em, bạn bè.

Vị thầy Thu*c khả kính người Khmer đã mời tôi uống một lý cà phê tại căng tin bệnh viện, và có một cuộc chuyện trò ấm áp. Anh ấy hỏi tôi về gia cảnh, cuộc sống riêng. Quan trọng hơn, thầy Thu*c Danh Đi- họ tên vị bác sĩ ấy- đã mô tả chi tiết diễn trình vi trùng lao đã tấn công mẹ tôi như thế nào, và tại sao ở tuyến huyện người ta đã không phát hiện ra. Một quá trình lao màng não đã diễn ra, vi trùng lao đi vào máu, trung ương thần kinh (sẽ) bị tê liệt. Huyện người ta không phát hiện “tín hiệu” lao trong đàm, và họ không dám kết luận, điều trị triệu chứng, điều trị bao vây, bất chấp bệnh nhân suy kiệt dần! Bác sĩ họ Danh đã nói: may mà ở trại 19 người ta đã chớp nhoáng quyết đoán, hội chẩn, kết luận ngay, tấn công vi trùng lao bằng tất cả khả năng, nếu ở đấy tiếp tục phương pháp như ở huyện thì…. Tôi rùng mình.

Những ngày cuối ở trại lao, nhiều thực tập sinh vào tiếp cận người bệnh. Hành lang trắng xóa đồng phục sinh viên y. Một nam sinh viên hỏi tôi về nghề nghiệp, khi biết rằng tôi sống bằng ngòi bút nghiệp dư, chú ấy hỏi tiếp: vậy chú sẽ viết gì khi rời nơi đây? Tôi im lặng rất lâu.

Vâng, tôi sẽ viết, thực ra thì đang viết đây, về sự tận tâm của tập thể bác sĩ khoa cấp cứu, trại nội – tim mạch, và nhất là khoa lao – bệnh viện đa khoa Bạc Liêu. Những người nữ hộ lý, điều dưỡng, tổ cấp phát cơm cháo từ thiện… Tất cả những con người cao quý ấy đã góp phần mình cứu sống thân mẫu tôi, người tôi yêu quí nhất trên cõi đời này. Họ đã ban tặng cho tôi niềm vui vô hạn: thấy mẹ mình hồng hào trở lại, vui sống, ăn ngon ngủ yên… Một tiếng cảm ơn dường như không đủ. Sáng nay, trước khi nhận giấy ra viện, tôi đã cúi mình tri ân từng người một, nhất là vị bác sĩ có dáng người cao cao, hiền từ mang họ Danh. Những ân nhân đã trả lại cho tôi niềm tin vào chiếc áo blu trắng thanh khiết và cao quí. Trên dường đến khoa dinh dưỡng nhận tô cháo trắng từ tâm, tôi – lần đầu tiên không biết từ bao giờ- đã đùa với cô hộ lý đi bên cạnh mình: ngành y không khác tu sĩ, chỉ có mỗi điểm là thầy Thu*c, điều dưỡng, hộ lý… thì được yêu. Cô ấy đã cười rất tươi.

Xin được biết ơn về tất cả…

Nguyễn Thành Công

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tri-an-nguoi-cho-toi-niem-vui-lon-5635.html)
Từ khóa: niềm vui lớn

Chủ đề liên quan:

niềm vui niềm vui lớn tri ân

Tin cùng nội dung

  • Nhiều bệnh nhân đã đạt hiệu quả trong điều trị hạ mỡ máu, ổn định đường huyết sau khi sử dụng Tỏi đen. Điều đáng nói là sau khi giảm bệnh, họ đã chia sẻ tác dụng của Tỏi đen với những người xung quanh.
  • (MangYTe) - Hơn 10 năm chẩn đoán, bốc Thu*c, đến nay đã có hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn được Bác sĩ, Lương y Nguyễn Phú Lâm cứu giúp họ có niềm vui con cái. Đặc biệt, trong số này, có người đã từng thất vọng vì điều trị nhiều nơi vẫn không mang lại kết quả.
  • Chất lượng của nụ cười có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của mỗi người.
  • 63 tuổi mới may mắn có được đứa cháu nội đầu tiên, thế nhưng đã gần 2 năm trôi qua, cô Lưu Thị Thuận (Gia Viễn - Ninh Bình) vẫn chưa từng một lần được bế cháu chỉ vì chứng tê bì, co quắp 2 tay, đau dọc sống lưng và đau khớp gối phải.
  • Đọc sách là thói quen có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên làm thế nào để rèn cho trẻ thói quen tốt này ngay từ khi còn nhỏ.
  • (MangYTe) - Đã ngoài 74 tuổi nhưng bà Nhẩn không được an nhàn như người ta khi hàng ngày phải chăm nom con gái là cô Nguyễn Thị Tươi đã 46 tuổi nhưng chẳng khác nào đứa trẻ lên 3 bởi căn bệnh tâm thần phân liệt. Đau khổ, bế tắc lại thêm gia cảnh nghèo túng, khó khăn nhiều lúc bà Nhẩn muốn buông xuôi để 2 mẹ con cùng ch*t.
  • (MangYTe) - Cảm thương hoàn cảnh khốn cùng của cô bé Vũ Thị Kim Phượng, nhân vật trong bài viết “Nước mắt cô bé học giỏi, đi mót cà phê nuôi cha mẹ bị bệnh”, nhiều bạn đọc báo ADZ đã kịp thời chia sẻ với gia đình Phượng, tiếp thêm động lực cho em đến trường.
  • Vừa qua, báo Sức khỏeĐời sống đã nhận được bức thư của một bạn đọc bày tỏ niềm vui trước sự kiện một nhà khoa học trẻ đã sáng chế “mắt thần” dành cho người mù...
  • Nếu những kẻ có đôi có cặp luôn làm người khác ganh tị bởi hạnh phúc của hai người thì người độc thân cũng có nhiều lí do để cảm thấy tự hào vì những niềm vui đặc biệt của riêng mình.
  • Nói đến bác sĩ chuyên khoa 1 Đỗ Hà Thành, trưởng khoa nội bệnh viện huyện ĐạHuoai, tỉnh Lâm Đồng, ai mà không biết đến, nhất là các em nhỏ, các cụ già...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY