Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Uống “tấn công” để nhanh khỏi bệnh - Nguy hiểm!

Về giỗ mẹ lần này chị Nhạn dự định sẽ về quê trước mấy hôm, chơi nửa tháng cho thoải mái, rồi về chăm sóc con dâu sinh nở là vừa.
Về giỗ mẹ lần này chị Nhạn dự định sẽ về quê trước mấy hôm, chơi nửa tháng cho thoải mái, rồi về chăm sóc con dâu sinh nở là vừa. Thế nhưng về quê, chị lại bị bệnh đau mắt đỏ. Cái dịch đau mắt đỏ lần này lan rộng thật, nghe trên vô tuyến mới biết nó xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn quốc. Cứ tưởng mình thoát ai ngờ về quê ngày hôm trước, thì ngày hôm sau chị thấy cộm mắt, rồi mắt trở nên đỏ hoe từ một bên lan nhanh sang hai bên khiến chị rất khó chịu. Sẵn có Thu*c của em dâu đang nhỏ, chị lấy nhỏ cho mình.

Nhỏ Thu*c được một ngày, chưa đỡ thì ngày hôm sau chị được tin con dâu bị động thai. Dù ở nhà đã có chồng nó chăm sóc, nhưng chị sốt ruột lắm, mà còn hai ngày nữa mới tới ngày giỗ mẹ. Kiểu gì cũng phải xong ngày giỗ chị mới lên được. Chị nghĩ để mắt kiểu này không ổn, phải làm sao cho nhanh khỏi:

- Hay chị ra hiệu Thu*c mua thêm mấy liều kháng sinh uống thêm em nhỉ - Chị nói với cô em dâu.

- Vâng, có thể vừa nhỏ vừa uống sẽ nhanh khỏi hơn, chị cứ thử uống vào xem sao.- Cô em dâu cũng chẳng hiểu gì, thấy chị nói vậy nghĩ cũng phải nên ủng hộ.

Sẵn mấy liều kháng sinh cephalexin chị thường dùng đang để trong túi, vậy là chị kết hợp vừa nhỏ, vừa uống. Vừa uống liều thứ nhất lúc 8 giờ sáng, đến khoảng gần 11 giờ trưa chị lại uống thêm liều nữa với hy vọng dùng tấn công như vậy sẽ nhanh khỏi bệnh">nhanh khỏi bệnh. Ai ngờ sau khi uống liều tấn công này một lúc sau chị thấy buồn nôn quá, lại chóng mặt nữa chứ, đi đứng không vững, cứ tưởng do huyết áp lại tăng mà chị lại không mang Thu*c về nên đành gọi cô em dâu đưa lên trạm y tế xã.

Vừa đo huyết áp vừa khám bệnh, bác sĩ vừa nghe chị Nhạn kể lại tình trạng sự việc rồi cho chị biết:

- Hiện huyết áp của chị vẫn bình thường. Nhưng chị bị hiện tượng trên có lẽ là do dùng Thu*c không đúng. Thứ nhất chị đã không tuân thủ về khoảng cách giữa các lần uống Thu*c, uống gần nhau quá vô tình sẽ gây nên tình trạng quá liều Thu*c. Đối với cephalexin sau quá liều cấp tính phần lớn gây buồn nôn, nôn và có thể gây tiêu chảy nữa. Tuy nhiên có thể gây quá mẫn thần kinh cơ và cơn động kinh, đặc biệt ở người bệnh bị suy thận. Thứ hai với đau mắt đỏ dịch (viêm kết mạc do virut) này chỉ cần vệ sinh bằng nước muối S*nh l* (0,9%) nhiều lần trong ngày, thường sau 5-7 ngày bệnh sẽ khỏi. Kháng sinh chỉ có tác dụng chống bội nhiễm, nhưng là dùng loại tra, nhỏ mắt chứ không phải tùy tiện dùng kháng sinh vừa nhỏ, vừa uống như chị nghĩ đâu. Dùng như vậy là không cần thiết lại còn bị ngộ độc nữa, nhiều khi rất nguy hiểm. Cũng may là trường hợp của chị chưa đến mức ấy, chỉ cần ngừng Thu*c là ổn.

Được bác sĩ giải thích chị Nhạn mới biết mình dại dột, cũng chỉ vì thiếu hiểu biết… Xuân Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-uong-tan-cong-de-nhanh-khoi-benh-nguy-hiem-20597.html)

Tin cùng nội dung

  • Em đang mang thai tháng thứ 6, hiện em bị đau mắt đỏ vì lây trong khu nhà em có nhiều người bị đau mắt đỏ.
  • Đau mắt đỏ là tên gọi của bệnh viêm kết mạc. Nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ là do virut Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu... gây ra.
  • Các thắc mắc về đau mắt đỏ và sử dụng Thu*c V-rohto, Tobrex (Tobramicin), collydexa, Natri clorid (nước muối S*nh l*), Oflovid...
  • Khi bạn có tuổi, nguy cơ đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm luôn rình rập. Vậy tại sao không trang bị “vũ khí” bảo vệ mắt ngay từ bây giờ bằng các thực phẩm dưới đây:
  • Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh mỡ máu.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY