Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Viêm dạ dày trẻ em và nỗi ám ảnh của vi khuẩn HP

HP có thực sự nguy hiểm? Khi nào thì cần xét nghiệm tìm HP? Khi nào thì cần điều trị, và đau bụng trẻ em có nhất thiết cần tìm cho ra HP hay không? Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn đọc hiểu về những băn khoăn trên.

Trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ và triển khai rộng rãi, của các kỹ thuật xét nghiệm, tìm vi khuẩn HP trong dạ dày, rất nhiều trường hợp được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, hiểu biết của phụ huynh còn chưa đầy đủ, cùng với gần đây, tại một số phòng khám tư nhân, có sự cảnh báo “quá lên”, của một số thầy Thu*c, mà vi khuẩn HP đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy HP có thực sự nguy hiểm? Khi nào thì cần xét nghiệm tìm HP? Khi nào thì cần điều trị, và đau bụng trẻ em, có nhất thiết cần tìm cho ra HP hay không? Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn đọc hiểu về những băn khoăn trên.

1. Sơ lược về vi khuẩn HP.

HP (Helicobacter Pylory), là 1 xoắn khuẩn gram âm, cư trú trong dạ dày người. Có tới 50% dân số trên thế giới, bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng chỉ ở 15% số người bị nhiễm HP, có thể trở thành viêm loét dạ dày, tá tràng và chỉ 1% chuyển sang ung thư dạ dày. Còn lại 85% trong số họ, vẫn khỏe mạnh hoàn toàn mà không bị viêm.

Ở các nước đã phát triển như Hoa Kỳ, trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm HP ít hơn, tỉ lệ này là 10% ở nhóm tuổi 10 đến 18 tuổi, và lên tới 50 đến 60% ở người trên 60 tuổi.

Tại các nước đan phát triển, trong đó có Việt Nam, 60 đến 80% trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP, do vậy, việc chỉ định cho trẻ em làm các xét nghiệm phân, hơi thở, máu, vân vân, chỉ để chẩn đoán nhiễm HP hay không, là một sự lạm dụng, nhằm mục tiêu lợi nhuận là chính, vì xác suất con bạn dương tính với HP là rất cao. Vậy khi nào cần xét nghiệm HP, sẽ bàn ở mục sau.

2. Những câu hỏi cần lời đáp về HP.

Con có bị lây HP từ cha mẹ?

Vì HP lây nhiễm theo đường miệng - miệng, phân - miệng, nên các thành viên trong gia đình, có thói quen ăn chung mâm, dùng chung chén đũa, bón mớm cho trẻ, làm tăng khả năng bị nhiễm HP cho trẻ.

Trẻ bị đau bụng, có cần đi xét nghiệm tìm vi khuẩn HP không?

Có thể nói, đau bụng trẻ em là một chủ đề, rất khó trong thực tiễn lâm sàng của các bác sĩ nhi. Đau bụng mạn tính ở trẻ em rất đa dạng, và do nhiều nguyên nhân khác nhau, và hầu hết là lành tính. Ví dụ: đau bụng chức năng, đau bụng do giun, do tâm lý, do biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, vân vân. Bạn cần đưa bé đi khám, để bác sĩ xác định xem, bé đau bụng vì nhóm nguyên nhân nào, trước khi có quyết định, cho bé xét nghiệm tìm HP hay không.

Khi nào thì cần cho trẻ đi tìm vi khuẩn HP?

Bác sĩ sẽ cho bé xét nghiệm khi: Trẻ có loét đường tiêu hóa, phát hiện qua nội soi hay chụp Xquang cản quang. Trẻ có bố mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày. Trẻ có thiếu máu, thiếu sắt, đã điều trị đầy đủ theo phác đồ, nhưng không đáp ứng, và không tìm thấy nguyên nhân nào khác. Trẻ đau bụng mạn tính, gợi ý do viêm loét dạ dày, tá tràng, với các triệu chứng: cơn đau kéo dài, (trẻ ôm bụng khóc, tái nhợt, nằm im), đau liên quan tới bữa ăn, (trước, sau ăn), kèm theo hay ợ, ói, rối loạn tiêu hóa kéo dài, hay đau rõ vùng thượng vị, Ung thư dạ dày giai đoạn đầu.

3. Các phương pháp tìm vi khuẩn HP.

Các phương pháp xâm lấn, (qua nội soi dạ dày): Sinh thiết làm mô bệnh học, test urease, nuôi cấy, PCR. Được chỉ định, khi trẻ có gợi ý của bệnh viêm dạ dày - tá tràng. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ lấy một phần niêm mạc dạ dày, ở nhiều vị trí khác nhau, để tìm vi khuẩn HP. Nhược điểm của phương pháp này, là thường phải gây mê. Đây là điều mà phụ huynh lo lắng nhất, vì vậy, hãy thảo luận kỹ với bác sĩ, về chỉ định và phương pháp nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là, có thể thực tiếp quan sát niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng, để đánh giá có bị tổn thương hay không, tổn thương nặng hay nhẹ. Trong một số trường hợp, phải nội soi để cấp cứu: chảy máu dạ dày - tá tràng chẳng hạn.

Các phương pháp không xâm lấn:

Test hơi thở, (thổi bóng hay thổi thẻ): Phương pháp này chỉ làm được ở trẻ lớn, đã biết nuốt nguyên viên Thu*c. Nguyên tắc của phương pháp này như sau: Bệnh nhân sẽ được cho uống một loại Thu*c, (viên nang hoặc dung dịch), có chứa một đồng phân ít gặp của carbon, là đồng phân phóng xạ C-14, hoặc không phóng xạ là C-13. Trong vòng từ 10 đến 30 phút, có thể định lượng được lượng đồng vị carbon, đánh dấu trong hơi thở, và điều này chỉ ra rằng, có sự tồn tại của Urease, (enzyme mà vi khuẩn HP tiết ra, để phân hủy Urea trong dạ dày, và gây độc niêm mạc dạ dày), trong dạ dày, và do đó nhận biết có sự hiện diện của vi khuẩn HP.

Tìm kháng nguyên HP trong phân, tìm kháng thể trong nước tiểu và nước bọt, tìm kháng thể trong huyết thanh, (xét nghiệm máu). Mỗi phương pháp có độ đặc hiệu, độ nhạy khác nhau. Xét nghiệm máu chỉ dùng để nghiên cứu, chứ không dùng để xác định tình trạng hiện tại, và giúp cho điều trị.

Xét nghiệm phân và hơi thở, nhằm xác định có hay không nhiễm HP, ở thời điểm hiện tại, và theo dõi kết quả điều trị diệt HP.

Sinh thiết dạ dày và các test hơi thở, phân, vân vân, chỉ thực hiện khi ngừng tất cả các Thu*c liên quan tới dạ dày, (các Thu*c giảm tiết acid ít nhất 2 tuần, (nhóm PPI như omeprazole, esomeprazole, vân vân, các kháng sinh ít nhất 4 tuần), nếu không sẽ cho kết quả không chính xác, (âm tính giả).

Khi nào xác định chắc chắn bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày?

Tiêu chuẩn vàng là nuôi cấy HP dương tính. Nếu không nuôi cấy được, thì phải có một mẫu giải phẫu bệnh dương tính kèm theo, ít nhất 1 trong 3 test sau dương tính: Clo test, Test kháng nguyên phân, Test hơi thở.

Như vậy, theo tiêu chuẩn quốc tế, để chẩn đoán một em bé bị nhiễm HP, các điều kiện khá chặt chẽ, chứ không phải cứ thổi vào máy ra dương tính, là đã chẩn đoán và kê kháng sinh hàng loạt, như hiện nay nhiều phòng khám, bệnh viện vẫn làm.

4. Khi nào thì cần điều trị HP?

Chỉ điều trị kháng sinh diệt HP trong những tình huống sau: Tất cả các trường hợp loét dạ dày, hành tá tràng, (xác định qua nội soi), mà có HP ( ), Trẻ trước đây có loét dạ dày, hành tá tràng, hiện nay không loét không đau, nhưng có vi khuẩn HP ( ), vẫn nên điều trị, Viêm teo dạ dày kèm theo chuyển sản ruột, Trẻ có tổn thương viêm trên nội soi, HP ( ) và có cha/mẹ bị loét hay ung thư dạ dày. Nếu không có tiền căn gia đình, thì cân nhắc điều trị, (bởi chỉ định này dễ bị lạm dụng nhất).

Khi trẻ có dấu hiệu lâm sàng, gợi ý viêm loét dạ dày, tá tràng, làm các test không xâm lấn, (phân, hơi thở), dù có dương tính, nhưng cần phải tiến hành nội soi chẩn đoán, trước khi quyết định điều trị. Trên thực tế, điều này khó, vì không phải trẻ nào cũng soi được.

Đối với trẻ bị thiếu máu thiếu sắt, và giảm tiểu cầu, thì tự miễn kháng trị vi khuẩn HP.

5. Lộ trình điều trị viêm dạ dày do HP.

Khi đã quyết định điều trị viêm dạ dày HP ( ). Con bạn sẽ phải uống rất nhiều Thu*c trong thời gian dài, thường là 2 đến 3 tháng. Trong đó 2 tuần đầu, sẽ phải dùng tới 2 loại kháng sinh, 1 loại giảm tiết acid dịch dạ dày. Có nhiều phác đồ điều trị khác nhau, tùy theo vùng và khả năng kháng Thu*c của vi khuẩn.

Với các Thu*c giảm tiết acid dịch vị, như omeprazole, esomeprazole, vân vân, ngoài tác dụng làm giảm độ acid trong dịch vị, nó có tác dụng phụ gây loãng xương, nếu dùng thời gian dài. Tác dụng kiềm hóa dịch vị, dẫn tới giảm khả năng bảo vệ, của hàng rào dịch vị với cơ thể, vi khuẩn có thể sống sót vượt qua dạ dày gây bệnh, đặc biệt là viêm phổi ở trẻ em.

Việc sử dụng nhiều kháng sinh trong thời gian dài, dễ gây các tác dụng phụ, như loạn khuẩn đường ruột, tiềm ẩn nguy cơ kháng Thu*c của các loài vi khuẩn. Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày do HP, phải hết sức cẩn thận, và chỉ điều trị khi có đầy đủ các căn cứ, chứ không thể chỉ định xét nghiệm, và điều trị tràn lan như hiện nay.

Một điều lưu ý đối với bệnh nhân là: không phải cứ uống kháng sinh là sẽ diệt được HP. Bởi theo thời gian, cùng với sự lạm dụng kháng sinh bừa bãi, HP ngày càng khó trị. Tỉ lệ HP kháng kháng sinh ngày càng cao. Điều này khiến cho các nhà lâm sàng, phải tạo ra nhiều công thức diệt trừ HP, bằng cách phải dùng đến những loại kháng sinh mạnh, hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau.

Theo thống kê, vi khuẩn HP kháng metronidazloe lên tới 70%, ở các nước đang phát triển, 33% ở châu Âu, 20 đến 50% ở Mỹ. Tương tự như vậy, clarithromycin HP cũng đã kháng với tỉ lệ cao.

Việc diệt trừ HP có thành công hay không, còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Các yếu tố dẫn tới thất bại phải kể đến: Tình trạng kháng kháng sinh, Tuân thủ điều trị và cơ địa chuyển hóa Thu*c, đặc biệt ở trẻ em, Bản thân vi khuẩn độc lực quá mạnh.

Ngoài ra, sau khi điều trị rồi, thì vẫn có khả năng tái nhiễm HP. Với lối sinh hoạt của người dân Việt Nam, thì khả năng tái nhiễm là khá cao. Theo thống kê cho thấy, tại các nước đang phát triển, có tới 13% người lớn bị tái nhiễm, trẻ em là 2% trong vòng một năm.

Bác sĩ: Trần Văn Công.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/viem-da-day-tre-em-va-noi-am-anh-cua-vi-khuan-hp-n133226.html)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY