Kinh tế xã hội hôm nay

Vì sao tàu chở dầu ùn tắc lớn trong vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ?

(PetroTimes) - Vào hôm 9/10, cơ quan hàng hải của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, họ sẽ tiếp tục chặn các tàu chở dầu không có giấy bảo hiểm phù hợp. Cũng theo họ, việc kiểm tra bảo hiểm trên các tàu trong vùng biển của họ là một “thủ tục thường lệ”.

Trong bối cảnh g7 – eu – úc chuẩn bị đưa chính sách áp trần giá dầu vào hiệu lực, thị trường dầu mỏ và các tàu chở dầu đang dần trở nên lo ngại khi chứng kiến tình trạng tắc nghẽn kéo dài ở các cảng thương mại.

Mỗi ngày, hàng triệu thùng dầu kéo về phía nam. Chúng đi từ các cảng của Nga, qua eo biển Bosphorus và Dardanellia của Thổ Nhĩ Kỳ, để vào Địa Trung Hải.

Reuters đã tìm ra những thông tin chủ chốt để lý giải vấn đề này.

Các con tàu thường mua bảo hiểm bảo vệ và bồi thường (P&I), bao hàm những yêu cầu bồi thường trách nhiệm đối với thiệt hại về người, thân tàu và môi trường từ bên thứ ba. Bên cạnh đó, họ cũng mua thêm gói bảo hiểm bảo vệ thân tàu và máy móc (H&M), bao hàm khoản bồi thường cho thiệt hại vật chất.

Trong khi đó, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra những yêu cầu mới - có hiệu lực vào đầu tháng 12. Theo đó, tất cả các con tàu đi qua vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ hoặc khi ghé cảng đều phải có bảo hiểm P&I cho mọi trường hợp.

Theo một thông tư do Bộ Giao thông và Cơ sở Hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ ban hành vào ngày 16/11, các cơ quan chính quyền “cần phải xác nhận rằng các tàu có mang theo bảo hiểm P&I còn hiệu lực và toàn diện, trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nhất là các sản phẩm dầu thô qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ”.

Thông tư cũng trích dẫn tác động thảm khốc có thể xảy ra từ bất kỳ tai nạn nào, từ đó, nội dung ghi rõ: “Giải pháp hợp lý nhất, có chi phí hiệu quả nhất, là xác nhận thêm rằng tàu vận chuyển sở hữu bảo hiểm P&I hợp lệ trong chuyến đi”.

Các quy định mới sẽ có hiệu lực trước khi chính sách áp trần giá dầu đi vào hoạt động. theo đó, các quốc gia sẽ trả tối đa 60 usd/thùng đối với dầu thô nga được vận chuyển bằng đường biển, kể từ ngày 5/12.

Cơ chế ghi rõ, các công ty bảo hiểm phương tây phải giữ lại bằng chứng cho thấy dầu của nga đã được bán bằng giá trần, hoặc thấp hơn, khi bán bảo hiểm cho những tàu chở dầu nga này. bên bảo hiểm cũng có thời gian chuyển tiếp 45 ngày và thời gian gia hạn 90 ngày, trong trường hợp g7 thay đổi mức giới hạn giá vào một thời điểm nào đó.

Phía công ty bảo hiểm tàu biển cho biết, để tuân theo những yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, họ sẽ tiếp tục cung cấp bảo hiểm và thanh toán mọi tổn thất trong cả trường hợp phát hiện tàu vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây.

Những công ty bảo hiểm P&I hàng đầu thế giới, bao gồm 13 câu lạc bộ, bán bảo hiểm khoảng 90% tàu trọng tải hàng hải trên thế giới. Những công ty này đều thuộc hiệp hội Tập đoàn Quốc tế (International Group).

Theo các câu lạc bộ P&I, Tập đoàn Quốc tế đã tổ chức các cuộc thảo luận với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Theo họ, các câu lạc bộ thành viên không nên bán bảo hiểm thỏa điều kiện mới của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thật vậy, Hiệp hội bảo hiểm tàu biển P&I Club của Vương quốc Anh cho biết: “Nếu một câu lạc bộ tuân thủ theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, họ vi phạm lệnh trừng phạt theo luật của EU, Anh và Mỹ. Do đó, các câu lạc bộ không thể tuân thủ yêu cầu của Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ”.

Hiện nay, chỉ có một tàu chở dầu mua dịch vụ từ công ty bảo hiểm ingosstrakh của nga đã có thể ra khơi. ingosstrakh đã đồng ý tuân thủ các yêu cầu mới.

Hiệp hội Phòng Vận chuyển Quốc tế (ICS) - đại diện của hơn 80% đội tàu buôn trên toàn thế giới, cho biết họ hy vọng vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết.

Một phát ngôn viên của ics cho biết: “theo chúng tôi biết, các cuộc thảo luận cấp cao đang được tiến hành nhằm làm rõ các yêu cầu của chính phủ thổ nhĩ kỳ. quốc gia này muốn các tàu chở dầu thô đi vào hoặc đi qua vùng biển của thổ nhĩ kỳ phải mua dịch vụ bảo hiểm có hiệu lực toàn diện, ngay cả trong trường hợp vi phạm lệnh trừng phạt. điều này vượt quá các tiêu chuẩn bảo hiểm thông thường, khiến các tàu bị ùn tắc ở cảng. trong khi đó, bên bảo hiểm không ngừng tìm kiếm làm rõ về phạm vi của các yêu cầu mới”.

Các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm eo biển Bosphorus của Istanbul và đường thủy Dardanellia, chia cắt châu Á khỏi châu Âu.

Bosphorus là tuyến đường thủy hẹp, dài 17 dặm, nối Biển Đen với Biển Marmara và Địa Trung Hải. Đây cũng là một trong những tuyến đường quan trọng nhất đối với hoạt động vận chuyển dầu trên biển của toàn thế giới.

Theo phân tích năm 2017 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, hơn 3% nguồn cung toàn cầu, tức 3 triệu thùng/ngày, đi qua eo biển Bosphorus. Những lô hàng này đến chủ yếu từ Nga và Biển Caspi.

Mặt khác, eo biển Dardanellia dài 40 dặm, nối riêng Biển Marmara với Biển Aegean và Địa Trung Hải.

Vào hôm 8/12, dịch vụ vận tải tribeca cho biết, số lượng tàu chở dầu đang chờ ở biển đen, nhằm băng qua eo biển bosphorus và đến địa trung hải, đã tăng từ 16 chiếc lên lên 19 chiếc.

Theo tribeca, có 9 còn tàu cũng đang đợi ở dardanellia. như vậy, có tổng cộng 28 tàu chở dầu đang đợi.

Ngọc Duyên

AFP

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/vi-sao-tau-cho-dau-un-tac-lon-trong-vung-bien-tho-nhi-ky-673498.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - An ninh đã được siết chặt tại các đại sứ quán Mỹ khắp Trung Đông và tại các thành phố lớn ở Mỹ theo sau lời đe dọa trả đũa của Iran đối với cái ch*t của tướng Qassem Soleimani, tư lệnh Lực lượng tinh nhuệ Quds hôm 3-1.
  • Các nước nhập khẩu dầu ở châu Á cần tiếp tục đa dạng hóa các nguồn cung dầu thô, đẩy nhanh việc xây dựng trữ lượng dầu chiến lược của để có thể ứng phó với tất cả sự cố bất ngờ như mất điện lớn trong năm 2020.
  • Ngày 4.12, tại TP.HCM, Tổng công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI) và Swiss Life Network đã tổ chức Lễ công bố Thỏa thuận Hợp tác toàn diện. Theo đó, Bảo hiểm PVI sẽ trở thành đối tác của Swiss Life trong hệ thống toàn cầu Pool Network.
  • Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Cựu chiến binh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Hội CCB Tập đoàn) đã long trọng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; 10 năm thành lập Hội CCB Tập đoàn (15/12/2009- 15/12/2019) và tổng kết phong trào thi đua Cựu chiến binh gương mẫu, giai đoạn 2014 – 2019; gặp mặt các thế hệ lãnh đạo CCB Tập đoàn.
  • Năm 2020, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) sẽ dành 70% nguồn lực cho nghiên cứu khoa học và dịch vụ khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của PVN và các đơn vị thành viên.
  • Trải qua nhiều thăng trầm trong những năm vừa qua bởi tác động của cuộc khủng hoảng suy giảm giá dầu trên thế giới, với vai trò và trách nhiệm của đơn vị đảm nhiệm lĩnh vực hoạt động cốt lõi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đã luôn nỗ lực vượt khó, không ngừng phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch, nhiệm vụ được giao. PVEP đã tổng kết năm 2019 với nhiều thành tựu đáng ghi nhận và ghi dấu năm thứ 10 liên tiếp về đích trước kế hoạch sản lượng khai thác dầu khí.
  • Trải qua hơn 50 năm xây dựng ngành Dầu khí, nói không ngoa rằng bất cứ công trình nào của ngành Dầu khí cũng có dấu ấn của Công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS). Từ căn cứ dầu khí đầu tiên tại Vũng Tàu đếu các giàn khoan tự nâng ngày nay, người thợ xây dựng PVC-MS đều đặt những dầu ấn đậm nét từ đôi bàn tay và khối óc của mình.
  • Vừa qua tại Brunei, Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) đã ký kết Hợp đồng cung cấp giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm “PV DRILLING Vvới Brunei Shell PetroleumCompany Sdn Bhd (BSP). Hợp đồng đã ký có thời hạn6 năm chắc chắn cộng thêm 2 lần tùy chọn gia hạn với mỗi lần là 2 năm, bắt đầu từ ngày 01/04/2021 để phục vụ cho chương trình khoan của BSP tại Brunei.
  • Sáng 12.12, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Làm gì để củng cố và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp ngành Dầu khí?”.
  • Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Trần Hữu Giang với tội danh khởi tố “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3 điều 356 Bộ luật Hình sự.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY