Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Trị mụn nhọt bằng đậu đỏ Y học cổ truyền

Từ xưa, đậu đỏ hạt nhỏ (xích tiểu đậu) đã được coi là món ăn bổ dưỡng cho cả tinh thần và trí tuệ bởi hàm lượng dinh dưỡng cao...
Từ xưa, đậu đỏ hạt nhỏ (xích tiểu đậu) đã được coi là món ăn bổ dưỡng cho cả tinh thần và trí tuệ bởi hàm lượng dinh dưỡng cao: chứa protein, lipid, carbohydrate và các sinh tố B, PP, các chất khoáng Ca, P, Fe... Là loại thực phẩm bổ máu, phòng chống bệnh tim mạch, đái tháo đường, làm chậm lão hóa, dùng trong chế độ ăn để giảm cân. Nhưng ít ai biết rằng, đậu đỏ còn là một phương Thu*c Đông y trị phù thũng, mụn nhọt.

Theo Đông y, xích tiểu đậu vị ngọt chua, tính bình; vào tâm và tiểu trường, xích tiểu đậu có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Dùng cho các trường hợp ứ nước phù nề, phù tay chân, phù nề vùng bụng ngực, vàng da tiểu ít, viêm sưng khớp, mụn nhọt sưng nề, viêm ruột đau bụng, tiêu chảy kiết lỵ, trĩ xuất huyết. Liều dùng cách dùng: 10-60g bằng cách nấu hầm, pha hãm.

Lợi niệu tiêu thũng:

Bài 1: xích tiểu đậu 63g, ma hoàng 4g, liên kiều 16g, bào khương tươi (vỏ gừng tươi) 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị trẻ em viêm thận cấp. Chỉ uống 3 thang có thể tiêu thũng, uống đến khi kiểm tra albumin trong nước tiểu hết thì thôi.

Bài 2: xích tiểu đậu 50g, hạt lạc 50g, đại táo 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang. Trị phù thũng do dinh dưỡng không tốt.

Lưu thông máu, cầm lỵ:

Bài Thu*c: đậu đỏ 20g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị đại tiện ra máu, lỵ do thấp nhiệt, trĩ chảy máu.

Giải độc, trị nhọt độc do thấp nhiệt:

Bài 1: xích tiểu đậu 20g, thiên thảo 20g, hoàng bá 12g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, xuyên ngưu tất 12g, rễ tam bách thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. mụn nhọt">trị mụn nhọt
ở chân.

Bài 2: xích tiểu đậu, liều lượng vừa đủ, nghiền thành bột, khuấy với nước, đắp vào chỗ bị nhọt. Trị ung nhọt mới nhú, sưng nóng đỏ đau. Mỗi ngày thay đắp 1 lần.

Xích tiểu đậu hầm rễ long não: xích tiểu đậu 300g, rễ long não 100g, thêm nước nấu chín nhừ, khi đói ăn đậu, khi khát uống nước canh. Món này dùng tốt cho người cao tuổi tay chân phù nề, đầy tức vùng ngực bụng.

Xích tiểu đậu bung bạch mao căn: xích tiểu đậu 300g, bạch mao căn một nắm, thêm nước nấu chín nhừ đậu thì bỏ bã bạch mao căn, ăn đậu bung. Món này thích hợp cho người bị cổ trướng phù nề.

Cá chép hầm xích tiểu đậu: xích tiểu đậu 100-200g, cá chép 1 con (trên 300g). Đánh vẩy, bỏ lòng ruột, thêm nước nấu nhừ, thêm gia vị chia ăn 2-3 lần trong ngày (ăn nóng). Dùng cho người bị phù to ở bụng và chân.

Cá chép hầm xích tiểu đậu, thảo quả, trần bì: đậu đỏ 50g, cá chép 1 con khoảng 1.000g, ớt quả 6g, thảo quả 6g, trần bì 6g, bột tiêu, hành, muối và gia vị khác. Cá chép bỏ vảy, bóng, ruột. Đem đậu đỏ, trần bì, thảo quả, ớt quả đã thái lát nhét vào bụng cá, cho tiếp gừng tươi, bột tiêu, muối gia vị và nước dùng. Đậy kín chưng hầm trong 90 phút. Cá chín nhừ cho thêm hành, rau xanh, đun sôi lại là được. Món này thích hợp cho người bệnh đái tháo đường phù nề vàng da, tiểu buốt, tiểu dắt.

Kiêng kỵ: Người âm hư mà không bị thấp nhiệt hạn chế dùng.

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tri-mun-nhot-bang-dau-do-y-hoc-co-truyen-15106.html)

Tin cùng nội dung