Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Vẫn còn 5 địa phương chậm tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

Hôm nay (5/9), học sinh các cấp đã chính thức bước vào năm học mới 2022- 2023. Tuy nhiên, thống kê từ Bộ Y tế cho hay đến thời điểm này vẫn còn 5 địa phương tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chậm và thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN

Bộ y tế cho hay, biến thể phụ của omicron lây lan nhanh đã xâm nhập vào cộng đồng. cả nước hiện đã tiêm gần 15,7 triệu liều vaccine phòng covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. tuy nhiên vẫn có 5 nơi tiêm chậm, thấp. cụ thể, đối với nhóm từ 5 đến dưới 12 tuổi, đến nay sau hơn 4 tháng triển khai tiêm trên toàn quốc, tổng số mũi vaccine đã tiêm cho trẻ trong độ tuổi này là 15.680.801. trong đó mũi 1: 9.461.096 trẻ (đạt tỷ lệ 84,9%); tăng 0,1% so với thời điểm trước đó. 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 67%: đà nẵng (60,9%); quảng nam (64,5%); tphcm (55,8%); bà rịa - vũng tàu (66,9%); bình dương (60,6%). 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: bắc giang (98,4%); tuyên quang (98,1%); cà mau (99,8%)…

Liên quan đến tiêm vaccine phòng covid-19 cho trẻ, mới đây bộ y tế đã ban hành kế hoạch và phát động chiến dịch "vui trung thu và tựu trường an toàn" về tiêm chủng vaccine phòng covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi, nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho trẻ em theo chỉ đạo của chính phủ và hướng dẫn của bộ y tế. chiến dịch với mong muốn mọi trẻ em trong độ tuổi đến trường đều được tạo điều kiện tiêm vaccine, có miễn dịch chủ động với virus sars-cov-2, để có thể vui chơi, học tập và sinh sống an toàn, các địa phương đạt được mục tiêu tiêm chủng.

Bộ y tế cũng kêu gọi các địa phương tăng cường truyền thông, nêu rõ lợi ích của tiêm chủng vaccine phòng covid-19 đối với những người có nguy cơ cao, đặc biệt là trẻ em; vận động phụ huynh đồng thuận để trẻ trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm mũi 3 vaccine phòng covid-19; tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine phòng covid-19 cho các em từ 5 đến dưới 12 tuổi; tổ chức tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả theo hướng dẫn của bộ y tế. theo thứ trưởng bộ y tế nguyễn thị hương liên, đây cũng chính là cách quan tâm thiết thực nhất để đảm bảo điều kiện an toàn cho năm học mới.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian gần đây số ca mắc mới Covid-19, số ca phải nhập viện, số ca nặng đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của virus với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc. Tổng số ca mắc mới Covid-19 trong 7 ngày qua ở nước ta khoảng hơn 18.400, trung bình gần 2.700 ca/ngày. Số ca mắc mới gia tăng, có ngày hơn 2.000 ca, tuy nhiên đã có những ngày số mắc tăng vọt lên hơn 3.500 ca. Số bệnh nhân nặng cũng gia tăng trong thời gian gần đây, thường hơn 100 ca/ngày, có ngày lên đến gần 140 ca. Cùng đó, số trường hợp tử vong cũng tăng lên, có thời điểm của tháng 6-7, gần như rất ít có bệnh nhân Covid-19 tử vong, tuy nhiên gần đây, có ngày số bệnh nhân tử vong đã lên đến 4 ca (ngày 30/8).

Theo bộ y tế, qua đánh giá các ca bệnh covid-19 nặng và tử vong, có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine phòng covid-19. tuy nhiên, tại một số nơi, một số địa phương, việc tiêm vaccine chưa bảo đảm yêu cầu, tiến độ tiêm chủng còn chậm, nhất là tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi còn thấp.

Bộ Y tế yêu cầu đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ Covid-19 điều trị tại các bệnh viện khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PCR để chẩn đoán mắc Covid-19, tránh bỏ sót ca bệnh để dịch bệnh lan rộng. Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị Covid-19 cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh Covid-19 nặng nhập viện hiện nay và gửi xét nghiệm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/van-con-5-dia-phuong-cham-tiem-vaccine-phong-covid-19-cho-tre-em-5695700.html)

Chủ đề liên quan:

chậm tiêm phòng COVID-19 trẻ em vaccine

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY