Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Trị cảm nắng, cảm nóng Y học cổ truyền

SKĐS -Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.
cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.

cảm nắng

Người bị cảm nắng thường có các triệu chứng báo trước như da nóng, mồ hôi ra nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh, buồn nôn, tâm thần mệt mỏi.

Trước hết phải nhanh chóng đưa người bệnh đến chỗ thoáng, thông gió, râm mát, uống nước mát.

Tiếp theo xoa bóp các huyệt: khúc trì, đại lăng, thái uyên. Nếu bị ngất lịm, bấm thêm huyệt thiếu trạch, trung xung.

Phương pháp xoa bóp: một tay đặt trước bụng, tay kia dùng ngón tay cái bấm huyệt với lực hơi mạnh: ấn xuống rồi thả lên, liên tục như vậy mỗi huyệt 36 lần hoặc hơn tùy bệnh và thể trạng mỗi người.

trị cảm nắng

Bài 1: rau má tươi 12g, lá tre 12g, lá hương nhu 16g, củ sắn dây thái lát 12g. Nước vừa đủ, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần uống.

Bài 2: xuyên khung, bạch chỉ mỗi vị 80 - 100g, phơi khô, tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần. Cũng có thể dùng bột hòa nước sôi xông mũi. Công dụng: trị cảm cúm, viêm xoang, hắt hơi, sổ mũi.

Bài 3: hương nhu tươi 20g, rau má tươi 30g, lá sen tươi 20g, củ sắn dây tươi thái lát 20g (hoặc bột sắn dây hòa vào Thu*c rồi uống). Cho các vị vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc 2 lần, hòa chung 2 nước còn lại chia uống 2 lần trong ngày. Công dụng: chữa cảm nắng nóng.

Bài 4: lá bạc hà 8g, lá kinh giới 8g, cam thảo đất 12g, lá dâu 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g. Sắc với 2 bát nước, đun sôi 20 phút, chắt nước lúc còn nóng. Lại sắc uống lần thứ hai. Uống 2 - 3 thang liền.

Bài 5: mạch môn 120g, lô căn 150g rửa sạch thái vụn, trộn đều đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi sau 30 phút thì uống. Có thể thêm tí đường phèn cho dễ uống. Tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, trị cảm nắng nóng có sốt.

Sau khi uống Thu*c, cho bệnh nhân ăn cháo giải nhiệt gồm: đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá dâu non 16g, lá tía tô 12g. Đun chín đậu xanh (có thể cho thêm một ít gạo tẻ), cho lá dâu, lá tía tô đã thái nhỏ vào, đun sôi tiếp 5-10 phút nữa. Ăn khi cháo nguội để tránh ra mồ hôi nhiều

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tri-cam-nang-cam-nong-y-hoc-co-truyen-15094.html)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.