Sơ cấp cứu hôm nay

Tu vong vì chữa bỏng bằng... cà muối

Nhiều đứa trẻ đã trở thành nạn nhân của cách chữa bỏng kiểu dân gian như đổ mực, đổ nước mắm, xát muối để lại hậu quả nặng nề hơn.

Ngâm con vào vại cà muối để

Các bác sĩ ở Khoa bỏng trẻ em còn nhớ mãi trường hợp bé gái 4 tuổi người Hà Nội, sau khi bị bỏng bằng nước sôi ở tay, bố mẹ cháu bé đã lấy nước mắm ngâm tay con vào để giữ nhiệt theo cách dân gian. Điều ngạc nhiên, bố mẹ của cháu bé đều là giảng viên, tiến sĩ của một trường đại học lớn. Cuối cùng cháu bé đã phải cắt bỏ ba ngón tay vì hoại tử.

Trường hợp của cháu Nguyễn N. (4 tuổi, Nghệ An) còn thương tâm hơn rất nhiều, sau khi bị phích nước sôi dội vào người. Bố cháu bé đã đem con ngâm vào vại dưa cà muối để trị bỏng rồi mới đưa con đi cấp cứu. Khi vừa đến bệnh viện cháu N. đã vì sốc bỏng.

“Xăm” mực khi con bị bỏng

Bà nội của cháu Nguyễn Văn H. (20 tháng tuổi, quê ở Kim Xuyên, Tuyên Quang) khóc thút thít khi chúng tôi hỏi chuyện về đứa cháu trai đang nằm điều trị tại khoa bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia.

Bà Th. bồi hồi nhớ lại buổi chiều kinh hoàng đó: “Như là kiếp nạn vậy, mọi khi tôi vẫn để sẵn ca nước nguội dưới bàn cho các cháu tự lấy uống, hôm đó tôi lại để lên mặt tủ cùng phích nước sôi rồi đi nấu nồi cám. Khi cháu khát nước với tay lên lấy nên phích nước sôi vừa nấu đổ hết vào bụng, một phần tay và chân thằng bé”.

Mẹ H. ngậm ngùi “dân làng không biết nên chạy đến lấy mực đổ vào vết bỏng của cháu cho đỡ, nhiều người trước đó cũng bị bỏng nhưng sau khi đổ mực thì hết, con mình ngày càng nặng. Lên bệnh viện tỉnh người ta mắng cho như tát nước nhưng vẫn chỉ im lặng, mình dại thì con mình thiệt”.

Bà nội cháu bồi thêm “ngày trước trong làng có người cũng bị bỏng, sau đó đổ mực vào là khỏi, mực ngày đó chắc tốt hơn mực bây giờ”.

Chị không ngớt khen thường ngày cháu H. hiếu động lắm, mới 20 tháng tuổi nhưng cháu có thể xách được túi gạo 3kg. Từ ngày bị bỏng nặng chỉ còn biết khóc “mẹ ơi con đau”. Thấy người lạ H. cũng cố mở mắt to để chào chúng tôi. Cậu bé sốt cao đến 39 độ và băng bó quanh người.

PGS TS Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng khoa bỏng trẻ em Viện bỏng Quốc gia cho biết tình trạng sức khỏe của cháu H. đã dần ổn định và sẽ được phẫu thuật trong thời gian sắp tới.

Cháu H. nhập viện trong tình trạng toàn thân như hình xăm mực, may mà không bị nhiễm chì từ mực. Cháu H. sẽ được cấy da từ bì lợn vào vùng bỏng sâu. Trường hợp của H. cũng chỉ là một trong nhiều trường hợp sau khi bị bỏng gia đình dùng phương thức dân gian để chữa.

TS Nguyễn Hải An, Phó chủ nhiệm Khoa bỏng trẻ em chia sẻ, nhiều đứa trẻ vì bố mẹ lấy nước mắm bôi lên vết bỏng nên khi vào viện vết loét sâu ngấm nước mắm nên thịt thối ra, mùi kinh khủng. Các bác sĩ phải nạo vét lớp thịt hoại tử để cấy ghép da mới vào cho các cháu. Nhiều cháu đã phải cắt bỏ tay, chân vì hoại tử sau bỏng. Vết bỏng không được điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng rất nặng nề.

Mặc dù đã khuyến cáo rất nhiều nhưng những đứa trẻ trở thành nạn nhân của sơ cứu bỏng không đúng cách vẫn có từng ngày.

Mangyte.vn, Theo Bee.net.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tu-vong-vi-chua-bong-bang-ca-muoi-2368.html)

Chủ đề liên quan:

bỏng cà muối chữa bỏng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY