Cây thuốc quanh ta hôm nay

Tương lai của nông nghiệp là gì?

(MangYTe) Nông nghiệp thuần hữu cơ chỉ là một ảo ảnh - tương lai thực sự của nông nghiệp bền vững vẫn là khả năng nhân rộng quy mô, nhưng đi đôi với công nghệ và các giải pháp xanh.

Sự lãng mạn của phong trào “từ nông trại tới thẳng bàn ăn” là mơ ước ngọt ngào dễ hiểu của giới thị dân trung và thượng lưu. 

Nhưng những thiếu thốn thực phẩm ngắn hạn trong thời kỳ phong tỏa vì dịch covid-19 vừa rồi, được cảm thấy rõ nhất ở tầng lớp lao động vốn chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội, cho thấy nông nghiệp bền vững của tương lai sẽ không phải là hữu cơ, địa phương, “tự nhiên”, mà phải là công nghiệp hóa, nhân rộng được quy mô, và phục vụ được nhiều người nhất có thể. 

Ảnh: Eurakaert

Khi dân số chưa đông đúc và đô thị hóa chưa cấp tập như hiện nay, gần như không có sự phân biệt giữa thị trường và nguồn sản xuất nông sản, thì chuyện “ăn địa phương” và “ăn hữu cơ” là đương nhiên. 

Nhưng ngày nay đất đai đô thị đắt đỏ, khan hiếm, thường là ô nhiễm, và khó thể canh tác được gì. Chưa kể, ngay cả rút ngắn chuỗi cung ứng hết mức có thể, nông sản là thứ rất dễ hư hỏng. 

Một trái cà chua tươi vẫn là một tổ chức hữu cơ với cả một hệ sinh vật riêng của nó - nó sẽ hư hỏng rất nhanh. Tức là trong nông nghiệp, “tươi” không đồng nghĩa với “bền vững”. 

Nếu chuỗi cung ứng không được tổ chức tốt, lượng nông sản lãng phí sẽ là khổng lồ. Và lãng phí nông sản có nghĩa là lãng phí đất đai, nước, nhiên liệu, và đúng, cả các hóa chất sử dụng để làm ra những nông sản đó.

Nhờ nhiều thập niên nghiên cứu, ngày nay chúng ta đã hiểu được cơ chế sinh trưởng và hệ sinh vật của nhiều loại cây trồng. 

Chúng ta có những loại hóa chất, kỹ thuật lưu trữ, và vận tải để làm chậm, thậm chí dừng lại, tiến trình hư hỏng, loại trừ những sinh vật gây hại (Thu*c trừ sâu và bảo vệ thực vật) - tất nhiên với cái giá không hề rẻ, mà tính toán kinh tế về thiệt hại do sự đầu độc đó gây ra chỉ có thể “kết sổ” trong một tương lai lâu dài.

Từ vụ kiện ở Mỹ và lệnh cấm ở Thái Lan

Giữa tháng 8 vừa rồi ở Mỹ, một tòa án tại California đã giữ nguyên phán quyết yêu cầu bồi thường 86 triệu đôla với hãng hóa chất Bayer - nguyên đơn là một cặp vợ chồng bị ung thư sau khi sử dụng sản phẩm Thu*c diệt cỏ Roundup có chất glyphosate của hãng này. 

Bayer, một công ty Đức, còn đang phải đối mặt hàng loạt vụ kiện khác liên quan tới glyphosate và đã phải chi ra gần 10 tỉ đôla để dàn xếp khoảng 75% vụ kiện trong năm 2020.

Vụ kiện ở california gây chú ý ở nhiều quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn, bao gồm thái lan. bangkok post 15-8-2021 cho biết việc sử dụng glyphosate để diệt cỏ của nông dân thái trước khi thu hoạch “là đề tài gây tranh cãi từ năm 2015 khi tổ chức y tế thế giới (who) cho biết hóa chất này có khả năng cao gây các bệnh ung thư ở người”. 

Tuyên bố của WHO đã dẫn tới việc một số nước ngay lập tức cấm chất này. 

Ở Việt Nam, thông tư 06/2020/TT-BNNPTNT quy định các Thu*c bảo vệ thực vật chứa glyphosate không được sản xuất, nhập khẩu; nhưng kèm theo câu “chỉ được buôn bán, sử dụng đến ngày 30-6-2021”, và thực tế của việc thực thi cũng như kiểm tra thực thi ngoài đồng ruộng còn xa vời nữa.

Phải thấy đó không phải là một cuộc tranh luận dễ dàng, khi Thu*c bảo vệ thực vật khiến việc canh tác thuận tiện hơn rất nhiều trong ngắn hạn. 

Ở thái lan chẳng hạn, nỗ lực cấm các hóa chất nông nghiệp độc hại, nhất là bộ ba paraquat, chlorpyrifos và glyphosate, được khởi động từ năm 2017, nhưng đến nay vẫn chưa biết thắng thua. 

Một lệnh cấm của chính quyền gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ các công ty hóa chất và giới nông dân vì tổn thất doanh số cũng như khó khăn trong việc tìm các phương pháp thay thế.

Cũng giống ở Việt Nam, lệnh cấm ở Thái Lan có hiệu lực yếu: Nông dân vẫn tiếp tục sử dụng thông qua những nguồn nhập khẩu không chính thức. 

Hồi tháng 3-2021, báo chí Thái Lan ghi nhận 7 con voi bị bỏng lưỡi và miệng rất nặng sau khi ăn cỏ bị nhiễm Thu*c diệt cỏ ở một ngôi làng giáp biên giới Myanmar thuộc huyện Omkoi, tỉnh Chiang Mai.

Theo quy định chính thức của bộ nông nghiệp thái lan, việc mua bán glyphosate chỉ có thể thông qua các đại lý được cấp phép đặc biệt; paraquat thì phải để ở kệ riêng với cảnh báo rõ ràng; nông dân cũng phải nói rõ quy mô và loại nông sản họ canh tác trước khi mua; người phun xịt các loại hóa chất đó phải có giấy phép, mặc đồ bảo hộ chuyên dụng gồm ppe, ủng, khẩu trang, và găng tay. 

Glyphosate bị cấm sử dụng với các loại rau củ và rau thơm, cũng như không được xả vào nguồn nước công cộng như kênh rạch, hồ.

Nhưng dễ thấy là các quy định đó chỉ đẹp trên giấy, chứ rất khó đảm bảo trên thực tế. Báo chí Thái Lan cho biết việc sử dụng những hóa chất này vẫn lan tràn và glyphosate có thể dễ dàng mua được trên mạng. Với Thái Lan, cuộc chiến không chỉ dừng lại ở việc làm sạch ruộng đồng. 

“Chính quyền đã tuyên bố mục tiêu trở thành nhà bếp của thế giới, và một nước xuất khẩu nông sản lành mạnh và hữu cơ”, Bangkok Post viết. 

“để làm được như vậy, chính quyền của thủ tướng prayut chan-o-cha phải tìm được những giải pháp thay thế cho các hóa chất nông nghiệp độc hại cũng như có một lịch trình can đảm và tham vọng để loại trừ những hóa chất đó”.

Đi tìm sự thay thế

Sự khác biệt giữa những mong muốn và kỳ vọng với nhu cầu thực tế của người nông dân không chỉ thấy ở thái lan. người tiêu dùng thị dân sẽ luôn ưa thích nông nghiệp truyền thống, quy mô nhỏ, hữu cơ, địa phương. 

Nhưng sản xuất thực phẩm cho hiện tại và tương lai là một thực tế khác rất xa. lòng tin rằng chỉ nông nghiệp quy mô nhỏ, không cơ giới hóa, không sử dụng hóa chất mới là tôn trọng đa dạng sinh học, như sự kháng cự của nông dân trước lệnh cấm các loại hóa chất cho thấy, chỉ là ảo tưởng.

nông nghiệp “hữu cơ” không phải không có những tác hại của nó với hệ sinh thái. sản xuất quy mô nhỏ, không dùng phân bón hay thu*c bảo vệ thực vật, hoặc chăn thả bán tự nhiên là những nguyên nhân lớn gây ra nạn phá rừng và thoái hóa đất, ví dụ như ở khu vực amazon nam mỹ. 

Thực tế hiện tại, nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam, là một số lượng nông dân ngày càng ít đi đang làm ra nông sản chủ yếu để phục vụ các thị dân đang sống ngày càng đông đúc và tập trung.

Liên hiệp quốc ước tính hiện có khoảng 570 triệu người làm nông nghiệp trên toàn thế giới, để nuôi sống hơn 7 tỉ người. tuyệt đại đa số nông dân, 500 triệu người, là các nông hộ nhỏ, hầu hết (475 triệu) có dưới 2 ha đất. 

Ở việt nam, theo thống kê 2019, đất thuộc nhóm nông nghiệp vào khoảng 28 triệu ha cho 17,5 triệu lao động. nếu tính trung bình một hộ gia đình có 2 lao động chính và bình quân có 4 người, thì diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở việt nam chỉ còn là hơn 0,8 ha/người. 

Giống xu hướng trên toàn thế giới, mỗi năm số lượng lao động nông nghiệp đó lại giảm và tuổi trung bình của họ lại tăng. con cái họ đều đổ lên thành phố, tìm kiếm những công việc hứa hẹn hơn, hay thậm chí là chấp nhận những công việc không có tương lai, miễn là không phải làm nông dân.

Các thế hệ nông dân mới sẽ cần nhiều hỗ trợ hơn bao giờ hết để tăng năng suất, giảm bớt lao động cực nhọc và độc hại trên đồng ruộng, cũng như hạn chế tác động tiêu cực lên môi trường. 

Thách thức với nông nghiệp, nói một cách hình tượng, do đó không phải là sử dụng ít hóa chất hơn, mà phải là sử dụng hóa chất sao cho khôn ngoan. 

Sự thay đổi này phụ thuộc vào hoàn cảnh sinh thái và kinh tế cụ thể, nhưng mọi quyết sách với nông nghiệp lúc này phải tính tới thực tế rằng một lệnh cấm trắng thu*c bảo vệ thực vật hay đòi hỏi sản xuất nông nghiệp “hữu cơ hoàn toàn” đã từ lâu không còn khả thi.

Những gì Việt Nam đang trải qua, thế giới cũng từng trải qua, chẳng hạn thể hiện qua cuốn sách khá nổi tiếng Silent Spring (in lần đầu năm 1962, xuất bản ở Việt Nam năm 2018 với tựa đề Mùa xuân im lặng). 

Việc sử dụng phân bón và Thu*c trừ sâu hóa chất đã thay đổi nhiều trong nửa thế kỷ kể từ đó, vấn đề là chúng ta tiếp nhận những thay đổi đó như thế nào mà thôi.

Không đầy 5 thế hệ trước, ngay cả ở các nước ngày nay được gọi là “phát triển”, và ở việt nam thì chỉ 2 thế hệ trước, trước khi nông nghiệp được cơ giới hóa và “hóa học hóa”, 8/10 dân chúng sống trong nghèo khó và thiếu thốn cái ăn. 

Giai đoạn này đã kéo dài và có bằng cứ đầy đủ. Lấy ví dụ, theo Giovanni Federico của Viện Đại học châu Âu ở Florence trong cuốn The Growth of World Agricultural Production, 1880 - 1938, một trăm năm trước, một người nông dân ở châu Âu và Mỹ chỉ nuôi được không tới 20 người; ngày nay, con số đó đã tăng lên gấp 10 lần. 

Ở Việt Nam, có thể tin rằng mức tăng cũng ấn tượng như thế khi mà đầu thế kỷ trước, gần như toàn bộ dân số làm nông nghiệp, và hầu như không nuôi nổi cũng chính dân số đó. 

Còn ngày nay, 17,5 triệu lao động nông nghiệp đã có thể nuôi được 100 triệu người (và không chỉ 100 triệu đó, nếu tính cả nông sản xuất khẩu).

Theo cuoituan.tuoitre.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/tuong-lai-cua-nong-nghiep-la-gi-post47016.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY