Tâm sự hôm nay

UNFPA hỗ trợ Việt Nam xây dựng chương trình Phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới

Trong 5 năm tới, UNFPA cam kết sẽ hỗ trợ Bộ VH-TT-DL thực hiện chương trình nhằm đảm bảo tất cả phụ nữ và trẻ em Việt Nam, bao gồm cả các đối tượng dễ tổn thương nhất được sống một cuộc sống không có bạo lực.

Tập huấn công tác thu thập dữ liệu chất lượng dịch vụ hỗ trợ bạo lực trên cơ sở giới

Hỗ trợ phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con không dùng bạo lực

Ngày 24/3, bộ vh-tt-dl phối hợp với quỹ dân số liên hợp quốc (unfpa) và đại sứ quán australia tổ chức hội nghị triển khai chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 và các quyết định của thủ tướng chính phủ về công tác gia đình.

Thứ trưởng bộ vh-tt-dl trịnh thị thủy; bà naomi kitahara, trưởng đại diện unfpa và ông mark tattersall, đại biện lâm thời đại sứ quán australia chủ trì hội nghị. hội nghị được thực hiện trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến 25 điểm cầu là các bộ, ngành, các địa phương.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trịnh Thị Thủy chủ trì Hội nghị. Ảnh: Bộ VH-TT-DL

Hội nghị đã thảo luận về các giải pháp chính của chương trình về phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025. trong đó có việc hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình; xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình;

Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, các ngành; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình...

Bộ vh-tt-dl đang lấy ý kiến các đơn vị, bộ, ngành, địa phương về việc sửa đổi luật phòng, chống bạo lực gia đình. đây là khuôn khổ pháp lý quan trọng để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình và dự kiến sẽ được trình tại kỳ họp sắp tới của quốc hội vào tháng 5 và thông qua vào tháng 10 năm nay.

Phát biểu tại hội nghị, trưởng đại diện quỹ dân số liên hợp quốc tại việt nam naomi kitahara khẳng định: unfpa rất vinh dự hỗ trợ bộ vh-tt-dl về kỹ thuật trong công tác xây dựng chương trình về phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới nhằm hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức ngăn chặn người gây ra bạo lực gia đình.

Trong 5 năm tới, unfpa cam kết sẽ hỗ trợ bộ vh-tt-dl thực hiện chương trình nhằm đảm bảo tất cả phụ nữ và trẻ em việt nam, bao gồm cả các đối tượng dễ tổn thương nhất được sống một cuộc sống không có bạo lực...

Thời gian qua, việt nam đã và đang quyết tâm chấm dứt bạo lực gia đình thông qua ưu tiên sửa đổi pháp luật, chính sách về phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức nhằm chuyển đổi hành vi của người dân một cách hiệu quả.

Theo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc và UNFPA, cuộc điều tra cho thấy có rất ít thay đổi về tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ kể từ cuộc điều tra đầu tiên được thực hiện vào năm 2010.

Kết quả điều tra cho thấy 62,9% phụ nữ ở Việt Nam từng trải qua một hoặc hơn một hình thức bạo lực, bao gồm bạo lực thể xác, T*nh d*c, tinh thần, bạo lực kinh tế và kiểm soát hành vi.

Tuy nhiên, đây là vấn đề còn ẩn khuất trong xã hội Việt Nam khi có 90,4% nạn nhân của bạo lực không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính quyền, và một nửa trong số đó chưa từng kể với ai về tình trạng bị bạo lực của mình.

Ước tính bạo lực đối với phụ nữ gây thiệt hại cho Việt Nam tương đương 1,81% GDP vào năm 2018. Đây là vấn đề đáng báo động và các khuyến nghị từ Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2019 nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp can thiệp trong giai đoạn tới.

Phấn đấu 100% địa phương có mô hình ứng phó với bạo lực gia đình

Các tổ chức xã hội đóng góp nhiều ý kiến cho dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/unfpa-ho-tro-viet-nam-xay-dung-chuong-trinh-phong-chong-bao-luc-gia-dinh-trong-tinh-hinh-moi-165301.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhân dân ta và Trung Quốc thường chế ké đầu ngựa thành cao thương nhĩ thường gọi là vạn ứng cao.
  • Theo y học cổ truyền, chàm lá to có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, cầm máu...
  • Chuyện đi công tác với chúng tôi không có gì là lạ hay hiếm gặp cả. Một năm, đi dăm bảy lần là chuyện thường tình.
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Một năm mới nữa lại đến. Bạn hãy tiến hành thay đổi nhỏ cho vận khí trong nhà hoặc văn phòng để mang lại luồng sinh khí tươi mới và tốt lành cho năm mới được hanh thông và suôn sẻ.
  • Phong trào xây dựng nông thôn mới đang rầm rộ khắp nước với 19 tiêu chí được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.
  • Theo phong thủy, trong một căn nhà, có chỗ có phòng tốt; ngược lại cũng có chỗ ảnh hưởng xấu cho gia chủ.
  • Trải qua hơn 1 tháng chăm sóc mẹ trong bệnh viện Tim Hà Nội và từ những diễn biến bất ngờ trước, trong và sau ca mổ, tôi mới hiểu rằng vẫn còn bệnh viện không phong bì và rất nhiều những người bác sĩ, y tá tận tâm với bệnh nhân.
  • Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, khử đờm. Hạt chữa mụn nhọt. Gai có vị cay, tính ôn, tiêu thũng, xẹp mưng mủ, sát trùng…
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY