Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Viêm mũi xoang: Phòng ngừa tái phát thế nào

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm nhiễm, của niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi. Đây là một trong những bệnh lý, thường gặp trong chuyên khoa tai mũi họng.

Ngày nay, bệnh có xu hướng gia tăng, do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Bệnh ít gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng thường kéo dài dai dẳng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.

1. Các nguyên nhân của viêm mũi xoang.

Trong hơn hai thập kỷ qua, dựa trên những hiểu biết mới về giải phẫu, S*nh l* mũi xoang, vấn đề nguyên nhân, và cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang, đã được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều điều còn bí ẩn, chưa được giải thích thoả đáng.

Các nguyên nhân kinh điển: viêm mũi xoang do các nhóm nguyên nhân chính như: Vi khuẩn, vi-rút và nấm, do dị ứng, do trào ngược dạ dày - thực quản, do hít phải các chất kích thích, (bụi, khói Thu*c lá, hoá chất, vân vân), do bất thường về giải phẫu, (vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng, VA quá phát, các khối u vòm mũi họng, vân vân), do bệnh toàn thân: Suy giảm miễn dịch, bệnh xơ nang, vân vân.

Các nguyên nhân mới: Do màng sinh học, làm vi khuẩn tăng sức đề kháng với kháng sinh, do viêm xương, do siêu kháng nguyên, (super antigen), do rối loạn chức năng lông chuyển, gặp ở bệnh nhân có tiền sử viêm nhiễm đường hô hấp lâu dài. Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ như: Hen, yếu tố gen, môi trường sống, vân vân.

2. Dấu hiệu nhận biết.

Tùy theo từng trường hợp, do viêm mũi xoang cấp tính hay mạn tính, người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau, nhưng biểu hiện ngạt mũi và chảy dịch mũi, là dấu hiệu quan trọng. Ngạt mũi có thể ngạt từng lúc, hoặc liên tục một bên hoặc hai bên, có khi ngạt hoàn toàn, dịch mũi có thể là dịch đục hoặc mủ trắng xanh, làm hoen ố khăn tay, giấy ăn, vân vân. Có trường hợp mủ chảy ra có mùi hôi hoặc thối. Một số người bệnh, có thể gặp đau đầu âm ỉ vùng dưới ổ mắt, vùng trán, vùng chẩm sau gáy, đau nhiều vào buổi sáng, và đau tăng lên trong đợt viêm cấp. Có bệnh nhân giảm ngửi hoặc mất ngửi, thường do viêm, làm phù nề hốc mũi, hoặc do polyp che kín, làm cho không khí không lên được vùng ngửi của mũi. Nhiều trường hợp có dấu hiệu ho kéo dài, do mủ từ các xoang chảy xuống, gây kích thích vùng họng. Ngoài ra, có thể gặp ù tai, hắt hơi, hơi thở hôi, vân vân.

Khám nội soi hốc mũi là thăm khám quan trọng trong chẩn đoán, có thể thấy hình ảnh viêm xung huyết, hoặc nhợt màu của niêm mạc mũi, quan sát được mủ, hoặc dịch nhày trong hốc mũi, và các lỗ thông xoang. Khám nội soi có thể thấy, các thay đổi về giải phẫu trong hốc mũi, như vẹo vách ngăn, dị hình cuốn mũi. Đối với các trường hợp viêm mạn tính, có thể thấy thoái hóa, hoặc có khối polyp trong hốc mũi. Một số trường hợp ấn đau ở mặt trước xoang hàm, điểm trong góc mắt.

Chụp cắt lớp vi tính mũi xoang, (chụp CT), thấy hình mờ các xoang, hình dày niêm mạc hoặc mức dịch trong xoang. Phim CT còn là bản đồ phẫu thuật, giúp cho các bác sĩ trong các trường hợp cần phải mổ.

Chụp cộng hưởng từ (MRI), được chỉ định trong trường hợp viêm xoang, có biến chứng như, các biến chứng ổ mắt và biến chứng nội sọ, hoặc trong trường hợp, cần phân biệt giữa viêm xoang và khối u mũi xoang.

3. Một số biến chứng.

Chúng ta có thể phân làm ba loại biến chứng: Biến chứng ổ mắt, biến chứng nội sọ (trong não), và biến chứng ở xương.

Biến chứng ổ mắt: Do các xoang cạnh mũi nằm sát ổ mắt, nên nhiễm trùng có thể qua các xoang, để lan vào ổ mắt, chủ yếu qua xoang sàng, trẻ em có tần suất biến chứng ổ mắt, cao hơn người lớn, do tần suất viêm đường hô hấp trên cao hơn. Biến chứng ổ mắt chia làm 5 nhóm, từ nhẹ đến nặng: Đó là viêm mô tế bào trước vách, viêm mô tế bào ở mắt, áp xe dưới cốt mạc, áp xe ổ mắt và viêm tĩnh mạch xoang hang. Trong đó, phần lớn các biến chứng này, đều có chỉ định phẫu thuật dẫn lưu xoang, và dẫn lưu áp xe, kết hợp với điều trị nội khoa, đặc biệt là sử dụng kháng sinh đường tiêm phối hợp, bệnh nhân thường phải nằm viện dài ngày.

Biến chứng nội sọ: Các xoang nằm liền kề với đáy sọ trước và giữa, nhiễm trùng từ xoang, có thể lây lan qua đường máu, hoặc qua các phần khuyết xương giữa xoang, và não - màng não, do bẩm sinh hoặc sau chấn thương. Biến chứng nội sọ do viêm xoang bao gồm: viêm màng não, áp xe dưới màng cứng, áp xe ngoài màng cứng và áp xe não. Các biến chứng này có tỷ lệ Tu vong cao, hoặc sau điều trị để lại các di chứng về thần kinh vĩnh viễn.

Biến chứng xương: Chủ yếu do viêm xoang trán, gây cốt tủy viêm xương trán. Bệnh có thể xảy ra đơn thuần, nhưng thường phối hợp với các biến chứng nội sọ khác, đặc biệt là áp xe ngoài màng cứng.

Tỷ lệ biến chứng của viêm mũi xoang, đã giảm nhiều trong vài thập kỷ gần đây, có thể do việc sử dụng kháng sinh đường uống, phổ rộng, có tác dụng với các vi khuẩn gây nhiễm trùng hô hấp trên. Tuy nhiên, biến chứng của viêm mũi xoang, đòi hỏi việc điều trị phối hợp giữa phẫu thuật và nội khoa, một số trường hợp có thể mù vĩnh viễn, hoặc các di chứng nặng nề về thần kinh.

4. Điều trị có khó?

viêm mũi xoang cơ bản là điều trị nội khoa, với việc sử dụng Thu*c, và các phương pháp điều trị hỗ trợ.

Điều trị bằng Thu*c:

Thu*c kháng sinh được sử dụng, khi có viêm mũi xoang cấp, đợt cấp của viêm mũi xoang mạn tính, hoặc viêm mũi xoang có biến chứng, có thể kết hợp với Thu*c chống viêm đường uống và xịt tại chỗ, Thu*c kháng dị ứng, sử dụng Thu*c co mạch tại chỗ, giúp mũi thông thoáng, tuy nhiên, không được sử dụng Thu*c kéo dài. Ngoài ra, có thể dùng các Thu*c điều trị triệu chứng khác như: Thu*c giảm đau, giảm ho long đờm, Thu*c điều trị trào ngược dạ dày thực quản, vân vân.

5. Điều trị hỗ trợ.

Xịt rửa mũi: Bằng nước muối S*nh l* 0,9%, hoặc nước muối biển có tác dụng làm sạch, thông thoáng mũi, giảm phù nề, xung huyết, giảm ngạt mũi, làm tăng hiệu quả của các Thu*c điều trị tại chỗ, như steroid xịt mũi. Đây là phương pháp điều trị hỗ trợ rất quan trọng.

Xông mũi: Hơi nóng ẩm với các chất tinh dầu, cải thiện chức năng mũi, sát khuẩn nhẹ, ngăn cản tình trạng khô niêm mạc và tạo vảy mũi.

6. Điều trị phẫu thuật.

Khi điều trị nội khoa không kết quả, bệnh nhân viêm xoang có polyp nặng, các dị hình ở mũi, hoặc viêm xoang có biến chứng, cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Ngày nay, thường áp dụng phẫu thuật nội soi mũi xoang, để phục hồi chức năng dẫn lưu, thông khí, và bảo vệ của xoang. Phẫu thuật đem lại kết quả tốt, thời gian chăm sóc sau mổ, nhẹ nhàng hơn các phẫu thuật kinh điển trước kia.

7. Và phòng bệnh.

Do đặc điểm bệnh kéo dài, dai dẳng và khó chữa, nên viêm mũi xoang ảnh hưởng rất lớn, tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đồng thời cũng là gánh nặng về kinh tế, cho người bệnh và xã hội, bởi các chi phí cho khám, điều trị bệnh. Để phòng tránh viêm mũi xoang tái diễn, chúng ta cần lưu ý đến việc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, khí lạnh và các hóa chất độc hại, đeo khẩu trang khi tiếp xúc, hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, vệ sinh mũi hàng ngày theo hướng dẫn của cán bộ y tế, nâng cao thể trạng, nâng cao sức đề kháng, bằng chế độ luyện tập thể thao và ăn uống hợp lý, điều trị các bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh dị ứng. Khi có các dấu hiệu bất thường như chảy mũi, ngạt mũi kéo dài, hoặc các biểu hiện như đau đầu, sưng mắt, lồi mắt, nhìn mờ, vân vân. Đây thường là các dấu hiệu của biến chứng viêm mũi xoang, thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, để được tư vấn điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng kháng sinh, các Thu*c nhỏ mũi, khi không có ý kiến của bác sĩ, không sử dụng các loại Thu*c, thảo dược không rõ nguồn gốc, hoặc không có giấy phép của cơ quan chuyên môn, vì có thể gây bệnh nặng hơn, hoặc mất đi cơ hội điều trị khỏi viêm mũi xoang.

Thạc sĩ, bác sĩ: Lê Anh Tuấn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/viem-mui-xoang-phong-ngua-tai-phat-the-nao-n139411.html)

Tin cùng nội dung

  • Chảy nước mũi, hắt hơi từng tràng, ngứa mũi và nghẹt mũi là những triệu trứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng (VMDU).
  • Tôi được biết loại máy của Đức (tên gọi là Medisana) điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp trị liệu quang học nhưng chưa biết độ tin cậy thế nào.
  • Đông y có nhiều vị Thu*c, bài Thu*c để chữa trị viêm xoang, tùy vào tính cấp hay mãn. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ rất tốt cho điều trị.
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Thời tiết chuyển mùa, nhiều người bị hen (suyễn), viêm mũi dị ứng do nhạy cảm với môi trường nhưng không biết rằng hai bệnh này liên quan với nhau.
  • Chào bác sĩ. Gần đây em gặp các vẫn đề về xoang mũi và nghi ngờ mình bị viêm xoang. Em muốn đi khám tại BV Tai Mũi Họng TP.HCM. Vậy bác sĩ cho em hỏi là chi phí khám và cách phòng? Em xin cảm ơn! (Bùi Trần, tranbuiminh@yahoo.com)
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY